unghp

New Member
Download Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận đến năm 2015

Download Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận đến năm 2015 miễn phí





Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH Nhất Phong Vận được quyền kinh doanh mua bán vải sợi, hàng dệt may, nguyên phụ liệu ngành dệt may, hoa, cây kiểng, trang trí sân vườn, đại lý giao nhận hàng hóa đường biển và đường hàng không, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, môi giới thương mại, cho thuê nhà, dịch vụ nhà đất, mua bán máy móc, thiết bị ngành công – nông – ngư cơ. Kinh doanh vận tải hàng bằng ôtô, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ, mua bán máy móc thiết bị ngành dầu khí, dịch vụ khai thuê hải quan. Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty vẫn là dịch vụ giao nhận hàng hóa và khai thuê hải quan.
Đối với mảng hoạt động giao nhận, hiện nay công ty đang là đại lý của chi nhánh công ty giao nhận quốc tế Mỹ - DHL Logistics, chi nhánh công ty giao nhận quốc tế Úc – TNT Logistics và công ty giao nhận của Nhật – Hubnet Express. Bên cạnh đó công ty cũng là thành viên của mạng lưới giao nhận quốc tế chuyên nghiệp APLN – Advance Professional Logistics network và hiệp hội giao nhận vận tải Mỹ MCCA – Messenger Courier Association of America.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Ở bảng trên ta có thể thấy có ít nhất 3 kế hoạch sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm ở bảng 1.2. Ở kế hoạch thứ nhất người ta sản xuất mỗi tháng một lượng đúng bằng nhu cầu của tháng đó. Kế hoạch thứ 2 người ta sản xuất 2 sản phẩm ở tháng 10; tháng 11 sản xuất 7 sản phẩm để bán ở tháng 11, 12; tháng 12 không sản xuất. Kế hoạch thứ 3 là sản xuất cả 9 sản phẩm ở tháng 10 để cung cấp ở các tháng 10, 11, và 12; tháng 11, 12 không sản xuất.
Trong thực tế các kế hoạch sản xuất khác nhau yêu cầu những chi phí khác nhau, và người làm công tác Logistics phải xác định được kế hoạch sản xuất nào cho chi phí ít nhất. Điều đó cần có một thuật toán để xác định.
1.3.3. Dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá
Trong sản xuất, dự trữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó nhằm hạn chế việc gián đoạn sản xuất và cung ứng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên người làm công tác Logistics phải xác định được chi phí cho việc dự trữ, bảo quản bao nhiêu là tối ưu. Nó liên quan tới việc xác định loại kho hàng và tổ chức các đợt nhập hàng.
Nếu trong năm việc nhập hàng được chia làm nhiều lần thì sẽ giảm được chi phí dự trữ, chi phí vốn nhưng điều đó cũng sẽ làm phát sinh thêm chi phí vận tải. Ngược lại nếu số lần nhập hàng trong năm là ít thì sẽ giảm được chí phí vận tải nhưng sẽ làm tăng chi phí lưu kho, đồng thời chi phí vốn cũng tăng thêm. Ngoài ra số lượng hàng hóa cần mua trong một lần đặt hàng còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, chính sách chiết khấu giảm giá của người bán và dung lượng của kho hàng.
Vì vậy việc xác định số lần đặt hàng và số lượng đặt hàng tối ưu trong năm là một điều hết sức cần thiết và đòi hỏi phải có căn cứ khoa học
1.3.4. Tổ chức hệ thống phân phối
Tổ chức hệ thống phân phối liên quan đến việc tổ chức di chuyển phương tiện, phân bổ nguồn hàng tới các thị trường, xác định số lượng kho hàng tối ưu.
Việc di chuyển phương tiện và hàng hóa từ kho đến các khách hàng có thể thực hiện trên nhiều tuyến đường khác nhau. Chi phí trên mỗi tuyến đường cũng có thể khác nhau do phụ thuộc vào quãng đường di chuyển, phí cầu đường, thậm chí là các khoản “tiêu cực phí” nếu có. Vì vậy một trong các chức năng của Logistics là phải chỉ ra việc phân bổ hàng hóa tối ưu cho các thị trường và con đường vận chuyển có chi phí thấp nhất.
Ngoài ra người làm Logistics còn phải xác định được số lượng kho hàng tối ưu trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Nếu số lượng kho hàng lớn sẽ làm giảm chi phí vận chuyển từ các kho đến các khách hàng, tuy nhiên nó làm phát sinh thêm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến các kho và phát sinh thêm các chi phí dự trữ cũng như chi phí quản lý kho.
1.3.5. Bố trí kho hàng
Bố trí kho hàng bao gồm các cơ sở khoa học trong việc thiết kế một nhà kho, sắp xếp hàng hóa trong kho cũng như việc di chuyển hàng trong nhà kho đó.
Chức năng kho hàng
Kho hàng là nơi mà lưu giữ và chứa hàng hóa, nó thực hiện các chức năng sau đây:
Hình 1.6: Tập hợp hàng để vận chuyển Hình 1.7: Cung cấp và trộn hàng hóa
- Tập hợp hàng hóa để vận chuyển.
- Cung cấp và trộn hàng.
- Trung chuyển hàng trong ngày.
- Làm dịch vụ.
- Ngăn ngừa rủi ro.
- Điều hòa sản xuất
Các hoạt động cơ bản của kho hàng.
Các hoạt động trong kho hàng được mô tả và sắp xếp như trong hình dưới đây:
Hình 1.8: Các hoạt động cơ bản của kho hàng
Cách bố trí và thiết kế nhà kho.
Các bố trí và thiết kế nhà kho cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Sử dụng nhà kho một tầng
- Di chuyển hàng hóa trong kho theo đường thẳng
- Sử dụng thiết bị bốc xếp phù hợp
- Tối thiểu đường đi trong kho
- Sử dụng tối đa độ cao của nhà kho
- Sử dụng hiệu quả mặt bằng kho
Kết cấu của hệ thống kho.
Hình 1.9: Kết cấu của hệ thống kho
1.3.6. Bao gói hàng hoá
Bao gồm việc thiết kế các bao bì sao cho hợp lý để dễ dàng trong việc vận chuyển cũng như sắp xếp tối ưu trên các xe nâng hàng.
Ngoài ra còn đề cập tới vấn đề nhận dạng, quản lý hàng hóa trong kho sao thuận tiện và nhanh chóng.
Trong thực tế một kho hàng dù lớn hay nhỏ cũng đều chứa nhiều loại hàng hóa khác nhau, thậm chí cùng một loại hàng hóa cũng có thể được chia thành nhiều loại nhỏ hơn, phụ thuộc vào chất lượng, hình thức, hay một vài tính chất khác. Như vậy để dễ dàng cho việc gọi tên, phân loại và sắp xếp hàng hóa trong kho người ta đặt cho mỗi hàng hóa một tên gọi. Tên gọi này phải thỏa mãn điều kiện đồng nhất về mặt cấu trúc, phân biệt các hàng hóa khác nhau một cách dễ dàng. Việc gán cho mỗi hàng hóa trong kho một tên gọi như vậy người ta gọi là mã hóa hàng hóa.
Mã hóa hàng hóa có thể thực hiện theo một trong ba phương pháp: mã hóa tuần tự, mã hóa phân tích, hay mã hóa hỗn hợp.
Mã hóa phân tích tức là mã hóa các đối tượng dựa trên một vài tính chất của đối tượng đó, nói một cách khác là người ta có thể phân tích bộ mã để biết một vài tính chất của đối tượng được mã hóa.
Ví dụ như quần áo bán ở siêu thị được mã hóa: XL, L, M, và S. Đó là mã theo kích cỡ của chiếc áo, tương ứng với các cỡ: siêu rộng, rộng, trung bình, và nhỏ. hay nếu ai đi máy bay thì đều biết tên gọi các sân bay được mã hóa theo kiểu này. Ví dụ:
Mã hóa tuần tự là kiểu mã hóa không phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được mã hóa mà chỉ phụ thuộc và thời điểm được mã hóa. Đối tượng được mã hóa trước sẽ nhận mã có số thứ tự nhỏ, đối tượng được mã hóa sau sẽ nhận được mã có số thứ tự lớn hơn.
Bộ mã tuần tự thì chúng ta thường được gặp mỗi khi phải lấy phiếu (hay còn gọi là lấy số) khi vào khám bệnh, khi xếp hàng mua vé máy bay, vé tàu hay khi đợi được phục vụ tại các ngân hàng. Rõ ràng là việc lấy được phiếu có số thứ tự nhỏ (sẽ được phục vụ trước những người lấy phiếu có số thứ tự lớn hơn) là phụ thuộc vào thời điểm chúng ta lấy phiếu tại các địa điểm đó, không phụ thuộc vào bệnh tình (trong bệnh viện) hay giới tính, tuổi tác, địa vị công tác (trong quầy vé, ngân hàng).
Kiểu mã hóa thứ 3 là kiểu mã hóa hỗn hợp, đây là kiểu kết hợp giữa mã hóa tuần tự và mã hóa phân tích. Trong mã hỗn hợp gồm có 2 phần, phần tuần tự và phần phân tích. Kiểu mã hóa này chúng ta thường gặp hơn cả.
1.3.7.Quản lý mạng cung cấp và phân phối hàng hoá
Bao gồm việc quản lý toàn bộ hệ thống phân phối đã được thiết lập sao cho chúng hoạt động thực sự có hiệu quả và khoa học.
Mỗi hệ thống phân phối hàng hóa thì có nhiều kho hàng, mỗi kho có năng lực cung cấp khác nhau và có nhiều địa điểm cần nhận hàng, mỗi địa điểm lại có nhu cầu về hàng hóa khác nhau. Mục tiêu là phải phân phối hàng hóa từ các kho đến các địa điểm sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất.
Tuy nhiên khi phân phối hàng cho các địa điểm đã định với khối lượng đã được xác định thì phương tiện vận tải có các cách di chuyển khác nhau, mỗi cách cho một chi phí có thể khác nhau. Mục tiêu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top