COBE_THIENTHACH

New Member

Download Tiểu luận Hồ Chí Minh về dân chủ miễn phí





MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU 4
1.Lí do chọn đề tài 4
2.Tính cấp thiết của đề tài 4
3. Phạm vi đề tài 5
4. Phương pháp thực hiện 6
5.Kết quả thực hiện đề tài 6
II. PHẦN NỘI DUNG 7
1.Các quan điểm lí luận liên quan đến dân chủ 7
1.1Quan điểm của chủ nghĩa mác-lênin về dân chủ: 7
1.2. Những quan điểm mới về dân chủ 8
1.2.1. Quan điểm của Thế Giới 8
1.2.2. Quan điểm mới của Đảng 11
1.3. Quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ 13
2.Thực trạng của dân chủ: 15
2.1.Khái lược lịch sử của vấn đề Dân chủ 15
2.2. Mặt tích cực 16
2.4.Nguyên nhân: 30
2.4.1.Nguyên nhân tích cực: 32
2.3. Mặt tiêu cực: 32
2.4.2.Nguyên nhân tiêu cực: 32
2.5. Giải pháp 33
3. Kết luận, kiến nghị: 40
3.1Kết luận 40
3.2Kiến Nghị 41
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

p ra nhà nước đã dùng pháp luật và nhà nước của nó lạm dụng khái niệm Dân chủ để chiếm mất quyền lực thực sự của nhân dân lao động. Sau hàng ngàn năm nay, các giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột thống trị xã hội (như phong kiến, tư sản) vẫn là những giai cấp chiếm mất quyền lực của nhân dân lao động. Trong chế độ Dân chủ tư sản, dù chế độ này có nhiều thành tựu to lớn (chủ yếu là do nhân dân lao động tạo ra...), dù chế độ đó có mang tên chế độ Dân chủ, nhà nước Dân chủ, nhưng về thực chất vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư sản.  Chỉ đến khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, mới bắt đầu một thời đại mới, khi đó nhân dân lao động đã giành lại chính quyền, tư liệu sản xuất... giành lại quyền lực thực sự của dân - tức là Dân chủ thực sự và lập ra Nhà nước Dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân.  Ä Tóm lại, nhân loại từ lâu đời đã có nhu cầu và bước đầu thực hiện Dân chủ và có quan niệm về Dân chủ, đó là việc thực thi quyền lực của dân. (Đây là một khái niệm lịch sử, dân là những ai, còn do bản chất của chế độ xã hội quy định, nhất là từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, thì dân còn do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định cụ thể trong từng xã hội nhất định).
2.2. Mặt tích cực
Quan niệm của Hồ Chí Minh về Dân chủ có nhiều nét tương tự với chủ nghĩa Mác-Lênin, tuy nhiên vẫn có những kiến giải riêng về cách vận dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Theo ông, đặc điểm Dân chủ tại Việt Nam là:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng nhân dân Dân chủ chuyên chính, nghĩa là Dân chủ với nhân dân, chuyên chính với những người phản động.
- Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Mác-Lênin) là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố.
- Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng này, nhân dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nó như: Công đoàn, Nông hội, Hội thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện Dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. 
Về khái niệm "Dân chủ tập trung", ông cho rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa Dân chủ vừa tập trung. 
Dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Có Dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Thực hành Dân chủ có tác dụng giải phóngtiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được Dân chủ". 
Hồ Chí Minh có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng chiêu bài Dân chủ, nhân danh Dân chủ để chống phá cách mạng. Theo ông thì Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại.Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau.Muốn Dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì không chuyên chính thực sự, "bọn thù địch sẽ làm hại Dân chủ của nhân dân".Dân chủ và chuyên chính là quan hệ mật thiết với nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, phong kiến, chuyên chính là số ít người chuyên chính với đại đa số nhân dân.Dưới chế độ Dân chủ, chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ Dân chủ của nhân dân.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân chủ trong các tác phẩm của Người thường là những tư tưởng khi Người bàn về vấn đề nhà nước và nhất là nhà nước xã hội chủ nghĩa.Đó cũng là những vấn đề được Hồ Chí Minh đặt ra và trả lời một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhất quan điểm của Người khái niệm Dân chủ và vấn đề Dân chủ.Đó là những vấn đề, thường được Người nêu ra những câu hỏi và cũng tự mình trả lời dưới các hình thức khác nhau trong quan hệ với vấn đề nhà nước. Ví dụ như: “Dân chủ là như thế nào?” và Người lại tự trả lời: “Là dân làm chủ”. Do đó, Hồ Chí Minh thường nói: “Nước ta là nước Dân chủ, nghĩa là nước nhà do dân làm chủ”, chế độ ta là chế độ Dân chủ. Theo nghĩa chung nhất, tức là nhân dân làm chủ. Người còn nói: “Nước ta là nước Dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân làm chủ”.
Quan niệm Dân chủ của Hồ Chí Minh đã phản ánh nội dung căn bản nhất về khái niệm Dân chủ - Demoskratos - quyền lực thuộc về nhân dân và cụ thể hơn là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Theo đó, trong khi niệm Dân chủ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề nhà nước, để khẳng định nội dung chính trị của Dân chủ. Về vấn đề này, C.Mác cũng đã nói: “Trong chế độ Dân chủ thì bản thân chế độ nhà nước hiện ra là một trong những quy định, cụ thể là sự tự quy định của nhân dân” và nó “ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con người hiện thực, tới nhân dân hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân”. Xét theo phương diện chính trị, thì Lênin cũng cho rằng nội dung của khi niệm Dân chủ: “Dân chủ là một phạm trù thuộc lĩnh vực chính trị”. Tuy nhiên, Lênin cũng giải thích thêm: “Nhưng mặt khác, chế độ Dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận cho mọi người được thừa nhận quyền bình đẳng giữa những người công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước”.
Như vậy, Hồ Chí Minh cho thấy rằng sự thể hiện rất cụ thể nội dung chính trị khi xem Dân chủ là một hình thức nhà nước, một thiết chế xã hội và quyền lực thuộc về nhân dân. Trong đó, bản chất của chế độ Dân chủ XHCN là phục vụ con người phục vụ xã hội trên tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì, theo Mác và Angghen thì: “Chế độ Dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa… không phải nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”, phù hợp với ý chí, hành động và lợi ích của quần chúng nhân, của nhân dân. Đó không có gì khác là nhà nước là nước do dân và vì dân.
Tư tưởng Dân chủ của Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn về vấn đề nhà nước, mặc dù thông qua nhà nước đã chỉ rõ quyền làm chủ của nhân dân về việc thiết lập hệ thống chính chính trị để “bầu ra đại biểu thay mặt cho mình thi hành chính quyền”, “cử ra” chính quyền các cấp và “tạo ra” các đoàn th
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top