tracych0u90

New Member

Download Tiểu luận Vai trò của lí luận hình thái kinh tế xã hội đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI 3
1. Khái niệm 3
2. Kết cấu và chức năng của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế – xã hội. 3
3. Ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội 4
II. SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM 5
1.Khái niệm 5
2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam 5
3. Vai trò của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Viêt Nam 6
4. Nội dung cơ bản của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam 7
III. VÂN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM 8
1. Lý luận cơ sở 8
2.Thực trạng sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam 9
3.Giải pháp vĩ mô cho sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá ở nước ta 12
KẾT LUẬN 16
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và tính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết .
Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hoá _ Hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập trung nghiên cứu giải quyết trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội và việc vận dụng lý luận đó vào sự nghiệp Công nghiệp hoá _ Hiện đại hoá ở nước ta. Chính vì những lý do trên ,em chọn đề tài: “Vai trò của lí luận hình thái kinh tế xã hội đối với sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay”.
Do trình độ có hạn , nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việc nghiên cứu. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI
1. Khái niệm
Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó.
2. Kết cấu và chức năng của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế – xã hội.
Xã hội không phải là tổng số những hiện tượng, sự kiện rời rạc những cá nhân riêng lẻ. Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp. Trong đó có những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt có vai trò nhất định và tác động đến mặt khác tạo nên sự vận động của cơ thể xã hội. Chính tính toàn vẹn của nó được phản ánh bằng khái niệm hình thái kinh tế – xã hội.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế – xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau từ thấp lên cao thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người.
Quan hệ sản xuất – quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất – là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mối quan hệ xã hội khác, không có mối quan hệ đó thì không thành xã hội và quy luật xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội lại có một kiểu quan hệ sản xuất của nó tương ứng với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất, đó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
Ngoài những mặt cơ bản của xã hội đã đề cập ở trên – lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng – thì còn có những quan hệ dân tộc quan hệ gia đình và các sinh hoạt xã hội khác.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
a) Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.
C. Mac viết : “tui coi sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên ”.
Các mặt cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế – xã hội: lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng không tách rời nhau, mà liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính do tác động của quy luật khách quan đó, mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động và phát triển thay thế nhau từ thấp lên cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên không phụ thuộc vào ý trí, nguyện vọng chủ quan của con người.
b) Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội
Sự ra đời học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học.
Học thuyết đó chỉ ra : sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, cách sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Học thuyết đó cũng chỉ ra: xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động,các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lai lẫn nhau.
II. SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM
1.Khái niệm
Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ VII khoá VI và đại hội đại biểu toàn quốc thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất và kinh doanh ,dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động cao ”(1)
Khái niệm công nghiệp hoá như vậy Đảng ta đã xác định rộng hơn những quan điểm trước đó bao gồm tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội được sử dụng bằng các phương tiện tiên tiến hiện đại cùng với kĩ thuật và công nghệ cao. Như vậy tư tưởng CNH không bó hẹp trong phạm vi các trình độ lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.
2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam
a) CNH-HĐH có tính phổ biến
Mỗi cách sản xuất xã hội chỉ có thể vững chắc trên cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kĩ thuật tương ứng mà lực lượng lao động sản xuất sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu của xã hội.
Chủ Nghĩa Tư Bản đã tiến hành CNH để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chính Chủ Nghĩa Tư Bản và đã thu được nhiều thành công. Đó là lực lượng sản xuất phát triển cao, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, năng suất lao động cao.
Do Chủ Nghĩa Xã Hội có cách sản xuất tiên tiến hiện đại dựa trên trình độ khoa học kĩ thuật của lực lượng sản xuất phát triển cao. Vì nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiêp lạc hậu nên nước ta phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong đó, nền nông nghiệp và công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ phát triển cao. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó chúng ta phải tiến hành CNH tức là chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang nền công nghiệp hiện đại.
b) CNH-HĐH là quá trình tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân Xã hội chủ nghĩa
Xã Hội Chủ Nghĩa muốn tồn tại và phát triển cũng cần có một nền kinh tế tăng trưởng, phát triển cao dựa...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
D Tiểu luận Vai trò của probiotics, symbiotics Y dược 0
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện cá Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: nâng cao vai trò của pháp luật thuế ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trườ Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một s Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG Tài liệu chưa phân loại 1
M Tiểu luận: Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top