tuenv2000

New Member
Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

Download Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh 3
1.1.1. Các khái niệm 3
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4
1.1.2.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 4
1.1.2.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành 5
1.1.2.3. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 6
1.2. Công cụ và cách cạnh tranh của doanh nghiệp 8
1.2.1. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 8
1.2.2. cách cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1.3. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11
1.3.1. Danh tiếng và thương hiệu 11
1.3.2. Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường 11
1.3.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 12
1.3.4. Trách nhiệm xã hội: 13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH 14
2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 14
2.1.1. Công cụ cạnh tranh của DNNN Việt Nam 14
2.1.2. cách cạnh tranh của DNNN Việt Nam 16
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 21
2.2.1. Những ưu thế 21
2.2.1.1. Đóng góp của DNNN Việt Nam 21
2.2.1.2. Danh tiếng của DNNN 21
2.2.1.3. Khả năng thích ứng của DNNN 22
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 24
2.2.2.1. Những hạn chế 25
2.2.2.2. Nguyên nhân 26
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNN VIỆT NAM 29
3.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hướng tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 29
3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới 29
3.1.2. Định hướng 32
3.2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 33
3.2.1. Về phía nhà nước: 33
3.2.2. Về phía DNNN: 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hẩm được chia thành 4 nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ, nhóm an toàn - vệ sinh, nhóm kỹ thuật và nhóm kinh tế. Doanh nghiệp nào có cùng sản phẩm đạt mức chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất.
Trách nhiệm xã hội:
ü Tham gia bảo vệ môi trường
Đây là vấn đề nóng hổi, cấp bách và mang tính toàn cầu. Thế giới đánh giá cao tiêu chí này đối với các doanh nghiệp. Để có năng lực cạnh tranh cao, sản phẩm làm ra không được gây ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm sự yên tĩnh. Các sản phẩm của doanh nghiệp phải có chứng chỉ an toàn môi trường theo ISO.14000 hay theo tiêu chuẩn khu vực hay tiêu chuẩn Việt Nam. Việc đánh giá tiêu chí này phức tạp vì nó bao hàm nhiều chỉ tiêu mà phạm vi ảnh hưởng của nó đôi khi khó xác định. Tuy vậy, phần lớn các chỉ tiêu đều là chỉ tiêu hóa, lý, sinh, đều lượng hóa được bằng các công cụ đo chính xác.
Tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là yêu cầu tất yếu. Bởi vì, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đẩy doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu năng lực cạnh tranh thấp, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị loại khỏi sân chơi chung. Vì thế mà bản thân mỗi doanh nghiệp và Chính phủ các nước đều quan tâm vấn đề đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DNNN VIỆT NAM
Phân tích năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam
Theo luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 1995 thì DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi doanh nghiệp quản lý. DNNN là bộ phận chủ yếu của khu vực kinh tế nhà nước - một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước.
Công cụ cạnh tranh của DNNN Việt Nam
v Giá cả
Để tồn tại và phát triển, DNNN luôn luôn theo khuynh hướng tăng giá sản phẩm và dịch vụ do DNNN hoạt động theo cơ chế độc quyền. Các mặt hàng tăng giá của DNNN hoạt động độc quyền đều ở trong lĩnh vực đặc biệt thiết yếu của đời sống và nền kinh tế quốc dân như: điện nước, xăng dầu, vận tải hàng không, đường biển…Một số mặt hàng như phân bón, sắt, thép, xi măng…có mức giá cao hơn các mặt hàng cũng loại nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 20% - 40%, riêng giá đường thô cao gấp 70% - 80% so với giá đường thô thế giới. Điều này hoàn toàn ngược lại đối với DNTN, sự giảm giá sản phẩm, dịch vụ chính là sự tồn tại, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp này.
v Chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì
Vượt qua khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, DNNN đã cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đạt được hàng Việt Nam chất lượng cao. Hầu hết các DNNN đều chọn chất lượng sản phẩm làm công cụ cạnh tranh, bên cạnh đó, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì cũng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Điển hình là ngành da giày và ngành dệt may Việt Nam.
Trong những năm gần đây, ngành da giày VN được mở rộng và ngày càng phát triển với quy mô lớn, là một nước xuất khẩu đứng thứ tư thế giới với kim ngạnh 2,5 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với hàng xuất khẩu là một thách thức lớn, vì ta còn nhiều điểm yếu như da giày Việt Nam chủ yếu là gia công, giày tự sản xuất thì mẫu mã cùng kiệt nàn, giá cả lại cao. Trong khi đó Trung Quốc có những ưu điểm này lại không phải áp dụng hạn ngạch khi xuất khẩu ra thế giới. Ngay cả thị trường trong nước cũng phải cạnh tranh, vì hiện nay Trung Quốc cũng đã đưa sang Việt Nam một lượng không nhỏ. Đứng trước tình hình đó, hiện nay, ngành da giày Việt Nam đã được hỗ trợ rất lớn về công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, làm đa dạng mẫu mã và tìm cách hạ giá thành sản xuất sản phẩm.
Thị trường dệt may Việt Nam cũng không ngừng phát triển và tính đến đầu năm 2010 thì con số kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD/năm, thị trường xuất khẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những mẫu mã đơn giản đến phức tạp, các sản phẩm của dệt may Việt Nam đều được làm một cách cẩn thận và có uy tín. Sản phẩm của dệt may Việt Nam có mẫu mã, kiểu dáng rất đa dạng và phong phú:sơmi (sơ mi nam và sơ mi nữ), đồng phục (bảo hộ lao động, công sở, đồng phục học sinh), veston nam, quần nam (quần âu nam, quần sooc nam), quần nữ (quần dài, quần lửng, váy), veston nữ (cleopatre), jacket nữ…
Bên cạnh đó thì không thể không kể đến Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), để có được sức cạnh tranh lớn trên thị trường thì Công ty đã đa dạng hóa sản phẩm với hơn 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua, Phô-mai và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocalate hòa tan…
v Thương hiệu
Những thương hiệu lớn trên thị trường Việt Nam hầu hết là thương hiệu của DNNN như: Công ty cổ phần May 10, Công ty cổ phần giày Việt – Vina giày, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Vifon, Công ty Ajinomoto Việt Nam…Những thương hiệu này sản xuất ra những sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều DNNN đã đoạt giải “Chất lượng vàng Việt Nam”, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế như ISO 9002, ISO 14001, IQNET. Những doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm tốt, có thương hiệu, có uy tín đã được thị trường thế giới hợp tác sản xuất như Công ty cổ phần May 10 được các hãng lớn Pierre Cardin, GuyLaroche, Maxim, Jacques Britt, Dornbusch, C&A, Seidensticker,…hợp tác.
v Các chương trình khuyến mại
Nhằm quảng bá sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, thu hút và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng Việt Nam, các doanh nghiệp còn đưa ra các chương trình khuyến mãi như: hàng giảm giá, hàng có quà tặng đính kèm, tặng quà cho mỗi hóa đơn thanh toán trị giá từ 50.000 đồng trở lên…DNNN đưa ra chương trình khuyến mại là nhằm chủ yếu đánh vào sở thích của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chủ yếu có sở thích là mua ít, được nhiều.
cách cạnh tranh của DNNN Việt Nam
Đối với DNNN thì cách cạnh tranh cũng rất đa dạng, ta có thể kể ra một số cách như sau:
v Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài.
Chúng ta phải sắp xếp và kiện toàn hoạt động của các công ty 91, lực lượng chủ đạo của kinh tế đất nước nắm giữ hơn 80% tổng số vốn của Nhà nước trong Doanh nghiệp. Với việc nắm giữ những ngành sản xuất quan trọng, sản phẩm của các tổng công ty 91 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các DNNN nói riêng và của cả nền kinh tế bởi vì đó chính là những yếu tố đầu vào như: viễ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May Việt Tiến Quản trị học 0
D Nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, ứng dụng vào lưới điện của công ty điện lực Lào Khoa học kỹ thuật 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ quảng cáo trực tuyến admicro Luận văn Kinh tế 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top