ltk_11b3

New Member
Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh





Biểu đồ chạy xe, số chuyến xe trong ngày do doanh nghiệp xe buýt lập ra,
được Trung tâm QLĐHVTHKCC điều chỉnh, tổng hợp và trình Sở Giao thông
Công chánh xét duyệt ban hành kèm theoquyết định phân công đảm nhận luồng
tuyến. Doanh nghiệp xe buýt phải cử người túc trực tại đầu tuyến và cuối tuyến
cùng với nhân viên kiểm tra của Trung tâm để theodõi hoạt động của xe buýt
trên tuyến, ký xác nhận vào nhật trình chạy xe về giờ đi và đến, số lượng vé đã
sử dụng của lượt đi và lượt về của mỗi chuyến. Đây là các chứng từ cơ sở để xác
định mức doanh thu và mứctrợ giá hàng tháng.
Đồng thời, Trung tâm QLĐHVTHKCC cử nhân viên kiểm tra cơ động
thực hiện kiểm tra đột xuấttrên tuyến nhằm ngăn ngừa và lậpbiên bản xử lý
các vi phạm như sau:
- Thu tiền vé nhưng không giao vé cho hành khách đi xe.
- Việc điều hành chạy xe không đúng theo biểu đồ vận hành.
- Doanh nghiệp xe buýtkhông đảm bảo số chuyến trong ngày.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ốt.
Khác với các doanh nghiệp, lao động trên xe buýt của hợp tác xã là người
nhà của xã viên và đồng thời là chủ xe, nên khi hợp tác xã muốn xử lý các vi
phạm của họ trong việc phục vụ hành khách cũng gặp trở ngại. Hầu hết lao động
24
của các hợp tác xã xe buýt chưa được đào tạo về nghiệp vụ vận tải hành khách
công cộng.
2.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho mạng lưới xe buýt.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho mạng lưới xe buýt bao gồm: các trạm
dừng và nhà chờ dọc theo lộ trình tuyến, bến tiếp chuyển, điểm đón khách đầu
và cuối tuyến, bãi xe hậu cần và cơ sở bảo dưỡng sửa chữa.
2.2.4.1. Trạm dừng và nhà chờ:
Tính đến cuối năm 2003, có 2033 trạm dừng và 212 nhà chờ xe buýt được
lắp đặt dọc theo các lộ trình tuyến xe buýt.
- Trạm dừng: Đa số có kết cấu trụ thép đường kính ∅ 76 mm hay ∅ 83
mm và gắn bảng trạm có kích thước 400 mm x 800 mm bằng tôn hay bằng
mica, tuy nhiên có 529 trụ có kích thước lớn bằng trụ đèn tín hiệu giao thông và
gắn bảng trạm bằng mica có kích thước 800 mm x 800 mm; đồng thời cũng có
gần 700 biển trạm bằng tôn treo trên các trụ đèn chiếu sáng. Nói chung trạm
dừng xe buýt lắp đặt còn thiếu, chưa có quy cách đồng bộ trên toàn mạng lưới
để tạo ra nét riêng và phù hợp với cảnh quan đường phố.
- Nhà chờ: Có hai loại mái vòm và mái bằng có kích thước 6 m x 1,8 m x
3 m, kết cấu bằng khung thép và mái tôn. Bên trong nhà chờ có gắn ba ghế đôi
bằng thép hay bằng ximăng. Số lượng lắp đặt còn thiếu rất nhiều, nhất là tại
các điểm tiếp chuyển của các tuyến xe buýt, nhiều nhà chờ thiếu hay mất ghế
ngồi nên hành khách phải đứng để đợi xe.
Thông tin về hoạt động xe buýt trên các trạm dừng và nhà chờ xe buýt
còn rất sơ sài, hầu hềt diện tích nhà chờ được sử dụng cho khai thác quảng cáo.
25
2.2.4.2. Bến tiếp chuyển.
Hiện nay mạng lưới vận tải xe buýt thành phố chưa có đủ các bến tiếp
chuyển để tạo thuận lợi cho hành khách khi chuyển từ tuyến nay sang tuyến
khác.
Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải Hành khách
Công cộng, diện tích các bến tiếp chuyển hiện nay là 13.615m2. Bao gồm:
- Bến tiếp chuyển tập trung : 11.805 m2.
- Bến tiếp chuyển trong các bến xe liên tỉnh : 1.810 m2.
2.2.4.3. Điểm đón khách đầu và cuối tuyến.
Có diện tích là 6.225 m2, chủ yếu là sử dụng lòng và lề đường để đậu xe
buýt đón trả khách và thường bị các hộ dân phản ứng khi xe buýt đậu trước nhà.
Do đó, phải kéo dài lộ trình tuyến đến nơi bãi đất trống có thể đậu được xe, gây
tốn kém nhiên liệu khi huy động xe đến trạm dừng đầu lộ trình để đón và trả
khách.
2.2.4.4. Bãi hậu cần.
Các bãi xe hậu cần là nơi đậu xe buýt tập trung và bảo dưỡng xe sau ngày
hoạt động, có diện tích là 88.302 m2.
Tổng số diện tích các loại bến bãi nói trên là 108.142 m2, chiếm
0,000052% diện tích của thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một con số quá nhỏ bé,
vì các đô thị đã phát triển thường dành khoảng từ 3 – 5% diện tích đất cho bến
bãi vận tải công cộng.
Bến bãi mà các đơn vị xe buýt đang sử dụng hầu hết đều còn rất sơ sài,
chủ yếu là để đậu xe và sửa chữa theo lối thủ công. Chỉ có Bãi xe hậu cần số 1
và số 2 vừa được đầu tư cải tạo và xây dựng xong trong năm 2002 là tương đối
khang trang.
26
2.2.4.5. Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe buýt.
Hầu hết các đơn vị xe buýt chưa có cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe ở cấp
trung tu và đại tu theo kiểu garage sửa xe. Chỉ có bãi xe An Tôn của Công ty
liên doanh vận tải ngôi sao Sài gòn là có garage sửa xe được trang bị tương đối
đầy đủ. Đây là một hạn chế của các đơn vị xe buýt trong việc chủ động chuẩn bị
xe tốt để đưa vào hoạt động trên mạng lưới.
2.2.5. Điều hành mạng lưới xe buýt.
Hiện nay điều hành mạng lưới xe buýt của thành phố Hồ Chí Minh được
chia làm hai phần là điều hành toàn bộ mạng lưới và điều hành trên từng tuyến.
2.2.5.1. Điều hành toàn bộ mạng lưới.
Để quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động vận tải hành khách công cộng
– trong đó có hoạt động xe buýt – trên địa bàn thành phố, theo đề nghị của Sở
Giao thông Công chánh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết
định số 4196/QĐ-UB-NC ngày 12/9/1996 và Quyết định số 355/1998/QĐ-UB-
NC ngày 19/01/1998 về việc cho phép thành lập và quy định về quy chế hoạt
động của Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải Hành khách Công cộng
(QLĐHVTHKCC) thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Trung tâm QLĐHVTHKCC là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc
Sở Giao thông Công chánh, có trách nhiệm điều hành toàn bộ mạng lưới xe buýt
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào quyết định phân công luồng tuyến xe buýt của Sở Giao thông
Công chánh, Trung tâm QLĐHVTHKCC ký kết hợp đồng khai thác tuyến với
các đơn vị xe buýt. Trong đó, Trung tâm là cơ quan nhà nước quản lý luồng
tuyến xe buýt, còn doanh nghiệp vận tải là đơn vị khai thác tuyến xe buýt.
27
Hợp đồng khai thác tuyến ràng buộc đơn vị xe buýt về chỉ tiêu khai thác
trên tuyến xe buýt, tiện nghi của xe, mỹ quan của xe, niêm yết thông tin về hoạt
động của xe buýt, công cụ phòng cháy chữa cháy …
Dựa vào hợp đồng khai thác tuyến, các Trạm điều hành khu vực của
Trung tâm QLĐHVTHKCC sẽ theo dõi tình hình hoạt động trên các tuyến do
đơn vị xe buýt đảm nhận, kịp thời thông báo cho bộ phận điều hành của Trung
Tâm biết về lưu lượng hành khách đi lại để yêu cầu doanh nghiệp tăng cường số
xe hoạt động nhằm giải toả khách. Nếu doanh nghiệp xe buýt không còn đủ xe
để tăng cường thì Trung Tâm sẽ điều động xe của doanh nghiệp vận tải khác có
tham gia hoạt động trên mạng lưới.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới có một Trạm điều hành ở khu vực Sài gòn,
chưa lập được các Trạm điều hành ở khu vực Chợ lớn, Gia định và Tân Bình nên
việc điều hành hoạt động xe buýt còn hạn chế. Ngoài ra, Trung tâm
QLĐHVTHKCC chưa được trang bị hệ thống truyền hình để theo dõi lưu lượng
hành khách, sự cố ách tắc giao thông … tại các điểm tiếp chuyển trên mạng lưới
xe buýt nên việc điều hành trên toàn mạng lưới còn bị động, kém hiệu quả.
2.2.5.2. Điều hành trên tuyến.
Hiện nay, mỗi doanh nghiệp xe buýt tham gia hoạt động trên mạng lưới
xe buýt đảm nhận phục vụ trên nhiều tuyến xe buýt. Trong đó, đơn vị đảm nhận
ít nhất là 2 tuyến, đơn vị đảm nhận nhiều nhất là 11 tuyến.
Việc điều hành xe buýt hoạt động trên tuyến do các đơn vị xe buýt chịu
trách nhiệm, còn Trung tâm QLĐHVTHKCC chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra. Tuy
nhiên, chất lượng điều hành trên tuyến xe buýt thể nghiệm cao hơn hẳn so với
tuyến xe buýt thường. Cụ thể như sau:
- Một là: Đối với tuyến xe buýt thể nghiệm.
28
Biểu đồ chạy xe, số chuyến xe trong ngày do doanh nghiệp xe buýt lập ra,
được Trung tâm QLĐHVTHKCC điều chỉnh, tổng hợp và trình Sở Giao thông
Công chánh xét duyệt ban hành kèm theo quyết định phân công đảm nhận luồng
tuyến. Doanh nghiệp xe buýt phải cử người túc trực tại...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top