Download Báo cáo Thực trạng tín dụng và tình hình thu hút khách hàng tại VPbank - Chi nhánh Sài Gòn phòng giao dịch Bùi Hữu Nghĩa miễn phí





Sau khi hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, các bộ phận liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với Ban TD/ Hội đồng TD như sau:
Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, NV CA gửi 1 bản Hợp đồng tín dụng + Khế ước vay tiền và các giấy tờ liên quan (nếu có;) đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. Đồng thời, NV CA nhập hồ sơ khoản vay vào chương trình tin học, gồm các loại thông tin quy định sẵn trong chương trình.
Bộ phận Giao dịch căn cứ vào HĐTD, Khế ước vay tiền, phiếu nhập kho TSBĐ (do thu kho chuyển đến) và các giấy tờ liên quan (nếu có;), kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu thấy hợp lệ thì tiến hành giải ngân. Sau khi giải ngân, bộ phận giao dịch phải thực hiện đầy đủ việc thanh toán nội - ngoại bảng theo quy định của VPBank.
Trường hợp khoản vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn, mỗi lần giải ngân NV A/O cá nhân phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn và kiểm tra các điều kiện giải ngân đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu thấy phù hợp thì lập bảng thông báo giải ngân (ghi rõ số tiền đồng ý giải ngân) gửi bộ phận Giao dịch thực hiện giải ngân.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

điều kiện đó có phù hợp hay không.
NV A/O CN thông báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn
Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Nếu khách hàng không có kinh nghiệm trong việc lập phương án vay vốn cũng như cách thức lập các biểu mẫu khác theo yêu cầu của ngân hàng thì NV A/O CN có thể hướng dẫn cụ thể để giúp khách hàng sớm lập và cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết.
Cần lưu ý chỉ hướng dẫn khách hàng chứ không được làm hồ sơ thay khách hàng, đặc biệt nghiêm cấm việc tư vấn hay phối hợp với khách hàng ngụy tạo số liệu nhằm có đủ điều kiện vay vốn.
2.2 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp cho Ngân hàng bao gồm:
Bản sao CMND, hộ khẩu
Phiếu thu thập thông tin về người quản lý doanh nghiệp/ khách hàng (theo mẫu của VPBank)
Phương án vay vốn
Các tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn (Hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, phiếu thanh toán…)
Đối với hộ kinh doanh cá thể, cần cung cấp thêm giấy Đăng ký kinh doanh (nếu thuộc đối tượng phải Đăng ký kinh doanh)
NV A/O CN cần kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn, nếu nhận thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ về số lượng, tính hợp lệ hay không đúng yêu cầu của Ngân hàng về nội dung thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung, chỉnh sửa.
Khi tiếp nhận hồ sơ, NV A/O CN lập 02 liên Giấy biên nhận trong đó ghi chi tiết các loại hồ sơ đã nhận, ngày nhận, nhận bản chính hay bản sao và các yêu cầu bổ sung hồ sơ còn thiếu (nếu có). 01 liên giao cho khách hàng, 01 liên lưu cùng hồ sơ. Các lần bổ sung hồ sơ tiếp theo, NV A/O CN lại ghi vào cả 2 liên nêu trên.
Bước 3
THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY TIÊU DÙNG
NV A/O CN phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vay vốn, tham khảo các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin rủi ro của NHNN, thông tin từ đồng nghiệp và các nguồn khác để bảo đảm kết quả thẩm định có độ tin cậy cao.
Trong quá trình thẩm định, NV A/O CN phải khách quan. Trường hợp NV A/O CN có quan hệ riêng với khách hàng như: quan hệ họ hàng, huyết thống, quan hệ bạn bè, quan hệ kinh tế… mà có ảnh hưởng đến quan điểm đánh giá khách hàng, thì NV A/O CN phải chủ động đề nghị lãnh đạo phòng phân công NV khác tién hành thẩm định hay thụ lý tiếp hồ sơ, trừ trường hợp đặc biệt được Lãnh đạo chấp thuận.
3.1 Thẩm định về tư cách và lai lịch khách hàng:
Lịch sử xuất thân, hoàn cảnh, quá trình hoạt động, công tác của người vay:
Nhận xét về sức khoẻ, khả năng làm việc, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khách hàng vay.
Đánh giá về tư cách của bản thân người vay trên phương diện như:
Trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng quản lý, quan điểm cá nhân về một số lĩnh vực chính; Kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng tiền vay.
Hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với NV A/O CN đẻ hoàn thiện các thủ tục vay vốn để đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định của NHNN và VPBank.
Đánh giá về uy tín, dư luận tại nơi công tác và nơi cư trú
Các thông tin khác liên quan đến bên vay.
3.2 Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng:
Mục đích vay tiền phải hợp pháp, ngân hàng có thể giám sát được mục đích sử dụng vốn.
Phương án sử dụng vốn phải có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế hay hiệu quả về mặt đời sống. Khách hàng giải trình được các nguồn thu nhập bảo đảm trả nợ.
Đối với khách hàng vay tiêu dùng: Khách hàng lập Bản giải trình mục đích vay vốn (hay phương án vay vốn), trong đó kê khai các nguồn thu nhập và cam kết kế hoạch trả nợ cho ngân hàng.
Đối với khách hàng vay vốn phát triển kinh tế gia đình hay hộ kinh doanh cá thể: khách hàng lập Phương án sản xuất, kinh doanh. NV A/O CN tiến hành thẩm định các nội dung như:
Tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh, đời sống.
Đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hoá, dịch vụ của phương án hiện tại và tương lai, cũng như mức độ cạnh tranh của sản phẩm nêu trong phương án.
Xác định các điều kiện khác có thể tác động đến việc triển khai phương án:
+ Khách hàng có kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nêu trong phương án không.
+ Khách hàng có những lợi thế gì để có thể thực hiện được phương án.
+ Các điều kiện khách quan, chủ quan có thể tác động tốt xấu đến việc triển khai và hiệu quả của phương án.
+ Các biện pháp của khách hàng để phòng ngừa và hạn chế tác hại của các rủi ro có thể xảy ra.
Xác định nhu cầu vay vốn:
Nhu cầu vay vốn = Nhu cầu vốn để thực hiện phương án - Vốn tự có tham gia phương án - Vốn tự huy động
Đánh giá định tính về hiệu quả, thời gian thực hiện phương án và nguồn trả nợ.
Đối với các trường hợp vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, có tài sản cầm cố là giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu…): người vay không nhất thiết phải có phương án sử dụng vốn vay.
Lưu ý:
NV A/O CN phải đưa ra kết luận về tính hợp lý của việc sử dụng tiền vay và khả năng trả nợ theo kế hoạch trả nợ của khách hàng.
Hồ sơ vay vốn của cá nhân và hộ kinh doanh cá thể: phải thể hiện được sự thống nhất đi vay giữa người vay và vợ (chồng) của người vay.
3.3 Thẩm định về tài sản bảo đảm:
Các trường hợp NV A/O CN trực tiếp định giá tài sản bảo đảm
NV A/O CN sẽ là người trực tiếp tiến hành định giá tài sản đảm bảo trong trường hợp tài sản bảo đảm là các chứng từ có giá do Chính phủ hay các ngân hàng quốc doanh hay là chính chiếc xe ôtô hình thành từ vốn vay.
Nếu tài sản đảm bảo là chứng từ có giá, NV A/O CN định giá tài sản bảo đảm được căn cứ vào:
Hợp đồng mua bán xe
Giá cả của loại xe đó đã được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Giá mua bán xe cùng loại của khách hàng trước đó.
Trực tiếp xác minh tại hãng xe.
Trường hợp cầm cố bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay, Bên vay phải cam kết mua bảo hiểm vật chất trong suốt thời gian vay, đồng thời chuyển quyền thủ hưởng bảo hiểm vật chất cho VPBank khi tài sản hình thành (có thể đưa chúng vào đơn đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ), việc mua bảo hiểm vật chất có thể thực hiện theo từng năm một nhưng cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm đơn độc và giám sát việc mua bảo hiểm này.
Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc loại khác:
Nếu tài sản bảo đảm thuộc loại khác (kể cả nhà đất hay tài sản khác hình thành từ vốn vay) thì NV A/O CN chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo đế phòng Thẩm định tài sản đảm bảo cầm cố để tiến hành định giá.
Phòng thẩm định tài sản bảo đảm tiến hành định giá theo quy trình như đã quy định trong nghiệp vụ Tín dụng kinh doanh.
Kể từ sau bước này, các bước tiếp theo được thực hiện tương tự như quy định trong nghiệp vụ cấp tín dụng kinh doanh, các công việc của NV A/O CN thực hiện tương tự công việc quy định vơi NV A/O DN, bao gồm:
Bước 4
TẬP HỢP HỒ SƠ TRÌNH BAN TÍN DỤNG/ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
Phòng A/O C...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top