nga_tran70

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương 1: Tổng quan hệ thống thông tin di động
1.1. Giới thiệu
1.2. Hệ thống thông tin di dộng thế hệ 1
1.3. Hệ thống thông tin di dộng thế hệ 2
1.3.1. Đa truy cập phân chia theo thời gianTDMA
1.3.2. Đa truy cập phân chia theo mã CDMA
1.4. Hệ thống thông tin di động thế hệ ba
1.5. Hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo
1.6. Kết luận chương 1
Chương 2: Công nghệ di động thế hệ ba W-CDMA
2.1. Giới thiệu công nghệ W-CDMA
2.2. Cấu trúc mạng W-CDMA
2.2.1. Mạng truy nhập vô tuyến
2.2.1.1. Đặc trưng của UTRAN
2.2.1.2. Bộ điều khiển mạng vô tuyến UTRAN
2.2.1.3. Node B
2.2.2. Giao diện vô tuyến.
2.2.2.1. Giao diện UTRAN – CN, IU
2.2.2.2. Giao diện RNC – RNC, IUr
2.2.2.3. Giao diện RNC – Node B, IUb
2.3. Cấu trúc phân kênh của WCDMA
2.3.1. Kênh vật lý
2.3.1.1. Kênh vật lý riêng đường lên
2.3.1.2. Kênh vật lý chung đường lên
2.3.1.3. Kênh vật lý riêng đường xuống (DPCH)
2.3.1.4. Kênh vật lý chung đường xuống
2.3.2. Kênh truyền tải
2.3.2.1. Kênh truyền tải riêng
2.3.2.2. Kênh truyền tải chung
2.3.2.3. Sắp xếp kênh truyền tải lên kênh vật lý
2.4. Kết luận chương
Chương 3: Các kỹ thuật trong W-CDMA
3.1. Giới thiệu
3.2. Mã hóa
3.2.1. Mã vòng
3.2.2. Mã xoắn
3.2.3. Mã Turbo
3.3. Điều chế BIT/SK và QPSK
3.3.1. Điều chế BIT/SK
3.3.2. Điều chế QPSK
3.4. Trải phổ trong W-CDMA
3.4.1. Giới thiệu
3.4.2. Nguyên lý trải phổ DSSS
3.4.3. Mã trải phổ
3.4.4. Các hàm trực giao
3.5. Truy nhập gói trong W-CDMA
3.5.1. Tổng quan về truy nhập gói trong W-CDMA
3.5.2. Lưu lượng số liệu gói
3.5.3. Các phương pháp lập biểu gói
3.5.3.1. Lập biểu phân chia theo thời gian.
3.5.3.2. Lập biểu phân chia theo mã
3.6. Kết luận chương
Chương 4: Ứng dụng của công nghệ W-CDMA trong hệ thống thông tin di động
4.1. Nâng cấp GSM lên W-CDMA
4.1.1. Sự cần thiết nâng cấp mạng GSM lên 3G
4.1.2. Giải pháp nâng cấp
4.2. Quy hoạch mạng W-CDMA
4.2.1. Mở đầu
4.2.2. Suy hao đường truyền trong quá trình lan truyền tín hiệu
4.2.2.1. Tạp âm và can nhiễu
4.2.2.2. Tính suy hao đường truyền
4.2.3. Mô hình tính suy hao đường truyền
4.2.3.1. Mô hình Hata Okumara
4.2.3.2. Mô hình Walfisch/ Ikegami
4.2.4.Quan hệ giữa suy hao đường truyền dẫn và vùng phủ sóng
4.2.5. Một số khái niệm cần quan tâm
4.2.6. Dung lượng kết nối vô tuyến
4.2.7. Suy giảm đường truyền lớn nhất cho phép
4.3. Tối ưu mạng
4.4. Kết luận chương 4
Chương5: Kết luận và hướng phát triển của đề tài
Tài liệu tham khảo
2.2.1.1. Đặc trưng của UTRAN
Các đặc tính của UTRAN là cơ sở để thiết kế cấu trúc UTRAN cũng như các giao thức. UTRAN có các đặc tính chính sau :
- Hỗ trợ các chức năng truy nhập vô tuyến, đặc biệt là chuyển giao mềm và các thuật toán quản lý tài nguyên đặc thù của W-CDMA.
- Đảm bảo tính chung nhất cho việc xử lý số liệu chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói bằng cách sử dụng giao thức vô tuyến duy nhất để kết nối từ UTRAN đến cả hai vùng của mạng lõi.
- Đảm bảo tính chung nhất với GSM.
- Sử dụng cơ chế truyền tải ATM là cơ chế truyền tải chính ở UTRAN.


2.2.1.2. Bộ điều khiển mạng vô tuyến UTRAN
RNC là phần tử mạng chịu trách nhiệm điều khiển tài nguyên vô tuyến của UTRAN. RNC kết nối với CN (thông thường là với một MSC và một SGSN) qua giao diện vô tuyến Iu. RNC điều khiển node B chịu trách nhiệm điều khiển tải và tránh tắc ngẽn cho các ô của mình. Khi một MS UTRAN sử dụng nhiều tài nguyên vô tuyến từ nhiều RNC thì các RNC này sẽ có hai vai trò logic riêng bịêt
- RNC phục vụ (Serving RNC) : SRNC đối với một MS là RNC kết cuối cả đường nối Iu để truyền số liệu người sử dụng và báo hiệu RANAP (phần ứng dụng mạng truy nhập vô tuyến) tương ứng từ mạng lõi. SRNC cũng là kết cuối báo hiệu điều khiển tài nguyên vô tuyến. Nó thực hiện xử lý số liệu truyền từ lớp kết nối số liệu tới các tài nguyên vô tuyến. SRNC cũng là CRNC của một node B nào đó được sử dụng để MS kết nối với UTRAN.
- RNC trôi (Drif RNC) : DRNC là một RNC bất kỳ khác với SRNC để điều khiển các ô được MS sử dụng. Khi cần DRNC có thể thực hiện kết hợp và phân tập vĩ mô. DRNC không thực hiện xử lý số liệu trong lớp kết nối số liệu mà chỉ định tuyến số liệu giữa các giao diện IUb và IUr. Một UE có thể không có hay có một hay nhiều DRNC.
2.2.1.3. Node B
Chức năng chính của node B là thực hiện xử lý trên lớp vật lý của giao diện vô tuyến như mã hóa kênh, đan xen, thích ứng tốc độ, trải phổ…Nó cũng thực hiện phần khai thác quản lý tài nguyên vô tuyến như điều khiển công suất vòng trong. Về phần chức năng nó giống như trạm gốc của GSM.

2.2.2. Giao diện vô tuyến
Cấu trúc UMTS không định nghĩa chi tiết chức năng bên trong của phần tử mạng mà chỉ định nghĩa giao diện giữa các phần tử logic. Cấu trúc giao diện được xây dựng trên nguyên tắc là các lớp và các phần cao độc lập logic với nhau, điều này cho phép thay đổi một phần của cấu trúc giao thức trong khi vẫn giữ nguyên các phần còn lại.

Hình 2.4. Mô hình tổng quát các giao diện vô tuyếnUTRAN
2.2.2.1. Giao diện UTRAN – CN, IU
Giao diện IU là một giao diện mở có chức năng kết nối UTRAN với CN. IU có hai kiểu : IU CS để kết nối UTRAN với CN chuyển mạch kênh và IU PS để kết nối UTRAN với chuyển mạch gói.
. Cấu trúc IU CS
IU CS sử dụng cách truyền tải ATM trên lớp vật lý là kết nối vô tuyến, cáp quang hay cáp đồng. Có thể lựa chọn các công nghệ truyền dẫn khác nhau như SONET, STM-1 hay E1 để thực hiện lớp vật lý.
- Ngăn xếp giao thức phía điều khiển : Gồm RANAP trên đỉnh giao diện SS7 băng rộng và các lớp ứng dụng là phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP, phần truyền bản tin MTP3-b, và lớp thích ứng báo hiệu ATM cho các giao diện mạng SAAL-NNI.
- Ngăn xếp giao thức phía điều khiển mạng truyền tải : Gồm các giao thức báo hiệu để thiết lập kết nối AAL2 (Q.2630) và lớp thích ứng Q.2150 ở đỉnh các giao thức SS7 băng rộng.
- Ngăn xếp giao thức phía người sử dụng : Gồm một kết nối AAL2 được dành trước cho từng dịch vụ CS.
. Cấu trúc IU PS
cách truyền tải ATM được áp dụng cho cả phía điều khiển và phía người sử dụng.
- Ngăn xếp giao thức phía điều khiển IU PS : Chứa RANAP và vật mang báo hiệu SS7. Ngoài ra cũng có thể định nghĩa vật mang báo hiệu IP ở ngăn xếp này. Vật mang báo hiệu trên cơ sở IP bao gồm : M3UA (SS7 MTP3 User Adaption Layer), SCTP (Simple Control Transmission Protocol), IP (Internet Protocol) và ALL5 chung cho cả hai tuỳ chọn.
- Ngăn xếp giao thức phía điều khiển mạng truyền tải IU PS : Phía điều khiển mạng truyền tải không áp dụng cho IU PS. Các phần tử thông tin sử dụng để đánh địa chỉ và nhận dạng báo hiệu AAL2 giống như các phần tử thông tin được sử dụng trong CS.
- Ngăn xếp giao thức phía người sử dụng IU PS : Luồng số liệu gói được ghép chung lên một hay nhiều AAL5 PVC (Permanent Virtual Connection). Phần người sử dụng GTP-U là lớp ghép kênh để cung cấp các nhận dạng cho từng luồng số liệu gói. Các luồng số liệu sử dụng truyền tải không theo nối thông và đánh địa chỉ IP.
2.2.2.2. Giao diện RNC – RNC, IUr
IUr là giao diện vô tuyến giữa các bộ điều khiển mạng vô tuyến. Lúc đầu giao diện này được thiết kế để hỗ trợ chuyển giao mềm giữa các RNC, trong quá trình phát triển tiêu chuẩn nhiều chức năng đã được bổ sung và đến nay giao diện IUr phải đảm bảo 4 chức năng sau :
- Hỗ trợ tính di động cơ sở giữa các RNC.
- Hỗ trợ kênh lưu lượng riêng.
- Hỗ trợ kênh lưu lượng chung.
- Hỗ trợ quản lý tài nguyên vô tuyến toàn cầu.
2.2.2.3. Giao diện RNC – Node B, IUb
Giao thức IUb định nghĩa cấu trúc khung và các thủ tục điều khiển trong băng cho các từng kiểu kênh truyền tải. Các chức năng chính của IUb :
- Chức năng thiết lập, bổ sung, giải phóng và tái thiết lập một kết nối vô tuyến đầu tiên của một UE và chọn điểm kết cuối lưu lượng.
- Khởi tạo và báo cáo các đặc thù ô, node B, kết nối vô tuyến.
- Xử lý các kênh riêng và kênh chung.
- Xử lý kết hợp chuyển giao.
- Quản lý sự cố kết nối vô tuyến.


2.3. Cấu trúc phân kênh của WCDMA
Cũng như trong các hệ thống thông tin di động thế hệ hai, các kênh thông tin trong WCDMA được chia ra làm hai loại tuỳ từng trường hợp vào quan điểm nhìn nhận. Theo quan điểm truyền dẫn ta sẽ có các kênh vật lý còn theo quan điểm thông tin ta sẽ có các kênh truyền tải.
Lớp vật lý ảnh hưởng lớn đến sự phức tạp của thiết bị về mặt đảm bảo khả năng xử lý băng tần cơ sở cần thiết ở trạm gốc và trạm đầu cuối. Trên quan điểm các hệ thống thông tin di động thế hệ ba là các hệ thống băng rộng, vì vậy không thể thiết kế lớp vật lý chỉ cho một dịch vụ thoại duy nhất mà cần đảm bảo tính linh hoạt cho các dịch vụ tương lai.
2.3.1. Kênh vật lý

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vanquan01624

New Member
xin tài liêu Đồ án Công nghệ W-CDMA và ứng dụng trong hệ thống thông tin di động
 
Top