xara_IT

New Member
Download Tiểu luận Sinh viên với biển đảo quê hương

Download miễn phí Tiểu luận Sinh viên với biển đảo quê hương





 Ngày 2 tháng 7 năm 1976: Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo.
 Cùng với bản Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
 Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều có công bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 Ngày 9 tháng 12 năm 1982: Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Tóm tắt nội dung:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
CHI ĐOÀN: CKT5/1.
BÀI TIỂU LUẬN
SINH VIÊN VỚI BIỂN ĐẢO
QUÊ HƯƠNG
Danh sách nhóm 4:
Phạm Thị Kim Hoa.
Đặng Thị Thu Nguyệt.
Bùi Thị Nhung.
Huỳnh Thị Kiều Oanh.
Nguyễn Thị Kim Quyên.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 01tháng 12 năm 2011.
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA_VIỆT NAM
Q
uần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng" có tên tiếng Anh là: Paracel Islands, là một nhóm khoảng 30 Đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền trung Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippin ; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 Hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.
Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho biết số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm: An Vĩnh (Amphitrite) phía đông bắc và nhóm Nguyệt Thiền (Crescent) lui về phía tây nam.
Đặc điểm chung:
Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông
Chu vi bờ biển: khoảng 518 km
Khí hậu: Nhiệt đới
Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m Tài nguyên: thiếu
Nguy hiểm tự nhiên: Bão
Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm An Vĩnh và nhóm Nguyệt Thiền.
KHOẢNG CÁCH ĐẾN ĐẤT LIỀN
Quần đảo Hoàng-Sa nằm gần Việt Nam nhất.
Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'N, 111°12'E) tới Lý Sơn (15°22'N, 109°07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123 hải lý.
Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn 15°23.1'N, 109°09.0'E) từ trong bản tuyên cáo đường cơ sở nội hải của chính quyền CHXHCN Việt-Nam (12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.
Từ đảo Tri Tôn này đến Mũi Ba Làng An (15°14'N, 108°56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý.
Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa 140 hải lý
Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu là 235 hải lý.
LỊCH SỬ:
TRƯỚC THỜI PHÁP THUỘC:
Những người đánh cá Việt Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được.
Đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi.
Năm 1686: (năm Chính Hòa thứ 7) Đỗ Bá Công biên soạn Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ. Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: “Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm…”
Năm 1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Trung Quốc.
Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình.
Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương.
THỜI PHÁP THUỘC:
Năm 1884, Hòa ước Giáp Thân buộc triều đình Huế chấp nhận chế độ bảo hộ ở Trung và Bắc Kỳ.
Ngày 9 tháng 6 năm 1885: Hòa ước Thiên Tân kết thúc chiến tranh Pháp_Thanh.
26 tháng 6 năm 1887: Pháp và Nhà Thanh xúc tiến ấn định biên giới giữa Bắc kỳ và Trung Hoa.
Năm 1899: toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng không thành vì thiếu tài khoản.
Đầu năm 1907: Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông.
Tháng 5 năm 1909: Tổng đốc Lưỡng Quảng (nhà Thanh, Trung quốc) Trương Nhân Tuấn phái đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về.
Năm 1920: Công ty Mitsui Busan Kaisha (Nhật) xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối.
Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.
8 tháng 3 năm 1921: Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.
30 tháng 3 năm 1921: Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam. Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, và từ thập niên 1930 trên quần đảo Trường Sa.
Năm 1930: Ba tàu Pháp, La Malicieuse, L’Alerte và L’Astrobale, chiếm quần đảo Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này.
Năm 1931: Trung Hoa ra lệnh khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, ban quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development. Pháp phản đối.
Trong suốt các năm 1931 - 1932, Pháp liên tục phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa. Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1932, Đông Dương thuộc Pháp (French Indochina) sáp nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình. Pháp lần lượt đặt một trạm khí tượng trên đảo Woody mang số hiệu 48859 và một trạm khí tượng trên đảo Pattle mang số hiệu 48860.
Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng đề nghị với Trung Hoa đưa vấn đề ra tòa án Quốc Tế nhưng Trung Hoa từ chối.
Năm 1935: Lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ có cả 4 quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc. Công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng: "Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam".
Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) của quần đảo Hoàng Sa. Bia khắc dòng chữ: “République Française- Royaume d’Annam- Archipels des Paracels 1816-Ile de Pattle 1938".[9] tái khẳng định chủ quyền Việt Nam từ thời Gia Long.
Ngày 30 tháng 3 năm 1938: Vua Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ ghi rõ: Các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời. Chính quyền Pháp và An Nam đã dựng bia chủ quyền cho quần đảo Hoàng Sa trên đảo Pattle.
Năm 1939: Đế quốc Nhật tấn công chiếm giữ đảo.
Năm 1946: Nhật bại trận phải rút lui. Pháp trở lại Pattle (An Vĩnh) nhưng vì chiến cuộc ở Việt Nam nên phải rút.
Năm 1946: Dựa trên Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp ...


Download miễn phí cho ae:
 

trangfanyvcass

New Member
Re: Download Tiểu luận Sinh viên với biển đảo quê hương

bạn ơi, có thể gửi mình bản doc không? mình cũng tìm hiểu đề tài này nhưng không biết nên làm sườn bài như thế nào cả.
 

tctuvan

New Member
Re: Download Tiểu luận Sinh viên với biển đảo quê hương

Trích dẫn từ trangfanyvcass:
bạn ơi, có thể gửi mình bản doc không? mình cũng tìm hiểu đề tài này nhưng không biết nên làm sườn bài như thế nào cả.

Link download cập nhật ở bài viết trên đó bạn, nhớ thank cho chủ thớt nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top