men_lovy_love9x

New Member

Download Tiểu luận Khảo sát việc triển khai áp dụng chính sách sản phẩm của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây miễn phí





Danh mục sản phẩm của các công ty dược phẩm được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, quan trọng nhất là dựa vào mô hình bệnh tật, thu nhập bình quân trên đầu người và chi phí cho công tác khám chữa bệnh của nước ta, tình hình kinh doanh sản xuất thuốc trong nước.Từ đó xác định nhu cầu về một nhóm thuốc và một thuốc nào đó mà công ty kinh doanh để từng bước xây dựng một danh mục sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam và mục tiêu kinh doanh của công ty.
Mục đích của việc phát triển danh mục sản phẩm để phát triển thêm thuận lợi, lấp chỗ trống cho chủng loại hiện có, tận dụng năng lực sản xuất và dịch vụ dư thừa, mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ. Chiến lược này doanh nghiệp chủ động có chiến lược thích ứng với những biến động của thị trường.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đặt vấn đề
Với đường lối mở cửa và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam đã tạo ra một thị trường thuốc phong phú, đáp ứng nhu cầu thuốc cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Thị trường Việt Nam nói chung, thị trường thuốc nói riêng là thị trường hấp dẫn đối với các công ty kinh doanh dược phẩm nước ngoài do có nhu cầu và tiềm năng lớn, trong khi đó khả năng sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu của người dùng về mặt chất lượng và chủng loại gây ra thị hiếu chuộng thuốc ngoại của đa số người tiêu dùng. Các công ty kinh doanh dược phẩm nước ngoài đã chiếm lĩnh được phần lớn thị trường Việt Nam, để có được thành công đó họ không những chú trọng đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tích cực vận dụng chính sách marketing cho phù hợp.
Nhằm thu được tối đa lợi nhuận, tạo lợi thế cạnh tranh và an toàn trong kinh doanh, các công ty dược phẩm nước ngoài đã áp dụng nhuần nhuyễn chính sách marketing để tạo ra ưu thế cạnh tranh cao nhất cho mình.
Chính sách sản phẩm là chính sách chủ đạo trong marketing dược, được vận dụng một cách linh hoạt và thích ứng với đặc điểm của thị trường qua mỗi giai đoạn khác nhau.
Với mong muốn tìm hiểu sự vận dụng chính sách sản phẩm của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây, tiểu luận :
“ Khảo sát việc triển khai áp dụng chính sách sản phẩm của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây”
Với mục tiêu sau:
Khảo sát việc triển khai áp dụng chính sách sản phẩm của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm tạo hiệu quả cao hơn nữa từ việc vận dụng chính sách sản phẩm của các công ty trong thời gian tới.
Phần I : Tổng quan
1. Đại cương về marketing
1.1.Định nghĩa Marketing
Theo hiệp hội marketing Mỹ: “ Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các kế hoạch, định giá, khuyến mãi và phân phối, hàng hoá và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi, từ đó thoả mãn mục tiêu của các cá nhân và tổ chức”.
Viện marketing Anh định nghĩa: “ Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất- kinh doanh. Từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa các hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được theo lợi nhuận dự kiến”.
Theo giáo sư Mỹ- Philip Kotler :
“Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.
Tóm lại, marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thoả mãn, gởi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận.
1.2. Mục tiêu, vai trò và chức năng của marketing.
1.2.1. Mục tiêu
Lợi nhuận: bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thị trường đều phải tìm ra lợi nhuận, vì lợi nhuận đảm bảo bù đắp chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kinh doanh và có điều kiện để mở rộng và phát triển doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh: Nhờ kiến thức về marketing, doanh nghiệp sẽ tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình trên thương trường. Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp
An toàn trong kinh doanh: Dựa vào hiểu biết về marketing, doanh nghiệp phân tích phán đoán, những biến đổi của thị trường, nhận ra được các cơ hội, đề ra những biện pháp nhằm đối phó với những bất trắc và hạn chế tới mức tổi thiểu hậu quả của những rủi ro trong kinh doanh.
1.2.2. Vai trò
Tương ứng với quy mô quản lý kinh tế (Vĩ mô- vi mô) ta có hai hệ thống marketing
Macro marketing có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, khuyến khích nền sản xuất phát triển, đảm bảo cung ứng cho xã hội một mức sống ngày càng cao và hợp lý.
Micro marketing là các hệ thống con, cấu thành nên macro marketing. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận trực tiếp với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Nó hướng dẫn chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, micro marketing có tính quyết định tới hiệu quả kinh doanh tổng hợp, tới hình ảnh và vị thế của công ty trên thị trường.
1.2.3. Các chức năng
Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường: sẽ giúp các nhà sản xuất trả lời câu hỏi: sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai, số lượng bao nhiêu và khi nào đưa ra thị trường là phù hợp nhất. Qua đó, đạt được mục tiêu cuối cùng là cho ra đời sản phẩm thoã mãn người tiêu dùng và tạo ra thị trường tiếp theo sẽ thu được lợi nhuận đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Chức năng phân phối
Bao gồm toàn bộ hoạt động nhằm tổ chức vận động hàng hoá một cách tối ưu và hiệu quả từ nơi sản xuất tới trung gian bán buôn bán lẻ hay trực tiếp tới người tiêu dùng
Chức năng tiêu thụ hàng hoá
-Kiểm soát giá cả thị trường
-Nghiên cứu đề ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng
Chức năng yểm trợ
Là chức năng mang tính bề nổi của marketing nhằm thúc đẩy sự tiêu thụ hàng hoá gồm: quảng cáo, kích thích tiêu thụ, tuyên truyền, bán hàng cá nhân.
1.3. Các thành phần cơ bản của marketing
Gồm sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Đây là 4 nội dung quan trọng không thể thiếu của bất kỳ chính sách kinh doanh nào, ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào của doanh nghiệp.
Bốn chính sách kinh doanh của marketing như sau:
Chính sách sản phẩm (Product)
Chính sách giá( Price)
Chính sách phân phối ( Place)
Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh( Promotion)
Các doanh nghiệp dựa trên đặc điểm tiềm năng của mình để vận dụng chính sách kinh doanh phù hợp với từng phần tử và cuối cùng tạo ra được một chiến lược hỗn hợp ( Marketing-mix)
Marketing-Mix
Marketing –mix là các chiến lược, giải pháp, chiến thuật áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của chiến lược marketing trong hoàn cảnh thực tiễn của doanh nghiệp để phát huy sức mạnh tổng hợp của bốn chính sách đó.
Phân phối
Sản phẩm
Thị trường mục tiêu
Xúc tiến hỗ trợ kinh doanh
Giá
Hình1. Mô hình Marketing- mix
2. Chính sách sản phẩm
2.1. Khái niệm sản phẩm trong marketing
Theo Philip Kotler, sản phẩm là những gì có thể cung cấp cho thị trường để tạo ra sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thoã mãn nhu cầu và mong muốn của thị trường.
2.2. Phân loại sản phẩm
Dựa trên các tiêu chí khác nhau sản phẩm có thể phân chia thành nhiều loại. Theo lĩnh vực sử dụng có thể được phân thành hàng hóa và dịch vụ. Thuốc là sản phẩm thuộc nhóm hàng hoá đặc biệt.
2.3. Một số chiến lược trong chính sách sản phẩm
2.3.1. Chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn: Giới thiệu sản phẩm, tăng trưởng, chín muồi, suy thoái.
ý nghĩa của chu kỳ sống của sản phẩm: Chúng ta phải biết được sản phẩm
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top