Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu.3
Chương I - Những vấn đề lý luận chung về thanh toán xuất nhập khẩu.5
I - Khái niệm và vai trò của thanh toán xuất nhập khẩu trong hoạt động các ngân hàng thương mại.5
1. Khái niệm về thanh toán xuất nhập khẩu. 5
2. Điều kiện thanh toán xuất nhập khẩu. 6
2.1 Điều kiện tiền tệ: 6
2.2 ĐiÒu kiện thời gian thanh toán: 6
2.3 Điều kiện về địa điểm thanh toán: 8
2.4 Điều kiện về cách thanh toán: 8
2.5 Điều kiện đảm bảo hối đoái: 9
3 . Vai trò của thanh toán xuất nhập khẩu. 9
3.1 Thanh toán xuất nhập khẩu là đòi hỏi tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế: 9
3.2, Thanh toán xuất nhập khẩu là khâu quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu: 9
3.3, Thanh toán xuất nhập khẩu là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh: 9
3.4, Thanh toán xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động đối ngoại của ngân hàng: 9
II - Các cách thanh toán xuất nhập khẩu.10
1. cách chuyển tiền (Remittance). 11
2. cách ghi sổ (Open account). 12
3. cách thanh toán nhờ thu (Collection of Payment). 12
4. cách thanh toán thư tín dụng (Letter of credit). 14
5. cách uỷ thác mua. 17
6. cách bảo đảm trả tiền. 18
III - Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và đối với các ngân hàng thương mại nói riêng. 18
1 . Từ phía Ngân hàng. 18
2 . Từ phía khách hàng. 19
3 . Hoạt động quản lý của Nhà nước. 19
Chương II - Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 22
I - Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 22
1 . Lịch sử hình thành và phát triển. 22
2 . Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 23
2.1. Phòng Kinh doanh: 24
2.2. Phòng Kế toán: 24
2.3. Phòng ngân quỹ: 25
2.4. Phòng hành chính nhân sự: 25
2.5. Phòng kế hoạch: 26
2.6. Phòng thanh toán quốc tế: 26
2.7. Phòng kiểm soát: 26
3 . Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, giai đoạn 1996 -1999. 27
II - Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 30
1 . Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 30
1.1, Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu: 30
1.2, Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu: 32
1.3, Quy trình thanh toán chuyển tiền: 34
1.4, Quy trình thanh toán nhờ thu: 34
2 . Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 35
2.1 Thanh toán hàng xuất nhập khẩu: 35
III - Đánh giá chung về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. 42
1 . Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 42
2 . Những tồn tại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 44
3 . Một số nguyên nhân của những tồn tại trong thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 46
Chương III- Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 49
I - Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. 49
1 . Định hướng phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam. 49
2 . Phương hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 50
II - Một số giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. 54
1 . Các giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 54
1.1. Đa dạng hoá các cách thanh toán xuất nhập khẩu: 54
1.2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường thanh toán xuất nhập khẩu phù hợp: 54
1.3. Ứng dông Marketing trong hoạt động của Ngân hàng: 55
1.4. Hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu: 57
1.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên: 58
1.6. Thực hiện chiến lược hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ của khách hàng: 59
2 . Kiến nghị đối với Nhà nước. 61
3 . Kiến nghị đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. 64
Kết luận .66
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Ngân hàng. Đơn yêu cầu mở L/C thể hiện được đầy đủ các điều kiện của hợp đồng, là căn cứ để thanh toán viên lập và phát hành L/C. Trong đơn yêu cầu mở L/C khách hàng phải ghi rõ L/C mở bằng SWIFT hay Telex có mã khoá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
c) Tu sửa và tra soát L/C:
Theo thông lệ quốc tế không có văn bản chính thức về quy tắc tu chỉnh L/C. Tuy nhiên tu chỉnh L/C là một việc không thể thiếu được trong quá trình mở và thanh toán thư tín dụng. Việc tu chỉnh L/C Ngân hàng chỉ thực hiện khi có đề nghị chính thức bằng văn bản có đủ tính chất pháp lý của ngươì mở L/C. Khi tiếp nhận được yêu cầu tu chỉnh L/C của khách hàng, các thanh toán viên của Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các điều khoản tu chỉnh, nếu hợp lý thì tiến hành tu chỉnh.
Tất cả mọi điều chỉnh, sửa đổi hay huỷ bỏ đều phải thông báo cho Ngân hàng thông báo hay Ngân hàng xác nhận (nếu có). Các điều khoản không bị sửa đổi vẫn có giá trị như cũ.
d) Nhận kiểm tra chứng từ và thanh toán:
Sau khi nhận được L/C và sửa đổi liên quan phù hợp với yêu cầu của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thông qua Ngân hàng của họ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có trách nhiệm nhận, kiểm tra, thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định.
Khi nhận được bộ chứng từ, cán bộ thanh toán phải có trách nhiệm kiểm tra sự hoàn hảo của bộ chứng từ. Trong khoảng thời gian cho phép ( thường tối đa là 5 ngày), nếu cán bộ thanh toán kiểm tra thấy bất kỳ một sự sai sót nào về số lượng hay chứng từ phải thông báo ngay cho Ngân hàng gửi chứng từ, đồng thời liên hệ với khách hàng của mình để chờ chấp nhận thanh toán. Sau khi kiểm tra, nếu chứng từ phù hợp hay có ý kiến chấp thuận thanh toán của người nhập khẩu (trong trường hợp có sai sót) thì cán bộ thanh toán phải:
- Thực hiện thanh toán cho khách hàng trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ theo chỉ đẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ (nếu là thanh toán ngay).
- Thông báo chấp nhận thanh toán và ngày đến hạn thanh toán nếu L/C thanh toán có kỳ hạn hay thanh toán chậm.
- Giao chứng từ cho khách hàng sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, trong trường hợp không chấp nhận thanh toán thì phải điện báo cho Ngân hàng gửi chứng từ và yêu cầu họ cho ý kiến để sử lý. Trên điện báo phải ghi rõ "Chúng tui đang gửi chứng từ và chờ sự định đoạt của các ngài" (We are holding the documunt at your disposal). Việc thông báo cho Ngân hàng chuyển chứng từ không quá 7 ngày làm việc của Ngân hàng kể từ ngày nhận được chứng từ.
Đối với những L/C thanh toán chậm có kỳ hạn, sau khi kiểm tra chứng từ thanh toán viên đảm bảo chứng từ hoàn toàn phù hợp với những quy định của L/C ký chấp nhận thanh toán.
1.2 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu:
a) Nhận, thông báo, xác nhận L/C:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội được phép nhận, thông báo L/C và tu chỉnh liên quan cho khách hàng của mình khi nhận được L/C từ đơn vị đầu mối. Trước khi thông báo cho khách hàng, L/C và các tu chỉnh có liên quan đến L/C phải đảm bảo tính xác thực thông qua các ký hiệu mật mã đã được thoả thuận trước hay chữ ký hay mẫu dấu của Ngân hàng thông báo ưu tiên.
Để đảm bảo quyền lợi cho mình và khách hàng, thanh toán viên trong quá trình tiếp nhận và thông báo L/C phải luôn xem xét từng chi tiết, từng điều khoản, điều kiện trong thư tín dụng có ràng buộc trách nhiệm của mình cùng với các đơn vị xuất khẩu, xem xÐt các điều khoản trong L/C có phù hợp với lợi Ých của đơn vị xuất khẩu.
Theo quy định thì trách nhiệm của Ngân hàng thông báo "Ngân hàng thông báo đồng ý thông báo thư tín dụng thì phải kiểm tra với sự cần mẫu thích đáng tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng mà mình thông báo". Nếu Ngân hàng thông báo không thể xác minh được tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng mà mình phải thông báo thì phải thông báo ngay cho Ngân hàng nơi Ngân hàng thông báo đồng ý thông báo thư tín dụng và thông báo cho người hưởng lợi biết tính chân thực của thư tín dụng không thể xác minh được.
b) Sửa đổi thư tín dụng:
Khi có đề nghị sửa đổi thư tín dụng, với trách nhiệm của Ngân hàng thông báo thanh toán viên phải thông báo ngay cho người xuất khẩu và nếu có điểm vướng mắc nào thì liên hệ với Ngân hàng mở để yêu cầu Ngân hàng mở cung cấp những thông tin cần thiết. Việc sửa đổi L/C phải làm bằng văn bản và có sự xác nhận của Ngân hàng mở L/C. Văn bản sửa đổi sẽ là một bộ phận của L/C và huỷ bỏ nội dung cũ có liên quan.
Những nội dung sửa đổi chỉ có giá trị hiệu lực nếu việc sửa đổi được tiến hành trong thời hạn có hiệu lực của L/C và trước thời hạn giao hàng. Những bức điện mở L/C hay sửa đổi L/C từ Ngân hàng đại lý chuyển đến có xác nhận mã hợp lệ (nếu bằng Telex) hay theo mẫu quy định (nếu bằng SWIFT) được coi là văn bản thực hiện, nếu có xác nhận bằng văn bản gửi đến thì văn bản đó không có giá trị. Nếu chỉ nhận được những chỉ thị không đầy đủ, không rõ ràng để sửa đổi thư tín dụng thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có thể thông báo sơ bộ cho người hưởng lợi biết, thông báo này phải được nói rõ "chỉ có tác dụng thông báo đơn thuần và ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm".
c) Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền:
Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng, nhà xuất khẩu thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ kèm một công văn nhờ gửi chứng từ tới Ngân hàng mở thư tín dụng tới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.
Khi nhận được chứng từ của khách hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh liên quan (nếu có), thanh toán viên phải kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ đảm bảo xác minh được tính xác thực của nó và phải chắc chắn L/C còn giá trị chưa thanh toán để có thể thương lượng với Ngân hàng phát hành phần giá trị chưa được chiết khấu.
Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện khẩn trương sau khi nhận được đầy đủ chứng từ của khách hàng và phải đảm bảo đúng quy định các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
Một bộ chứng từ thanh toán gồm các loại chứng từ sau:
- Hối phiếu (Draft).
- Hóa đơn thương mại (Commerce invoice)
- Vận đơn (Bill of lading/Airway bill)
- Bảng kê chi tiết (Detailed packing list)
- Chứng từ bảo hiểm (insurance policy)
- Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng, đóng gói (Certificate of Weight/Quality/Packing).
- Giấy chứng nhận xuât xứ (Certificate of origin).
- Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)
Một bộ chứng từ hoàn hảo thì phải phù hợp với các điều kiện:
- Loại, số chứng từ xuất trình.
- Thời hạn xuất trình chứng từ
- Nội dụng của chứng từ phù hợp với L/C.
Sau khi kiểm tra chứng từ phù hợp với L/C: Chứng từ được gửi và đòi tiền theo quy định của L/C. Có thể thực hiện thông qua đòi tiền bằng thư hay đòi tiền b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top