Luận văn Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam





Quan hệ với công chúng bao gồm các hoạt động nhằm duy trì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tầng lớp công chúng thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, được tổ chức một cách thường xuyên có hệ thống, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp công chúng khác nhau, để nâng cao uy tín và thanh thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Quan hệ với công chúng của doanh nghiệp có nhiều mục đích, kể cả đạt được việc tuyên truyền thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo nên một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp và xử lý những tin đồn, những câu chuyện bất lợi đã lan tràn ra ngoài xã hội.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tổ chức cá nhân có vị trí, thế lực và uy tín với xã hội, đặc biệt là các nhà chính trị, ngoại giao, các nghệ sỹ, vận động viên nổi tiếng,...
Giải quyết tốt mối quan hệ với giới báo chí, tuyên truyền nhằm phát huy ảnh hưởng của doanh nghiệp.
3.3. Tham gia hội chợ triển lãm
Các hoạt động này nhằm mục đích chủ yếu là thu hút sự chú ý của các nhà chuyên môn, các giới doanh nghiệp và khách hàng có quan tâm đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thu hút này tạo ra khả năng liên kết và hợp tác trong kinh doanh giữa các nhà sản xuất với nhau, giữa nhà sản xuất với những người phân phối và khách hàng giúp cho doanh nghiệp xây dựng đội ngũ bạn hàng tin cậy. Thông qua các hoạt động trưng bày triển lãm, doanh nghiệp có thể ký kết được những hợp đồng kinh tế lớn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Cũng thông qua những hoạt động này mà doanh nghiệp có thể đánh giá được uy tín sản phẩm của mình trên thị trường, phản ứng và mức độ chấp nhận của khách hàng về những sản phẩm của doanh nghiệp. Những hình thức chủ yếu của hoạt động trưng bày triển lãm gồm có:
Tham gia hội chợ: Doanh nghiệp có thể tham gia hội chợ trong nước và ngoài nước theo hai loại:
Hội chợ tổng hợp
Hội chợ chuyên ngành
Hội chợ tổng hợp giới thiệu nhiều loại sản phẩm của các ngành sản xuất và dịch vụ khác nhau. Thông thường các hội chợ được tổ chức định kỳ theo từng khu vực nhất định. Trong hội chợ tổng hợp thì khả năng thu hút khách hàng đông hơn và bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau qua đó khả năng tiếp xúc giao dịch và ký kết hợp đồng cũng được mở rộng hơn.
Hội chợ chuyên ngành giới thiệu nhiều loại sản phẩm của ngành hay một nhóm ngành nhất định. Tại hội chợ chuyên ngành khả năng thu hút không nhiều như hội chợ tổng hợp. Song điểm quan trọng là nó lôi cuốn được những nhà kinh doanh có quan tâm cụ thể đến từng lĩnh vực.
Để việc tham gia hội chợ thu được kết quả cao, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến các khâu như: chọn các sản phẩm tham gia hội chợ, chọn loại hội chợ để tham gia, chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ nhân viên, cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết,..để đạt được mục đích đặt ra.
Tham gia hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật:
Có thể được tổ chức theo từng chuyên ngành hay tổng hợp. Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này không phải là để bán hàng mà nhằm giới thiệu, quảng cáo hàng hoá, dịch vụ, thăm dò thị trường và điều tra khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp.
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm:
Do các doanh nghiệp mở ra để giới thiệu những sản phẩm truyền thống hay các sản phẩm mới đối với khách hàng. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến. Để lôi cuốn khách hàng, thực hiện cùng một lúc chức năng quảng cáo và xúc tiến bán hàng thì việc mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm cần tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt. Các doanh nghiệp cần lưu ý đến địa điểm để mở cửa hàng, nghệ thuật trưng bày hàng hoá, các hình thức quảng cáo cũng như đội ngũ bán hàng và nghệ thuật bán hàng để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
3.4. Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là công cụ xúc tiến thương mại trực tiếp với khách hàng.
Chi phí của việc bán hàng này rất cao nên thường sử dụng đối với hàng có giá trị lớn hay khi cần có sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Đối với việc bán hàng cá nhân thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì họ sẽ thay mặt chính cho doanh nghiệp. Nhân viên phải được đào tạo một cách toàn diện từ cử chỉ, lời nói, thái độ, cách ăn mặc đến những kiến thức chào hàng, giới thiệu hàng, có khả năng phản ứng nhanh nhạy đối với những tình huống bất ngờ. Người bán hàng có thể thay đổi các thông điệp cho phù hợp với nhu cầu, biết đưa ra những lời quảng cáo đúng lúc, có thể tác động lên 5 giác quan của người nhận.
Không phải tất cả các nhân viên bán hàng cùng sử dụng một quy trình giống nhau. Nhưng nhìn chung, việc bán hàng có thể theo 7 bước sau:
Bước 1: Điều tra và đánh giá
Bước 2: Chuẩn bị
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Bước 4: Trình bày và giới thiệu sản phẩm
Bước 5: Xử lý các thắc mắc của khách hàng
Bước 6: Kết thúc
Bước 7: Kiểm tra
Trong Marketing hiện đại, để chiến thắng trong cạnh tranh thì mỗi doanh nghiệp cần thu nhập thông tin phản hồi chính xác và nhanh chóng từ phía thị trường và người tiêu dùng. Việc bán hàng cá nhân sẽ giúp ích được nhiều vì nó tạo điều kiện cho việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa người bán với người mua để giải đáp thắc mắc và trao đổi thông tin.
3.5. Xúc tiến bán hàng
Các hoạt động xúc tiến tại nơi bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện rõ nét quan hệ “mặt đối mặt” giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là nơi bộc lộ đầy đủ nhất những ứng xử và nghệ thuật Marketing của người kinh doanh. Vì vậy, các hoạt động xúc tiến tại nơi bán hàng cần được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng đúng mức. Tại nơi bán hàng những hoạt động sau đây cần được các doanh nghiệp lưu ý.
Chọn địa điểm để mở cửa hàng
Địa điểm để mở cửa hàng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản là: Thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá, có nhiều khách hàng và hoạt động mua bán phong phú, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, thẩm mỹ văn hóa và lịch sự, phù hợp với đặc điểm của hàng hoá kinh doanh, thuận tiện cho công tác tổ chức bán hàng.
Trưng bày hàng hoá
Là công việc mang tính nghệ thuật cao, có ảnh hưởng rất lớn đến việc mua hàng của khách hàng. Khi trưng bày hàng hoá, cần đảm bảo yêu cầu dễ thấy, dễ chọn, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hoá, kích thích mua và thuận tiện. Mặt khác, cần phối hợp một cách hợp lý các loại hàng hoá khi trưng bày để tăng giá trị thẩm mỹ, tăng tính hấp dẫn.
Trang trí nội thất cửa hàng
Nhằm tạo ra sự phối hợp hợp lý về mặt không gian của cửa hàng, tăng tính nghệ thuật và thu hút khách hàng. Yêu cầu chung của nghệ thuật trang trí nội thất của cửa hàng là phải tạo nên bầu tâm lý thuận lợi cho việc lôi cuốn khách hàng, làm nổi bật hàng hoá kinh doanh, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng. Khi trang trí nội thất của cửa hàng cần chú ý đến: Các trang thiết bị trong cửa hàng bố trí và phối hợp ánh sáng, màu sắc trong cửa hàng, phối cảnh về không gian cửa hàng...Nhân viên bán hàng chính là thay mặt của doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người mua. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý đến việc lựa chọn đội ngũ nhân viên bán hàng và bồi dưỡng nghệ thuật bán hàng cho họ. Nghệ thuật bán hàng của nhân viên phản ánh nhận thức của họ về tầm quan trọng của khách hàng, về hàng hoá kinh doanh và về tình hình cụ thể của thị trường.
Ngoài những hoạt động trên đây, các doanh nghiệp còn sử dụng nhiều kỹ thuật xúc tiến tại nơi bán hàng như: Phiếu thưởng, quà tặng, phiếu đổi hàng, cho thử sản phẩm,... Những kỹ thuật này rất ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
D Phân tích các công cụ xúc tiến thương mại điện tử Luận văn Kinh tế 2
J Công trình Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại thành phố Đà Nẵng Kiến trúc, xây dựng 0
Y Thiết kế trung tâm xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm kinh tế kỹ thuật quân đội phía Nam Kiến trúc, xây dựng 0
B Hoàn thiện công nghệ Marketing xúc tiến thương mại của công ty hoá dầu Petrolimex Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàn Luận văn Kinh tế 0
G Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần xúc tiến thương mại và tiếp thị quốc tế Smart Campaign Luận văn Kinh tế 0
V Vai trò của hội chợ triển lãm đối với hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại của Sở Công thương Hải Dương đến 2020 Luận văn Kinh tế 3
G Các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại với vai trò đẩy mạnh xuất khẩu của Việt nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top