nguyenthuy_2603

New Member
Download Luận văn Ngữ nghĩa – ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt

Download miễn phí Luận văn Ngữ nghĩa – ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt





MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: VỊTỪNGÔN HÀNH TIẾNG VIỆT – ĐẶC ĐIỂM
NGỮNGHĨA VÀ NGỮDỤNG
1.1. Hành động ngôn từvà câu ngôn hành . 14
1.1.1. Hành động ngôn từ. 14
1.1.2. Câu ngôn hành . 17
1.2. Vịtừngôn hành . 20
1.3. Ngữnghĩa – ngữdụng của vịtừngôn hành tiếng Việt . 21
Chương 2: TỪ ĐIỂN VỊTỪNGÔN HÀNH TIẾNG VIỆT.26
KẾT LUẬN. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 90



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

Ví dụ: Bắt được quả bóng. Bắt được thư nhà.
3. Bám chặt hay để cho bám chặt lấy, cái này tác động trực tiếp vào cái
kia. Ví dụ: Da bắt nắng, xăng bắt lửa.
4. Phát hiện sự việc đáng chê trách của người khác và làm cho phải chịu
trách nhiệm. Ví dụ: Bắt quả tang kẻ trộm. Bắt lỗi chính tả.
5. Khiến phải làm việc gì, không cho phép làm khác đi. Ví dụ: Chĩa súng
bắt giơ tay hàng. Điều đó bắt anh phải suy nghĩ.
6. Làm cho gắn, cho khớp với nhau, khiến cái này giữ chặt cái kia lại. Ví
dụ: Bắt đinh ốc.
7. Nối thêm vào một hệ thống đã có sẵn. Ví dụ: Bắt điện vào nhà. Con
đường bắt vào quốc lộ.
Cả 7 nghĩa trên đây, không có nghĩa nào có thể là ngôn hành. Tuy nhiên,
bắt còn có một nghĩa nữa mà không thấy giải nghĩa trong từ điển, đó là nghĩa
chọn lựa. Đây là nghĩa có tính chất ngôn hành.
Hai người bạn đang xem trận đấu bóng đá và cược một chầu cà phê xem
đội nào thắng. Một người nói:
– tui bắt đội Đức.
Người kia:
– Vậy thì tui bắt đội Ý.
Trong mẫu đối thoại trên thì từ bắt được dùng để thực hiện việc bắt đội
nào. Như vậy nó là một vị từ ngôn hành.
 Bắt buộc: buộc phải làm. So sánh hai câu sau:
– tui bắt buộc phải ở lại.
– tui bắt buộc em phải xin lỗi bạn!
Rõ ràng câu thứ hai là ngôn hành, còn câu thứ nhất thì không. Lý do là
trong câu thứ nhất, bắt buộc chỉ một tình trạng, còn ở câu thứ hai nó mới là
một hành động hướng đến đối tượng là “em”.
 Bắt đầu: Bước vào giai đoạn đầu của một công việc, một quá trình, một
trạng thái. Với nghĩa này thì bắt đầu chưa phải là một vị từ ngôn hành. Nhưng
với nghĩa khơi mào, là khai mạc, vị từ này khi được phát ngôn trong điều kiện
ngôn hành, sẽ trở thành vị từ ngôn hành.
So sánh:
– Đứa trẻ bắt đầu tập nói / Lúa bắt đầu chín.
với (Lời người chủ trì cuộc họp) – Cuộc họp xin bắt đầu!/ Chúng ta bắt đầu
cuộc họp, ta thấy trường hợp thứ nhất là hai câu tường thuật bình thường;
trong khi trường hợp thứ hai câu ngôn hành vì người chủ trì đang làm cái việc
bắt đầu cuộc họp bằng cách nói câu có chứa nó ra. Như vậy, bắt đầu là một vị
từ ngôn hành.
 Bắt đền: Bắt phải đền, phải bồi thường thiệt hại. Bắt đền có khả năng
trở thành một vị từ ngôn hành nếu nó được dùng trong điều kiện ngôn hành.
Ví dụ: Một cậu bé bị mẹ làm vỡ quả bóng bay:
– Không biết đâu! Con bắt đền mẹ đấy!
Trong phát ngôn trên thì bắt đền là một vị từ ngôn hành. Nhưng nếu bà mẹ
dỗ con:
– Được rồi, mẹ đền cho!
Mặc dù bà mẹ nói ra câu có từ đền thì đền không phải là một vị từ ngôn
hành. Bởi đền phải gắn với việc bà mẹ phải mua cho con quả bóng khác, chứ
không phải là hành động được thực hiện bằng lời nói nên nó không phải là vị
từ ngôn hành.
Như vậy, bắt đền là vị từ ngôn hành còn đền không phải là vị từ ngôn
hành.
 Bẩm: thưa, trình (thường dùng với người có địa vị trong xã hội cũ). Đây
là vị từ ngôn hành có nguồn gốc là một cảm thán từ. Nhưng dần dần bẩm
không còn là nghĩa của cảm thán từ nữa (như dạ) mà là nghĩa trình, báo. Như
vậy bẩm trở thành một vị từ ngôn hành.
Ví dụ: Một người lính được một vị quan nọ cho đòi, anh ta đi vào và nói:
– Bẩm quan, con đã có mặt ạ!
Ở phát ngôn trên, nghĩa của bẩm cũng có thể hiểu là: “Xin trình quan là
con đã có mặt”.
Hay:
– Lạy cụ ạ. Bẩm cụ… Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ… Bẩm cụ,
từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại thích sinh ra ở tù, bẩm có thế, con có nói gian
thì trời tru đất diệt, bẩm quả là đi tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn,
bây giờ về làng về nước một thước đất cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn.
Bẩm cụ con lại đến kêu cụ cụ lại cho con đi ở tù…
(Nam Cao – Chí Phèo)
Trong phát ngôn trên ta thấy từ bẩm có giá trị là trình, thưa chứ không còn
mang nghĩa của một cảm thán từ.
 Bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hay biểu quyết để giao cho làm đại biểu,
làm một chức vụ hay hưởng một vinh dự.
Khi hành động “bầu” được thực hiện bằng lời nói, bầu sẽ là một vị từ
ngôn hành.
Ví dụ:
Trong buổi bầu ra ban cán sự lớp đầu năm, một bạn đứng lên phát biểu:
– Thưa cô và các bạn, em xin bầu bạn Hằng làm lớp trưởng ạ!
 Bổ dụng: Đây là một vị từ ngôn hành có nghĩa là bổ nhiệm.
 Bổ nhậm: (cũng như bổ nhiệm)
 Bổ nhiệm: cử giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Trong cuộc họp hội đồng, sau khi đã bỏ phiếu kín, một người trong ban
lãnh đạo đứng lên phát biểu ý kiến:
– Hội đồng sư phạm nhà trường chúng tui bổ nhiệm ông Nguyễn Văn
Trung làm hiệu trưởng nhà trường.
Trong ví dụ trên thì bổ nhiệm rõ ràng là một vị từ ngôn hành.
 Bổ sung: thêm vào cho đủ.
Trong một số trường hợp (dù khá hạn chế) bổ sung có thể trở thành vị từ
ngôn hành.
Ví dụ:
– tui xin bổ sung đồng chí Nguyễn Văn A vào ban chấp hành.
 Buộc: (xem bắt buộc)
 Cá: cuộc, đánh cuộc. Tuy nhiên không phải lúc nào cá cũng có thể là vị
từ ngôn hành. Ta xem ví dụ:
Hai người bạn cùng xem một trận đấu bóng đá. Một người nói:
– Tao với mày cá xem Đức hay Ý sẽ thắng trong trận này đi! (1)
Trong phát ngôn trên thì việc cá vẫn chưa được thực hiện. Nhưng nếu
người kia trả lời:
– Ừ, cá! (2)
Thì cá trong câu (2) là vị từ ngôn hành vì anh ta đã làm cái việc cá bằng
lời nói và bằng cách nói nó ra.
Đỗ Hữu Châu cho rằng trong trường hợp này cá (2) vẫn chưa phải là vị từ
ngôn hành (mà ông gọi là động từ ngữ vi) bởi vì cả hai chưa đưa ra điều kiện
thắng – thua, chưa đưa ra phần thưởng – phạt, cho nên việc cá không diễn ra
được. Nhưng theo chúng tui việc đưa ra điều kiện hay đưa ra phần thưởng –
phạt lại là một việc khác. Còn cá là việc đồng ý đánh cuộc trong câu trên, cho
nên cá đã đủ điều kiện là một vị từ ngôn hành rồi.
Những điều kiện giao hẹn chỉ bổ sung cho việc cá mà thôi. Chúng ta chỉ
xét cá với góc độ là một hành động ngôn ngữ, và chúng tui nhận thấy nó hội
đủ điều kiện ngôn hành để trở thành một vị từ ngôn hành (phát ngôn 2)
Hay như ở ví dụ:
– Tao cá với mày là đội Ý sẽ thắng. (3)
thì cá là vị từ ngôn hành.
 Cam đoan: nói chắc và hứa chịu trách nhiệm về lời nói của mình để cho
người khác tin.
Cam đoan là vị từ ngôn hành được sử dụng ở cả dạng văn viết và phát
ngôn.
Ví dụ:
– Xin cam đoan với anh là tui sẽ trả nợ đúng hạn.
Ở dạng văn bản viết, thường gặp ở phần cuối đơn từ lời cam đoan như
sau:
tui xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu khai
man tui xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Cam kết: chính thức cam đoan làm đúng những điều đã hứa. Cam kết có
nghĩa như cam đoan, nhưng sắc thái biểu cảm mạnh hơn.
Vì tính chất chính thức của cam kết nên nó thường được dùng trong văn
bản viết nhiều hơn.
Ví dụ:
Giấy cam kết.
 Cảm ơn: (xin xem cám ơn)
 Cảm tạ: tỏ lòng biết ơn bằng lời cảm ơn.
Ví dụ:
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top