Aidrian

New Member

Download miễn phí Luận văn Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty may HANOTEX – Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh





Mục lục
CHƯƠNG 1 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
1.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu 3
1.2. Các nội dung chính của hoạt động xuất khẩu 7
1.3. Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua 14
CHƯƠNG 2 21
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY HANOTEX 21
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty may HANOTEX 21
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 33
2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty HANOTEX 39
2.4. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty HANOTEX 58
CHƯƠNG 3 63
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY HANOTEX 63
3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới 63
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty HANOTEX 66
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 75
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tạo ra những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu bằng một loạt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Mặt khác cũng sẽ tạo ra những rào cản sự hoạt động của những doanh nghiệp xuất khẩu khi muốn bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài hay xâm nhập thị trường mới.
2.2.2.3. Nhân tố văn hoá xã hội
Là nền tảng của thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng sản phẩm, là nhân tố quyết định đến đặc điểm của cầu. Thị hiếu tiêu dùng thể hiện trình độ văn hoá, thói quen tiêu dùng… Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thành công trên thị trường quốc tế khi có hiểu biết nhất định về môi trường văn hoá xã hội của các quốc gia, khu vực thị trường mà mình dự định đưa hàng hoá vào chào bán. Từ việc hiểu biết này doanh nghiệp có thể định vị được sản phẩm của mình một cách tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của thị trường, bán được với số lượng sản phẩm lớn và tối đa hoá lợi nhuận.
Với Công ty HANOTEX, do nhận thức được mức độ ảnh của yếu tố văn hoá xã hội nên Công ty đã có những hoạt động tích cực trong việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm thu thập các thông tin về thị hiếu, thói quen tiêu dùng của từng thị trường và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của các thị trường này.
2.2.2.4. Nhân tố kinh tế
- Các chính sách và công cụ kinh tế khác nhau ở các quốc gia khác nhau sẽ tạo ra điều kiện và cơ hội kinh doanh khác nhau cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Đối với các nền kinh tế phát triển và các liên minh kinh tể có mậu dịch tự do phát triển sẽ cho phép hàng hóa và dịch vụ tự do qua lại trên biên giới quốc gia thuận lợi rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
- Hệ thống tài chính Ngân hàng
Hệ thống tài chính Ngân hàng được coi là linh hồn của nền kinh tế, thông qua hệ thống này các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách tài khoá và tiền tệ… được đảm bảo một cách triệt để và có hiệu quả tạo tiền đề và điểm tựa cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, hệ thống tái chính ngân hàng còn thực hiện vai trò quản lý tài chính, cung cấp vốn, thanh toán cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở tầm vi mô. Đặc biệt trong thương mại quốc tế thì ngân hàng đóng vai trò là người trung gian nối liền giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, đảm bảo cho quá trình thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi.
- Sự ổn định của đồng nội tệ
Sự ổn định của đồng nội tệ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, bởi vì khi đồng nội tệ tăng hay giảm giá thì lợi nhuận thu được sẽ tăng hay giảm theo, nó cũng sẽ quyết định phần lợi nhuận đạt được hay thua lỗ mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quan hệ thương mại với nhau.
- Yếu tố thu nhập
Là yếu tố quyết định trao đổi thương mại nội bộ ngành. Khi một sản phẩm mới được xuất hiện ở một nước thì cũng có thể xuất hiện những nhu cầu về sản phẩm tương tự ở những nước có thu nhập chênh lệch.
2.2.2.5. Các nhân tố công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu thực hiện được việc chuyên môn hoá sản xuất cao, quy mô sản xuất cao, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sự phát triển của khoa học tạo tiền đề cho sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu.
2.2.2.6. Nhân tố chính trị
Kinh tế không thể phát triển, thương mại hàng hoá khó có thể tăng trưởng trong tình trạng bất ổn định về chính trị. Đặc biệt, trong thương mại quốc tế các quốc gia không thể giao lưu buôn bán với nhau trong điều kiện chiến tranh và khủng bố liên miên. Vì thế người làm kinh doanh xuất nhập khẩu phải nắm rõ tình hình chính trị xã hội sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu qua các chính sách xã hội của các quốc gia đó.
2.2.2.7. Nhân tố cạnh tranh quốc tế
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế khốc liệt hơn thị trường nội địa rất nhiều. Các đối thủ cạnh tranh không thể dựa vào sự vượt bậc về kinh tế, chính trị, tiềm lực khoa học công nghệ mà ngày nay sự liên doanh, liên kết thành các tập đoàn lớn tạo nên thế mạnh độc quyền mang tính toàn cầu sẽ từng bước gây nên khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các quốc gia nhỏ bé.
Trong cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay, Công ty HANOTEX không chỉ chịu sức ép cạnh tranh từ thị trường nội địa mà còn phải đương đầu với các doanh nghiệp may mặc của những nước trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp này đều thuộc những nước có nền kinh tế phát triển, máy móc thiết bị được trang bị hiện đại do đó sản phẩm của họ đạt chất lượng cao và có uy tín trên thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp này sẽ trở thành những đối thủ lớn của Công ty trên thị trường xuất khẩu hàng may mặc ra nước ngoài.
2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty HANOTEX
2.3.1. Kết quả xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
Những năm qua hoạt động xuất khẩu của Công ty HANOTEX đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển đổi, Công ty may HANOTEX đã có hướng đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của mình, chuyển giao thiết bị công nghệ và từng bước tiến lên xuất khẩu trực tiếp sản phẩm may.
Tuy là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng với những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, Công ty HANOTEX đã khẳng định được chỗ đứng trong cạnh tranh và góp phần đẩy mạnh nền kinh tế đất nước. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty HANOTEX thể hiện ở sự tăng lên của các chỉ tiêu kim ngạch, doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu, sự đa dạng hoá về chủng loại sản phẩm… và được thể hiện qua các nội dung sau:
2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm qua giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty HANOTEX có xu hướng tăng lên rõ rệt. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do Công ty đã tích cực trong công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, tìm được nhiều bạn hàng và ký thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài. Do đó kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm với số lượng đáng kể làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên, thể hiện qua bảng sau:
Bảng - 5: Kim ngạch xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu
Chỉ tiêu
ĐV tính
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch XK
USD
3.082.800
3.463.876
4.004.675
3.577.086
Doanh thu XK
Tr Đ
44.535
49.000
58.077
48.680,7
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư - xuất nhập khẩu - Công ty may HANOTEX)
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu Biểu đồ 2: Doanh thu xuất khẩu
Nhìn vào bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2000 tăng 381.076,7 USD so với năm 1999, đến năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4.004.675 USD, tăng 540.798,3 USD so với năm 2000. Đây là con số thực sự có ý nghĩa, đánh dấu năm 2001 Công ty triển khai tốt cách gia công mua nguyên liệu bán thành phẩm. Sự tăng trưởng của phương th
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác ở công ty TOCONTAP Luận văn Kinh tế 0
D Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Luận văn Kinh tế 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
D đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của công ty TNHH liên doanh nguyên liệu giấy huế Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ giao nhận xuất khẩu P.P.T Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng hải Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top