thejedi203

New Member

Download Những điều cần lưu ý trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội miễn phí





Điều 5 của văn bản “Hướng dẫn thi hành Nghị quyết liên tịch số 06 ngày 10/9/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” quy định thành phần hội nghị tiếp xúc cử tri như sau:
1. Đại diện cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan ở mỗi cấp.
2. Cử tri trực tiếp làm việc, học tập tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.
3. Cử tri thôn, buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố.
Đây là quy định chung cho tất cả các hình thức tiếp xúc cử tri chứ không phải bất kỳ cuộc tiếp xúc nào cũng phải đủ ba loại thành phần như trên. Thực tế cho thấy, cơ cấu, số lượng, tỷ lệ thành phần trong các cuộc tiếp xúc cử tri là muôn màu, muôn vẻ phụ thuộc vào khả năng vận dụng các quy định về tiếp xúc cử tri và trình độ của người tổ chức hội nghị, có thể gom lại thành hai loại sau đây.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Những điều cần lưu ý trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Tiếp xúc cử tri là hoạt động được đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành thường xuyên, đều đặn nhất và đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống dân cử ở nước ta.
Tiếp xúc cử tri là cầu nối vững chắc giữa đại biểu với cử tri diễn ra dưới nhiều hình thức ở mỗi địa phương. Theo thông lệ, một năm đại biểu có thể tiếp xúc ít nhất bốn lần với cử tri (hai lần trước hai kỳ họp và hai lần sau hai kỳ họp). Ngoài ra theo yêu cầu công việc, đại biểu có thể có các cuộc tiếp xúc khác theo chuyên đề, theo đối tượng cần tiếp xúc. Qua tiếp xúc nhiều lần, đại biểu và cử tri ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn; các yêu cầu cần tìm hiểu của đại biểu sát thực với cuộc sống của cử tri hơn, các cử tri cũng cung cấp được nhiều thông tin bổ ích, phù hợp với yêu cầu của đại biểu hơn.
Tiếp xúc cử tri là một sinh hoạt chính trị - xã hội, thực hiện càng tốt càng góp phần mở rộng và phát huy dân chủ ở cơ sở. Tại hội nghị tiếp xúc ai cũng có quyền tự do nói thẳng, nói thật, nói hết ý kiến của mình. Ở nhiều hội nghị, người tổ chức, điều hành linh hoạt, có bản lĩnh, thì cử tri phát biểu thẳng thắn, thoải mái, đại biểu Quốc hội thu lượm được nhiều thông tin “tươi sống”, bổ ích góp phần phục vụ tốt hơn cho các quyết sách của Quốc hội tại mỗi kỳ họp.
Tiếp xúc cử tri có thể ví như chiếc lăng kính hội tụ tình hình chung của đất nước. Mỗi lần tiếp xúc trước kỳ họp, các đại biểu thường thu thập được trên dưới 1.300 ý kiến của cử tri trong cả nước với nhiều lĩnh vực (kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, môi trường, đối ngoại...). Trong đó có nhiều ý kiến mang tầm vĩ mô khá xác đáng, nhiều ý kiến có tính phát hiện, giúp cho Quốc hội lựa chọn sát thực, đúng đắn các vấn đề cần chất vấn tại kỳ họp. Các cuộc tiếp xúc sau kỳ họp, các đại biểu đã chuyển tải đến cử tri những nội dung cơ bản của kết quả kỳ họp, nhất là các quyết nghị của Quốc hội về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường và những nội dung cơ bản của một số đạo luật vừa được thông qua.
Tiếp xúc cử tri là hoạt động được lặp đi lặp lại và trên thực tế hoạt động này đã có vẻ thuần thục, nhưng cũng còn không ít các vấn đề cần được cải tiến nếu muốn đem lại hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn. Bước đầu, chúng tui xin được nêu lên một số việc xét thấy có thể thực hiện được ngay trong các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp.
1. Việc tổ chức các cuộc tiếp xúc của các Đoàn đại biểu Quốc hội
Nếu phân chia theo địa bàn, đơn vị bầu cử thì hiện nay các Đoàn đại biểu Quốc hội ở các địa phương đang tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri với phạm vi địa bàn rất khác nhau, nhưng có thể khái quát thành hai dạng:
- Dạng thứ nhất, một số Đoàn đại biểu Quốc hội thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc theo phạm vi nơi ứng cử của từng đại biểu, nghĩa là đại biểu nào ứng cử ở đơn vị bầu cử nào, huyện, thị nào thì suốt cả khóa chỉ tiếp xúc với cử tri của các huyện, thị thuộc đơn vị bầu cử đó. Ưu điểm cơ bản của cách tổ chức này là, do phạm vi hẹp nên đại biểu có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nắm tương đối kỹ tình hình mọi mặt của đơn vị mình ứng cử; quan hệ giữa đại biểu và cử tri có phần mật thiết hơn vì tần suất xuất hiện các cuộc tiếp xúc tương đối dày đặc (cứ đến hẹn lại lên). Tuy nhiên lại có nhược điểm cơ bản là, hoạt động cả khóa mà đại biểu không nắm được tình hình nhiều mặt của cả tỉnh, thành phố, địa phương mình làm đại biểu (mặc dù có địa phương đã bổ khuyết bằng cách báo cáo tình hình chung của toàn tỉnh, thành phố cho cả Đoàn cùng nghe, nhưng đây là ý kiến của lãnh đạo tỉnh, thành phố chứ không phải là ý kiến của cử tri). Có đại biểu đã phát biểu, hết khóa rồi mà chưa hề biết mấy huyện ngoại thành khác các quận nội thành thế nào; lại có đại biểu luyến tiếc năm năm trời mà mình chưa có dịp được tiếp cận với các huyện trung du, miền núi bao la cách xa thủ phủ tỉnh lỵ cả ngày đường... Do không nắm được tình hình chung của cả tỉnh, thành phố nên tư duy, suy nghĩ phát hiện vấn đề, tầm đề xuất, đóng góp của đại biểu bị hạn chế nhiều. Hơn nữa, đối với đại biểu nếu chỉ hoạt động trong mấy huyện, thị thuộc đơn vị ứng cử của mình thì cũng không phù hợp với quy định tại Điều 97 của Hiến pháp hiện hành và Điều 43 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 “Đại biểu Quốc hội là người thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ thay mặt cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn thay mặt cho nhân dân cả nước...”.
- Dạng thứ hai được phần lớn các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức tiếp xúc cử tri, đó là dù đại biểu được bầu ra ở đơn vị bầu cử nào thì cũng sẽ lần lượt được tiếp xúc cử tri ở tất cả các đơn vị bầu cử (tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện của cả tỉnh, thành phố). Về thời gian, những tỉnh chỉ có hai đến ba đơn vị bầu cử (trên dưới 10 đơn vị hành chính cấp huyện) thì chỉ sau ba đến bốn kỳ họp là các đại biểu đã tiếp xúc được cử tri ở hầu hết các huyện, thị (mỗi huyện, thị tiếp xúc ít nhất là một điểm). Ở những địa phương có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện như tỉnh Thanh Hóa (27 huyện, thị xã, thành phố, với sáu đơn vị bầu cử) thì sau sáu kỳ họp là các đại biểu đã tiếp xúc cử tri được ở cả sáu đơn vị bầu cử, đã đi được khắp các huyện, thị xã, thành phố trong cả tỉnh. Ưu điểm cơ bản của dạng tổ chức này là khắc phục được những khiếm khuyết cơ bản của dạng tổ chức thứ nhất. Cử tri có điều kiện biết được tất cả các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, chứ không chỉ biết những đại biểu thuộc đơn vị bầu cử của mình. Đại biểu Quốc hội có điều kiện nắm bắt được tình hình các mặt của cả tỉnh, thành phố, có điều kiện so sánh đời sống kinh tế - xã hội các mặt giữa vùng này với vùng khác (vùng biển, vùng đồng bằng với các vùng trung du, miền núi, vùng núi thấp với vùng núi cao, thành thị với nông thôn). Do có được tình hình đa dạng, phong phú, toàn diện nên các đại biểu có điều kiện suy nghĩ, chắt lọc, phát hiện, khái quát, tổng hợp, đề xuất, kiến nghị được nhiều vấn đề mới mẻ, xác đáng tại kỳ họp Quốc hội... 
Theo chúng tui thì cách thức tổ chức theo dạng thứ hai là hợp lý, đúng đắn hơn, phù hợp với quy định tại Điều 51 Luật tổ chức Quốc hội hiện hành “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà nước hữu quan”.
Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả điều luật này thì tất cả các Đoàn đại biểu Q...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Chính sách tỷ giá hối đoái và những điều kiện tự do hoá tỷ giá ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Đề tài Nghiên cứu và phân tích những điều chỉnh của luật Tổ chức tín dụng 2010 so với luật Tổ Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề tài Những vấn đề đặt ra đối với luật sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam là thành viên Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Những điều không thể về giao dịch bảo đảm Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Những điều kiện pháp lý cần và đủ để pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Những vướng mắc khi áp dụng Điều 202 của Bộ luật Hình sự Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đồ án Điều tra khả năng tiếp thu những khái niệm âm nhạc sơ giản và kỹ năng hoạt động âm nhạc Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạ Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch Luận văn Kinh tế 2
N [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong k Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top