quaquelhp

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

Con người sinh ra và lớn lên đều sống trong một môi trường xã hội nhất định. Và gia đình gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người tham gia vào. Như vậy là gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Một đứa trẻ , nếu được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc, mọi người yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà ở đó cha mẹ luôn bất đồng với nhau , luôn cãI cọ, mọi người không có sự yêu thương che chở, quan tâm lẫn nhau thì sẽ làm cho nhân cách của trẻ phát triển thấp, đặc biệt là khi cha mẹ ly hôn. Bằng chứng là những nghiên cứu xã hội học, nhân chủng học gần đây ở nước ta về trẻ em lang thang, trẻ em bỏ nhà đi kiếm sống, tội phạm vị thành niên, thanh thiếu niên nghiện ma tuý mại dâm … đều đưa ra những kết luận khá thống nhất rằng : Phần lớn các em đều có bố mẹ ly hôn, ly thân hay giữa bố mẹ có quá nhiều xung đột. Theo các kết quả nghiên cứu ở phương tây, bố mẹ ly hôn khi đứa con còn thơ bé( từ 0- 3 tuổi ) có thể gây ra ở đứa trẻ các rối nhiễu tâm thể và các rối nhiễu này càng trầm trọng nếu như đứa con ấy không có sự chia sẻ của người nuôi dưỡng nó. Ở đứa trẻ từ 3- 6 tuổi thì có mặt cảm tội lỗi và sự tự đánh giá thấp bản thân mình. Trẻ sẽ ứng xử kém thích nghi ở trường hay bế tắc trong học tập ( từ 6-9 tuổi). Ở tuổi dậy thì ly hôn của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự nhập vai của trẻ, đặc biệt là trẻ gái. Không những thế, ly hôn còn gây ra những tổn thương tâm lý cho những đứa con, làm mất cân bằng tâm lý đồng thời kéo theo các phản ứng bù trừ kiểu nhiễu tâm, như là rối loạn mất giấc ngủ các cơn ác mộng, hay là các dạng rối nhiễu hành vi như ăn cắp, đánh nhau … Như vậy, ly hôn đã gây nhiều hậu quả xấu đến tâm lý, đời sống tình cảm, hành vi của trẻ. Nhưng thật đáng buồn , khi mà hiện nay, các vụ ly hôn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Đơn cử như ở quận Hai Bà Trưng có gần 1/5 số vụ kết hôn bị tan vỡ ( Đại Đoàn kết, 1996 ). Tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực cuả ly hôn tới sự phát triển nhân cách của trẻ, thì có không ít những vụ ly hôn của bố mẹ lại là con đường giải thoát cho trẻ khỏi những tổn thương về tâm lý, giúp trẻ giải phóng đựơc những cơn stress do bố mẹ gây ra. Vậy để biết được đời sống tâm lý thực của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn, tui đã quyết định lầm đề tài này. ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về gia đình theo các khía cạnh khác nhau, trong đó có hiện tượng ly hôn. tuy nhiên, chỉ có ít nghiên cứu về đời sống tâm lý của những đứa con trong các gia đình ly hôn và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nhân cách của trẻ.
Chính vì thế khi nghiên cứu đề tài này, tui muốn góp phần vào việc đi sâu tìm hiểu một số điều kiện phát triển nhân cách của trẻ em, cụ thể là đời sống tâm lý thực của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời để đề xuất các biện phát tích cực nhằm hạn chế tối đa các hậu quả tiêu cực của ly hôn, cũng như một số cách thức quản lý,giáo dục và giúp đỡ trẻ em chịu hoàn cảnh ly hôn của bố mẹ.
Do đó mục đích nghiên cứu là để cung cấp các kiến thức cho giới chuên môn và cho các đối tượng quan tâm về ảnh hưởng của ly hôn tới đời sống tâm lý của trẻ. Và qua đó đưa ra những kiến nghị với các nhà chức trách, các nhà làm luật, và cả các bố mẹ về cách thức hoạt động, xử lý tình thế có lợi cho sự phát triển của trẻ có bố mẹ ly hôn
PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG

I : Một số khái niệm cơ bản
1.1 : Sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh
1.1.1 : Định nghĩa
Trẻ sơ sinh là trẻ em ở lứa tuổi từ 0- 2 tuổi
1.1.2 : Sự phát triền sinh lý
Đây là giai đoạn phát triển bùng nổ của bộ não. Khi ra đời, phần phát triển nhất của bộ não là thân não và não giữa. Đây là 2 phần có chức năng kiểm soát trạng thái có ý thức, các phản xạ bẩn sinh, các chức năng sinh học sống còn. Não giữa được bao bọc bởi não và vỏ não. Nhứng bộ phận này chịu trách nhiệm trực tiếp về những cử động có ý thức của thân thể các cảm giác và các hoạt động trí tuệ như học tập, tư duy và nói … Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Do đó phải tổ chức cho trẻ hoạt động hợp lý để các tế bào thần kinh được kích thích, được hoạt động. Tránh các hình thức cô lậpu trẻ vì sự phát triển đầu đời của não trẻ không chỉ phụ thuộc voà quy luật sinh học mà còn phụ thuộc vào sự trải nghiệm của trẻ trong hoạt động của nó.
1.1.3 : Sự phát triển của giao tiếp
Cũng như người lớn, ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh cũng có giao tiếp với những người xung quanh, với thế giới bên ngoài, mặc dù công cụ giao tiếp, phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ rất đơn giản. Người mà đứa trẻ giao tiếp đầu tiên thường là bố mẹ của nó ( hay là người chăm sóc nó). Chính bố mẹ mlà người cho nó ăn, giữ gìn, bảo vệ nó. Do đó mà đứa trẻ cần giao tiếp với bố mẹ để tồn tại và phát triển.Những biểu hiện đầu tiên của sự giao tiép là những động tác như bú , cựa, khóc…Và thông qua những động tác này mà người lớn nhận ra những nhu càu của trẻ và đáp ứng những nhu cầu đó.Đứa trẻ bắt chước rất sớm.Ngay từ 10 ngày tuổi đầu tiên , trẻ đã biết bắt chước được nét mặt, mặc dù đấy chỉ là sự bắt chước vô thức.Chính vì vậy mà người chăm sóc trẻ mà suốt ngày cáu kỉnh thi sẽ có tác động xấu đến dứa trẻ. Do vậy khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc phảI luôn vui vẻ, thường xuyên trò chuyện, dỗ dành ,nâng niu, vuốt ve đứa trẻ khiến cho trẻ có cảm giác mình được chăm sóc, bảo vệ an toàn, trẻ cảm nhận được không gian ấm áp của tình thương, của gia đình.Như vậy, người chăm sóc trẻ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Nếu người chăm sóc mà chăm sóc cho trẻ cẩn thận, đúng quy luật thì tâm lý trẻ phát triển rất thuận lợi và ngược lại.Trên cơ sở giao tiếp với người chăm sóc mà ở trẻ xuất hiện tình cảm gắn bó với người chăm sóc. Chất lượng của sự gắn bó này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà sự nổi bật là 3 yếu tố: Đó là chất lượng chăm sóc trẻ, đặc điểm của bầu không khí, tình cảm gia đình và đặc điểm của hệ thần kinh, khí chất và điều kiện sức khoẻ của trẻ nói chung. Có hai khả năng xảy ra giữa đứa trẻ và người chăm sóc. Đó là gắn bó an toàn và gắn bó không an toàn. Trong đó, loại gắn bó không an toàn lại được chia làm ba loại: Đó là gắn bó chống đối, gắn bó lẩn tránh và gắn bó mất phương hướng, vô tổ chức. Đối với đứa trẻ có gắn bó an toàn thì nó sẽ luôn có cảm giác rất an toàn, thân tình trào đón mẹ và cảm giác e sợ quá đỗi thì thường tiếp xúc chất với mẹ để làm giảm bớt nỗi lo lắng. Đây là kết quả của sự giao tiếp hợp khoa học giữa người chăm sóc ( mẹ ) và con. Còn đối với những trẻ có gắn bó chống đối thì nó lại tỏ ra ít e sợ và thường quay lưng với yêu cầu của mẹ hay phớt lờ mẹ ngay cả khi mẹ cố tỏ ra sự chú ý cho trẻ. Trẻ thường dễ hoà đồng với người lạ nhưng thỉnh thoảng cũng lẩn tránh hay phớt lờ họ theo kiểu lẩn tránh và phớt lờ mẹ. Đối với trẻ gắn bó mất phương hướng, và vô tổ chức, thường có biểu hiện ở chỗ: Trẻ thấy bối rối về việc lại gần mẹ hay lẩn tránh mẹ khi gặp mẹ, trẻ có thể hoạt động vô thức và cứng nhắc hay có thể lại gần. Đây là kết quả của sự giáo dục thiếu khoa học. Mà nguyên nhân chủ yếu thường là bầu không khí gia đình không được tốt, luôn có sự căng thẳng, bất đồng vì bố mẹ không hạnh phúc, hay bố mẹ không nhạy cảm trong việc chăm sóc. Cũng có thể do đwas trẻ chịu nhiều stress khác nhau với người chăm sóc. Bởi đó là những người không nhất quán trong việc chăm sóc con, họ đối sử với con theo trạng thái, tâm trạng và phần lớn không đáp ứng nhu cầu của con. Những trẻ gắn bó lẩn tránh thường do mẹ không gần gụi với con hay do nhiệt tình quá mức. Có những ông bố bà mẹ khi thì yêu con quá mức, khi thì coi con như kẻ thù. Những đứa trẻ gắn bó không an toàn là tiền đề hết sức xấu cho sự phát triển sau khi sau này của trẻ, Sự gắn bó không an toàn này chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt trong giao tiếp của trẻ, trẻ luôn lẩn tránh và không chịu khám phá những thứ xung quanh nó. Nó luôn giam mình lại trong không gian riêng của nó mà không chịu tiếp xúc với người xung quanh. Những đứa trẻ bị thiếu hụt trong giao tiếp thường có hành vi rất nhèo nàn, nét mặt đờ đẫn, nhìn người khác với mặt khô cứng, không biểu cảm, sống co mình lại. Đây là mần sống nguy hại cho bệnh tật, đặc biệt là bệnh tự kỉ, thậm chí còn dẫn tới sự tụt hậu về phát triển trí tuệ, khó hoà nhập với xã hội, ngôn ngữ kém phát triển ... nếu như sự thiếu hụt giao tiếp kéo dài.

Mục lục
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG 4
I : Một số khái niệm cơ bản 4
1.1 : Sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh 4
1.2 : Sự phát triển tâm lý của vườn trẻ. 7
1.3 : Sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo. 8
1.4 : Sự phát triển tâm lý của trẻ ở tuổi học sinh nhỏ 9
1.5 : Sự phát triển tâm lý của tuổi thiếu niên 10
II : / Tình hình ly hôn trong nước và trên thế giớ. 14
2.1 : Khái niện ly hôn và kết hôn 14
2.2: Vấn đề ly hôn trong lịch sử 14
2.3 : Tình hình ly hôn trên thế giớ hiện nay 14
2.4 : Tình hình ly hôn ở Việt Nam 16
III : Những tổn thương tâm lý của trẻ khi có bố mẹ ly hôn 17
3.1 : Giai đoạn từ 0-2 tuổi 17
3.2 : Giai đoạn từ 2-3 tuổi 18
3.3 : Giai đoan từ 3-6 tuổi 19
3.4 : Thời kì tiềm ẩn 19
3.5 : Tuổi thiếu niên 20
PHẦN III : PHẦN KẾT LUẬN 22

3.5 : Tuổi thiếu niên
Cha mẹ ly hôn vào lúc con đã ở tuổi thiếu niên, con càng ngày càng xa lánh bố mẹ. Quan hệ cha con thời thơ ấu không còn bền chặt lắm thì trẻ thừa nhận và chấp nhận quy luật xã hội không dễ dàng gì . Trẻ ở tuổi thiếu niên cảm giác bị mắc kẹt giữa ý thức tòan năng có thể làm gì cũng được và cảm giác yếu ớt dễ bị uy lực của tình phụ tử đã không có mặt ở đây để an ủi vỗ về cho nó, giúp nó tìm thấy bản sắc của nó giữa muôn vàn hình ảnh nhận dạng khác nhau. Nó có thể bứt khỏi gia đình đểđi theo một nhóm bạn có nét giống nhau bên ngoài ( quần áo đầu tóc ngôn ngữ). Điều này đã làm cho nó có ảo tưởng rằng đã tìm thấy bản sắc của nó. Bởi vậy sự vắng mặt hay thờ ơ của người cha nhất thiết không phải đẩy đứa trẻ vị thành niên vào con đường phạm tội hay dị ứng xã hội. Sự cân bằng của người mẹ đủ đem lại tiêu chí cần thiết để để nó tự xây dựng bả thân về mặt tinh thần. Đứa trẻ tiếp nhận quyền của bố nếu quyền uy đó phản ánh tinh thần thương yêu và sự quan tâm đối với nó, nếu không nó sẵn sàng chối bỏ quyền uy do để tránh sự chừng phạt bởi lẽ quyền uy đó đã không được nó nhập tâm. Quyền uy của người mẹ được hình thành một cách khác, nó được con chấp nhận đổi lấy sự săn sóc hàng ngày mẹ dành cho con. Khi người mẹ một mình đảm nhận việc dạy dỗ con, đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên có ý thức về gánh nặng trên vai mẹ, nên nó đã nhập tâm một hình ảnh trọn vẹn về một người đàn ông nào đó từ thủa ấu thơ
Trong một số trường hợp, đối mặt với khó khăn của người lớn, đi nhanh vào cuộc sống của người lớn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt ( Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, Văn hóa, Xã hội 2
N Ứng dụng của tâm lý trong các mặt của đời sống Tài liệu chưa phân loại 2
M Giới Thiệu Những Ứng Dung Bạt Nhựa PE Trong Đời Sống Thị trường, Mua bán 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp Văn hóa, Xã hội 0
D Học thuyết âm dương Ngũ hành và ứng dụng của nó trong đời sống Văn hóa, Xã hội 0
L Vai trò của QHSX trong đời sống xã hội ,sự phù hợp giữa LLSX và QHSX trong nền sản xuất kinh tế nhiề Luận văn Kinh tế 0
C Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần Công nghệ thông tin 2
N Vai trò của ý thưc pháp quyền trong đời sống xã hội và ứng dụng trong quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 2
D Phật giáo ở Ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương qu Lịch sử Thế giới 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top