Download Tiểu luận Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản (2004) miễn phí





MỤC LỤC
 
 
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. Vài nét về thủ tục phục hồi DN, HTX vào tình trạng phá sản 1
II. Những quy định Luật phá sản về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm
vào tình trạng phá sản 2
1. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 2
2. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
3
3. Trình tự, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh 5
4. Trình tự, thủ tục thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. 6
5. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX
lâm vào tình trạng phá sản. 10
III. Bình luận về thủ thục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN,
HTX theo Luật phá sản 2004. 12
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

phá sản.
Vậy vấn đề này được quy định như thế nào tại Luật Phá sản năm 2004? Việc thực thi những quy định đó đã thực sự hiệu quả hay chưa? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản (2004)”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Vài nét về thủ tục phục hồi DN, HTX vào tình trạng phá sản Theo khoản 3 Luật phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là DN, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Việc mất khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu là căn cứ cơ bản và duy nhất để xem xét mở thủ tục phá sản DN, HTX. Tuy nhiên, DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản mà DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chỉ bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Lối thoát cho các DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản lúc này chính là phục hồi hoạt động kinh doanh để đem lại cho DN, HTX vào tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại hoạt động, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản.
Phục hồi hoạt động kinh doanh là là một nôi dung quan trọng trong thủ tục phá sản. Thủ tục này có thể đem lại cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại hoạt động, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Luật phá sản năm 2004 không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ghi nhận nó như là một thủ tục độc lập trong tố tụng phá sản với đầy đủ các quy định về điều kiện mở thủ tục phục hồi cũng như việc triển khai nó trên thực tế. II. Những quy định Luật phá sản về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản
1. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều 68 Luật phá sản 2004 quy định điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh với nội dung như sau: “1. Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. 2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho Toà án; nếu thấy cần có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá ba mươi ngày. Trong thời hạn nói trên, bất kỳ chủ nợ hay người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nộp cho Toà án.”
Từ quy định trên có thể thấy, chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi không phải chủ doanh nghiệp hay Tòa án mà chính là các chủ nợ. HNCN chính là nơi xem xét và quyết định số phận của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Vì vậy, điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp được áp dụng thủ tục phục hồi là HNCN lần thứ nhất tổ chức thành và thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Việc trao cho cho HNCN thẩm quyền này là điểm mới của Luật Phá sản, cho thấy đây là một thủ tục đọc lập và tách bạch với với thủ tục thanh lý trong khi trước đây chúng ta quan niệm rằng thủ tục phục hồi là một khâu, một công đoạn của quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nên vấn đề đó đã không được đặt ra. Quy định này đã chứng tỏ trong mô hình Luật phá sản, HNCN có vị trí và vai trò hết sức quan trọng.
2. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
* Chủ thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
Căn cứ Khoản 2 Điều 68 Luật Phá sản ta nhận thấy, để mở rộng chủ thể có khả năng tham gia vào việc xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho DN, HTX nhằm nâng cao khả năng cứu vớt DN, HTX vượt ra khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ, Luật phá sản cho phép bất kì chủ nợ hay người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX đều có quyền được tham gia xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX. Việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng cũng là quyền của các chủ nợ. Theo xu hướng này, chủ thể xây dựng phương án phục hồi được đa dạng hóa chứ không chỉ thuộc về DN, HTX mắc nợ như thủ tục truyền thống, nên khả năng duy trì, phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mắc nợ thường được nâng cao.
Sự tham gia của chủ nợ vào việc xây dựng phương án phục hồi cũng là quy định mới của Luật phá sản 2004. Vai trò của các chủ nợ tham gia quá trình phục hồi hoạt động của DN, HTX được đề cao, được nhấn mạnh, thông qua đó HNCN có cơ hội xem xét, lựa chọn phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả thi không những để bảo vệ lợi ích của chủ nợ mà còn giúp doanh nghiệp phục hồi thành công.
* Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại Điều 69 Luật phá sản:
“1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
2. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có:
a. Huy động vốn mới.
b. Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh.
c. Đổi mới công nghệ sản xuất.
d. Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hay chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.
đ. Bán lại bộ máy quản lý, sáp nhận hay chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.
e. Bán hay cho thuê tài sản không cần thiết.
g. Các biện pháp không trái pháp luật.
3. Trước khi bắt đầu hay tại Hội nghị chủ nợ, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thỏa thuận của các bên.”
Như vậy, nội dung của một phương án phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ bao gồm hai nội dung chính: kế hoạch, giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thời hạn, kế hoạch để thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ. Đây chính là những nội dung bắt buộc của phương án phục hồi kinh doanh bởi thông qua nội dung đó, nó vừa thể hiện yếu tố cứu vãn, phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX vừa đảm bảo đượ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Tiểu luận: pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm dân sự Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận: tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục Xử phạt vi phạm hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: : Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận: THỦ TỤC PHÂN TÍCH ÁP DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN MỸ Luận văn Kinh tế 0
A Tiểu luận: một số đánh giá về tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hàn Luận văn Luật 0
A Tiểu luận: Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính Luận văn Luật 0
J Tiểu luận: pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm Luận văn Luật 2
P Tiểu luận: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Phân tích các thủ thuật cạnh tranh của 1 trong 6 nhà cung cấp dịch vụ di động tại việt na Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top