Download Luận văn Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam





Đa số các ngân hàng nghiên cứu đều có tỷ lệ cho vay cá nhân thấp hơn cho vay các tổ chức kinh tế, riêng Á Châu, MHB và Phương Nam thì ngược lai. Điều này chứng tỏ ba ngân hàng này phát triển mạnh về mảng bán lẻ, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn hay nợ xấu của ba ngân hàng này lại không đồng nhất với nhau. Đối với Á Châu tỷ lệ đấy là tương đối thấp so với các ngân hàng khác, còn Phương Nam thì lại cao nhất. Do đó, việc xác định tỷ lệ cho vay theo loại hình kinh tế mục đích là tìm hiểu nguyên nhân phát sinh rủi ro để đề ra biện pháp quản lý có hiệu quả.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ư trước, mục đích giảm thiểu các khoản vay đầu tư địa ốc. Đối với thị trường chứng khoán Mỹ, lượng chứng khoán phát hành trước đây đã bị định giá cao, không đúng với giá trị thực vốn có. Không những chỉ có lĩnh vực địa ốc và tài chính bị ảnh hưởng, mà cuộc khủng hoảng tín dụng còn “tàn phá” cả ngành công nghiệp ô tô, hàng không, du lịch và bán lẻ. Thể hiện ở chỗ các hãng ô tô như GM, Ford, Chrysler thua lỗ do tình hình kinh doanh khó khăn, doanh số thị trường ô tô Mỹ được dự báo chỉ đạt mức 14,5 triệu chiếc, thấp nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Giá dầu ngày càng leo thang, kinh tế ngày càng khó khăn, số lượng người đi lại bằng đường hàng không giảm đáng kể buộc hàng loạt hãng hàng không đóng cửa. Đồng USD mất giá khiến nhiều người Mỹ phải từ bỏ thói quen đi du lịch và mua sắm ở nước ngoài, xu hướng cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buộc bụng làm cho doanh số bán lẻ trong nước giảm sút, nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn.
Đến nay đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo công bố của Federal Deposit Insurance Corporation - Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,…
Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự.
Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng: khái quát về tín dụng, vai trò tín dụng đối với nền kinh tế, cũng như thế nào là rủi ro, rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và phương pháp quản lý rủi ro.
Đồng thời, trong chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ về quản lý rủi ro tín dụng. Đối với Trung Quốc cho ta thấy được nguyên nhân của các khoản nợ xấu xuất phát từ đâu để có thể học hỏi phòng tránh và giảm thiểu nó. Đối với Nhật Bản, việc quản lý rủi ro tín dụng được đặt lên trên hết và tiến hành ngay khi mới bắt đầu, công tác quản lý rủi ro tín dụng của Nhật Bản khá thành công, đặc biệt trong các khâu xử lý tài sản thu hồi các khoản nợ xấu đã gây ra những khoản lỗ kéo dài hàng năm qua. Riêng đối với Mỹ, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng và hàng loạt các ngân hàng lớn, danh tiếng của Mỹ bị phá sản, là bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1.ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Việt Nam đang bị lạm phát nặng, mức lạm phát hai con số là nguy cơ cao đe doạ sự ổn định vĩ mô nền kinh tế. Lương thực và dầu mỏ tiếp tục thổi mạnh vật giá và gây hậu quả bất lợi cho các thành phần kinh tế. Thị trường chứng khoán gặp nhiều bất trắc, sức nóng của vấn đề nhà đất vơi đi làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu, bất động sản sụt giảm trầm trọng. Thêm nữa, quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến cho hầu hết các doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường làm cho nợ xấu gia tăng vì không có nguồn để trả.
Thời gian qua, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh do sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và bất động sản, trong khi chất lượng tín dụng không đảm bảo. Trước tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, Việt Nam không khỏi bị ảnh hưởng, từ đó tình hình kinh tế ngày một khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ban hành thêm một số quy định mới, làm cho tình hình cho vay trở nên xấu đi, các doanh nghiệp không có nguồn tiền để thanh toán, kinh doanh, dẫn đến khả năng phá sản, ngân hàng khó thu hồi được nợ… hàng loạt các vấn đề phát sinh đã tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
Cụ thể như Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ bắt buộc, mỗi ngân hàng thương mại phải mua số lượng tín phiếu nhất định và chỉ cho vay trên số tiền huy động, dẫn đến các ngân hàng phải tham gia vào cuộc đua lãi suất để làm sao có thể huy động được càng nhiều đủ bù đắp và có thể cho vay. Trước tình hình đó, ngân hàng tạm ngưng giải ngân cho các doanh nghiệp, những khách hàng của ngân hàng, kéo theo đình trệ dây chuyền sản xuất, hệ thống kinh doanh của các doanh nghiệp: không có tiền thanh toán cho đối tác, đầu tư sản xuất, đối tác không thanh toán được tiền cho khách hàng, hay thanh toán tiền mua bất động sản trả góp… nguy cơ khách hàng sẽ không trả được nợ vì không có nguồn thu.
Hay khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và quy định trần lãi suất cho vay, thì các Ngân hàng thương mại tiếp tục cuộc cạnh tranh mới vừa có thể huy động được tiền gửi vừa có thể cho vay đủ bù đắp chi phí. Giải pháp đấy là tăng thu các loại phí liên quan đến tín dụng, đẩy lãi suất thực khách hàng vay cao hơn nhiều so với trần lãi suất Nhà nước quy định, làm cho khách hàng phải bỏ ra chi phí nhiều hơn để trả lãi, như thế nguy cơ không trả được nợ là khá cao.
Do vậy, tình hình kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.2.TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1.Tổng quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại:
2.2.1.1.Tình hình tăng trưởng huy động:
NHTM là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và tín dụng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM là các hoạt động đem lại lợi nhuận cho NHTM bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.
Như vậy huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Qua nghiên cứu, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ tăng trưởng huy động khá cao. Năm 2007, ngân hàng An Bình có tốc độ tăng trưởng huy động tăng cao 337%, kế đến là ngân hàng Kỹ thương 156%, ngân hàng Á Châu tuy tốc độ tăng trưởng k
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top