qlong05

New Member
Download Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây đồng bằng sông Cửu Long

Download Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây đồng bằng sông Cửu Long miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY THẾ GIỚI . 4
1.1. Vai trò của xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế.4
1.2. Tình hình xuất – nhập khẩu trái cây trên thế giới. .5
1.2.1. Giới thiệu khái quát về thị trường xuất – nhập khẩu trái cây thế giới. .5
1.2.2. Các quốc gia xuất - nhập khẩu trái cây chủ yếu trên thế giới.6
1.3. Một số quốc gia xuất khẩu trái cây hàng đầu Châu Á. .9
1.3.1. Thái Lan.9
1.3.2. Trung quốc.10
1.3.3. Ấn Độ .10
1.3.4. Phi-líp-pin .11
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG. 15
2.1. Tồng quan về Đồng bằng sông Cửu Long .15
2.2. Vai trò của xuất khẩu trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long. .19
2.3. Tình hình sản xuất - xuất khẩu trái cây trong thời gian qua. .19
2.3.1. Về sản lượng trái cây . .20
2.3.2. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu trái cây. .21
2.3.3. Về chất lượng trái cây.22
2.3.4. Về thị trường xuất khẩu trái cây. .23
2.3.5. Về giá sản xuất - xuất khẩu. .25
2.4. Các nhân tố tác động đến sản xuất – xuất khẩu trái cây Đồng bằng sông
Cửu Long .26
2.4.1. Khâu sản xuất .27
2.4.1.1. Điều kiện tự nhiên.27
2.4.1.2. Cây giống.27
2.4.1.3. Vốn, qui mô sản xuất.28
2.4.1.4. Nguồn nhân lực.28
2.4.1.5. Công nghệ- kỹ thuật, máy móc thiết bị.29
2.4.1.6. Qui hoạch vùng.29
2.4.2. Khâu tiêu thụ .30
2.4.2.1. Khâu vận chuyển, bảo quản – tiêu thụ.30
2.4.2.2. Thị trường và thông tin thị trường.31
2.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh.32
2.4.2.4. Chính sách hoạt động marketing.32
2.4.2.5. Chính sách xây dựng thương hiệu.34
2.5. Chính sách vĩ mô củanhà nước đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.35
2.5.1. Chính sách đối với nông dân và nông thôn.35
2.5.2. Chính sách đối với xuất khẩu trái cây.36
2.6. Đánh giá chung về hiện trạng trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long .36
2.6.1. Thuận lợi .36
2.6.2. Khó Khăn .37
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÁI
CÂY ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. . 39
3.1. Quan điểm và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu trái cây đến 2010 .39
3.2. Một số giải pháp đẩymạnh xuất khẩu trái cây Đồng bằng sông Cửu Long. .40
3.2.1. Đẩy mạnh việc sản xuất trái cây xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long.41
3.2.1.1. Hoàn thiện quy hoạchtổng thể vùng trái cây có lợi thế cạnh tranh.41
3.2.1.2. Chọn lọc và tạo giống có chất lượng tốt.42
3.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực.43
3.2.1.4. Xây dựng và cũng cố mối liên kết giữa giữa 4 nhà: nhàvườn – nhà kinh
doanh – nhà khoa học và nhà nước (GAP).45
3.2.2. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. .46
3.2.3. Đẩy mạnh tiêu thụ trái cây Đồng bằng sông Cửu Long .47
3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối, bảo quản.47
3.2.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trái cây Đồng bằng sông Cửu Long.49
3.2.3.3. Giải pháp về hoàn thiện chiến lược marketing.50
3.2.3.4. Xây dựng thương hiệu. .53
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước.54
3.2.4.1. Chính sách đối với nhà vườn.54
3.2.4.2. Tạo khung pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu.54
3.2.4.3. Giải pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường .55
3.2.4.4. Chính sách khuyến khích phát triển vùng trái cây.56
3.2.4.5. Chính sách về đầu tư khoa học - công nghệ.56
3.2.4.6. Chính sách hỗ trợ về tài chính .56
3.2.4.7. Chính sách thị trường.57
3.3. Một số kiến nghịđối với Nhà nước và ngành chức năng.58
KẾT LUẬN . 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

o nên "cung"
cũng theo đó phát triển ồ ạt. Tổng lượng giống các loại cây ăn quả ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất bình quân khoảng 26-27 triệu cây/năm,
trong đó những tỉnh sản xuất cây giống nhiều nhất như Bến Tre, Tiền Giang và
Vĩnh Long... Song thật đáng báo động vì tình trạng sản xuất giống tràn lan, rất ít
cơ sở giống đạt chất lượng. Hiện nay trên thị trường chỉ cung cấp được khoảng
10% -20% giống chất lượng so với nhu cầu, còn hầu hết các nhà vườn đều dùng
giống trôi nổi.
Điều đáng lo ngại là tình trạng các nhà vườn trồng cây có múi chỉ được vài
năm đã phải đốn bỏ trồng lại vì cây sạch bệnh bị tái nhiễm. Do đó để giải quyết
tồn tại này thì cần một giải pháp chung xây dựng lại hệ thống sản xuất và cung
ứng giống cây có múi có chât lượng cao. Muốn làm tốt việc này các nhà vườn
cần hiểu được chính sách của Nhà nước về sản xuất và lưu thông phân phối
cây giống. Thực tế, hiện nay hệ thống phân phối giống đạt chất lượng cũng còn
34
34
rất hẹp và hạn chế, giá bán lại cao nên các nhà vườn rất khó tìm mua được
giống tốt nên dẫn đến chất lượng vườn trái cây đặc sản và có lợi thế còn thấp.
2.4.1.3. Vốn, qui mô sản xuất.
Những nhà vườn sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất trái cây nói
riêng phần lớn là những hộ nông dân, gia đình nên có vốn đầu tư rất thấp. Chính
vì vậy, thường thì họ sản xuất đa canh (vườn tạp), một mặt là để có thu nhập
thường xuyên ổn định cuộc sống, mặt khác để tránh rủi ro về vốn. Do đó không
có tập trung vào sản xuất chuyên canh trái cây đặc sản.
Với vốn đầu tư thấp nên thường gặp khó khăn trong khâu sản xuất: thiếu
vật tư, phân bón, cũng như máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Hiện nay, do thiếu thông tin, không nắm bắt được thị trường nên ở nông
thôn vẫn còn nhiều tình trạng “trồng rồi chặt” cây liên tục, bởi vì cây vừa mới
trồng không có hiệu quả kinh tế.
Có rất ít nhà đầu tư lớn đầu tư vào sản xuất, chế biến rau quả ở Đồng bằng
sông Cửu Long do đó nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này không nhiều. Vì vậy,
cần có chính sách hợp lý hỗ trợ vốn cho nông dân và thu hút đầu tư.
2.4.1.4. Nguồn nhân lực.
Với lực lượng lao động dồi dao, cần cù chịu khó nên rất thích hợp với đặc
điểm sản xuất của Đồng bằng sông Cửu Long . Tuy nhiên, phần lớn là lao động
chưa được đào tạo hay được đào tạo ở mức thấp (86,5%), số được đào tạo qua
đại học, cao đẳng đến năm 2005 là 0,143% (cả nước là 0,312%). Các trung tâm
dạy nghề phát triển chưa đồng bộ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu dạy và
học đang đòi hỏi ngày càng cao. Lao động trong các ngành nghề, nhất là trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phần lớn dựa vào kinh nghiệm thực tế, tự phát,
chạy theo lợi ích trước mắt, không có định hướng, chiến lược lâu dài. Từ đó,
năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, mức độ cạnh tranh thấp…
35
35
dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như cung cấp
sản phẩm cho xuất khẩu.
Mặt khác, là tính cách của người Nam bộ tuy cần cù, năng động nhưng có
phần bảo thủ; phong cách và tập quán tiêu dùng phóng khoáng nên ý thức tích
lũy kém; thói quen lao động tùy hứng, khó thích nghi với lao động công nghiệp
đã góp phần làm giảm hiệu quả sản xuất, đầu tư.
2.4.1.5. Công nghệ- kỹ thuật, máy móc thiết bị.
Nhà vườn chủ yếu là sản xuất theo kinh nghiệm, không được đào tạo có bài
bản, nên thường sản xuất theo cách thủ công. Do thiếu vốn cũng như thiếu kiến
thức về khoa học kỹ thuật nên thường có công nghệ sản xuất lạc hậu hay đôi
khi thiếu cả máy móc thiết bị dùng cho sản xuất. Đặc biệt là thiếu công nghệ,
máy móc thiết bị phục vụ cho khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Hiện nay, tỷ lệ hao hụt của sản phẩm sản xuất nông nghiệp khoảng 10% -
30%, tỷ lệ này rất cao, nguyên nhân chính là do thiếu phương tiện vận chuyển,
hay vận chuyển chu chuyển qua nhiều khâu mới tới được tay người tiêu thụ;
công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn rất ít và lạc hậu nên sản phẩm sản xuất
ra bị hư, thúi rất nhiều.
2.4.1.6. Qui hoạch vùng.
Tuy diện tích, sản lượng đều tăng, song tại khu vực sản xuất nguyên liệu
tập trung cho chế biến công nghiệp thì năng suất, chất lượng trái cây còn thấp và
thiếu sản lượng.
Công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch vùng nguyên liệu, còn nhiều bất
cập, chưa có quy hoạch tổng thể và cụ thể cho từng vùng, từng địa phương, từng
loại cây ăn quả. Việc xác định quy mô, địa điểm một số cơ sở chế biến chưa
chính xác, chưa phù hợp với khả năng cung cấp nguyên liệu trong điều kiện sản
xuất nông nghiệp còn manh mún, điểm xuất phát thấp, chưa tính hết các yếu tố
tác động làm thay đổi cơ cấu cây trồng và hiệu quả kinh tế của nông dân. Chính
36
36
vì vậy, sản xuất trái cây chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu chế biến cũng như
xuất khẩu trái cây.
2.4.2. Khâu tiêu thụ.
2.4.2.1. Khâu vận chuyển, bảo quản – tiêu thụ.
Hệ thống phân phối rau quả Việt Nam là manh mún và tự phát. Thông
thường, nông dân sau khi thu hoạch rau quả xong, sẽ có một lực lượng rất đông
các thương lái tới thu gom. Thương lái bán cho các nhà bán buôn, xuất khẩu và
những người này chuyển lại cho các nhà phân phối nước ngoài. Hệ thống phân
phối của ta chưa có một sự kết hợp nhuần nhuyễn từ khâu sản xuất, thu mua, chế
biến, đến tiêu thụ và xuất khẩu.
Việc vận chuyển trái cây cũng rất tuỳ tiện và cẩu thả. Đa số sản phẩm trái
cây của Đồng bằng sông Cửu Long được vận chuyển trên những phương tiện
kém chất lượng như xe máy cũ, xe thồ, ... thậm chí có những chuyến xe, chủ
hàng tìm mọi cách để chất được càng nhiều càng tốt, bất chấp chất lượng hàng
hoá bị ảnh hưởng ra sao.
Mặt khác, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản giữ lạnh, đóng gói, bao bì
cho trái cây xuất khẩu còn rất cao. Trung bình chi phí vận chuyển trái cây xuất
khẩu sang Trung Quốc ước khoảng 1 triệu – 1,5 triệu đồng/1tấn, chiếm khoảng
20% - 30% giá thành sản phẩm.
Tất cả những điều đó dẫn đến chi phí tăng cao, chất lượng giảm và hao hụt
tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, từ lúc nông dân thu hoạch cho tới
khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng, tổng hao hụt ước tính lên tới 10%-30%
khối lượng sản phẩm. Chính do chi phí tăng cao và hao hụt này cũng đã ảnh
hưởng lớn đến tính cạnh tranh của rau quả Việt Nam.
- cách thanh toán cũng là một trở ngại cho trái cây xuất khẩu.
Doanh nghiệp xuất khẩu thường yêu cầu thanh toán đảm bảo qua ngân hàng
theo cách mở L/C. Tuy nhiên, khách hàng theo thông lệ quốc tế trong
37
37
mua bán hàng rau quả là sử dụng cách thanh toán không có đảm bảo của
ngân hàng để giảm thủ tục, nhanh, ít tổn phí như ứng trước 50% trước khi giao
hàng, trả hết tiền khi nhận đủ hàng hay mua gối đầu… Điều này thường dẫn đến
tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top