Brady

New Member
Download Luận văn Phát triển thị trường option tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Download Luận văn Phát triển thị trường option tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. i
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OPTION
1.1.Những vấn đề cơ bản về thị trường tài chính – thị trường chứng khoán. 1
1.1.1. Thị trường tài chính. 1
1.1.2. Thị trường chứng khoán (TTCK) . 4
1.2.Thị trường các công cụ tài chính phái sinh . 7
1.3.Tổng quan về thị trường Option - những vấn đề lý luận cơ bản. 9
1.3.1. Một số khái niệm và thuật ngữ . 9
1.3.2. Lịch sử phát triển thị trường option trên thế giới . 10
1.3.3. Phân loại – Đặc điểm các loại option . 12
1.3.3.1. Phân loại theo quyền của người mua . 12
1.3.3.2. Phân loại theo thời gian thực hiện option (Expiration Date). 13
1.3.3.3. Phân loại theo tài sản cơ sở (Underlying Asset) . 13
a) Option chứng khoán. 13
b) Option chỉ số chứng khoán . 15
c) Option tiền tệ (Currency Options) . 16
d) Option về hợp đồng Future . 18
e) Option về lãisuất. 19
1.3.3.4. Một số loại option đặc biệt khác . 21
a) Option linh hoạt (Flex Option) . 21
b) Các loại option ngoại lai (Exotic Options). 21
c) Option chứng khoán dành cho nhân viên (Employee stock option - ESOs) 22
1.3.4. Vai trò – các thành phần tham gia thị trường option. 22
1.3.5. Vấn đề định giá option (phí quyền chọn). 24
1.3.6. Các chiến lược kinh doanh về option . 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 27
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG – PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG OPTION TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng triển khai và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở nước ta thời gian qua. 28
2.2.Thực trạng và khả năng xây dựng – phát triển thị trường option tại Việt Nam
2.2.1. Thị trường quyền chọn tiền tệ (Currency Options). 33
2.2.1.1. Option ngoạitệ . 33
2.2.1.2. Option tiền đồng ViệtNam . 44
2.2.1.3. Kết quả ban đầu và triển vọng phát triển thị trường option tiền tệ . 50
2.2.2. Thị trường quyền chọn vàng (Gold Options). 51
2.2.2.1. Sơ lược thực trạng triển khai . 51
2.2.2.2. Những thuậnlợi và khó khăn . 52
2.2.2.3. Kết quả ban đầu và triển vọng phát triển Gold options thời gian tới 55
2.2.3. Quyền chọn về lãi suất. 56
2.2.4. Khả năng xây dựng – phát triển các loại quyền chọn khác tại Việt Nam . 58
2.2.4.1. Quyền chọn chứng khoán và chỉ số chứng khoán VN- index . 58
2.2.4.2. Quyền chọn về hợp đồng Future . 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 64
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OPTION TẠI VIỆT NAM
3.1. Một số giải pháp chung cho phát triển tổng thể thị trường các loại option
hiện có tại Việt Nam. 66
3.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền – tạo nhận thức cho công chúng về công cụ option . 66
3.1.2. Tạo lập và phát triển các cơ sở vật chất, kỹ thuật – hoàn thiện khung
pháp lý cho các giaodịch về option . 70
3.1.3. Giải pháp đẩy mạnh việchiện đại hoá hệ thốngngân hàng tại Việt Nam,
mở đường cho các công cụ phái sinh phát triển . 72
3.1.4. Các NHTM cần xác định các mức phí option mang tính hấp dẫn, kích
thích khách hàng tìm đến sử dụng các giao dịch này hơn trong giai đoạn chúng vẫn
chưa thực sự phổ biến tại nước ta . 73
3.1.5. Nhóm các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của TTTC
Việt Nam . 74
3.1.6. Tăng cường công tácnghiên cứu, phát triển thị trường, tăng cường hợp tác
quốc tế – tiến tới sớm triển khai và phát triển các loại option khác tại nước ta. 76
3.1.7. Nhóm các giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các tác động tiêu cực
hay “thảm họa” có thể xảy ra từ việc lạm dụng công cụ option khi nó được thực
hiện phổ biến tại Việt Nam trong tương lai. 77
3.2.Các nhóm giải pháp riêngnhằm phát triển từng loại option tại Việt Nam từ
nay đến năm 2010. 79
3.2.1. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ . 79
3.2.2. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn vàng . 83
3.2.3. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn lãi suất . 84
3.3.Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng sớm triển khai các loại option
chưa được thực hiện tại Việt Nam. 85
3.3.1. Giải pháp cho option chứngkhoán . 85
3.3.2. Giải pháp cho option về hợp đồng Future . 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 88
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI .xi
TÀI LIỆU THAM KHẢO .xiii
PHỤ LỤC 1: Các chiến lược kinh doanh về option.
PHỤ LỤC 2: Quyết định 163/2003/QĐ-TTG (ngày 5/8/2003) của Thủ tướng
Chính phủ về Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010.
PHỤ LỤC 3: Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN (ngày10/11/2004) của Thống đốc
NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
PHỤ LỤC 4: Option chứng khoán dành cho nhân viên tại Việt Nam.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

i họ đoán mức biến động tỷ giá giao ngay
USD/VND là rất ít. Cụ thể tỷ giá chỉ có tăng và mức biến động này qua các năm
được thể hiện trong Bảng 2.6. Đây là trở ngại đầu tiên khi triển khai option tiền
đồng.
Bảng 2.7: Thực trạng biến động thị trường ngoại hối Việt Nam 5 năm gần đây.
Thời gian Doanh số kỳ hạn
/Doanh số giao ngay (%)
(%) thay đổi tỷ giá
USD/VND
Năm 2000 10,55 + 3,94%
Năm 2001 5,98 + 3,53%
Năm 2002 5,95 + 0,28%
Năm 2003 5,14 + 0,84%
Năm 2004 11,0 + 0,96%
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
− Ba là, tuy vừa qua NHNN đã ban hành quyết định về cách tính mới đối
với tỷ giá kỳ hạn tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế; theo đó tỷ giá kỳ hạn đảm
bảo phản ánh đúng với chênh lệch lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế – đúng
như bản chất của chúng. Tuy nhiên, do tỷ giá giao ngay VND vẫn còn chưa theo
kịp những tín hiệu của thị trường cho nên tỷ giá kỳ hạn (là một hàm số của tỷ giá
giao ngay) cũng không phản ánh chính xác. Thực chất, đây chính là một cách
Chính phủ phòng ngừa thay cho doanh nghiệp. Bởi tỷ giá bây giờ đã được các nhà
(*) PGS. TS. Trần Ngọc Thơ, Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập, trang 145.
- 56 -
đầu tư xác định được ngay từ lúc bắt đầu quá trình lập kế hoạch, nên họ không có
nhu cầu phòng ngừa rủi ro là lẽ dễ hiểu. Như vậy, một cách “vô tình”, Nhà nước
đã tự động bỏ phí ra để phòng ngừa rủi ro thay cho doanh nghiệp. Chính đây là lý
do dẫn đến doanh số giao dịch option tiền đồng (và ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi …) ở
Việt Nam trong những năm qua rất thấp so với doanh số mua bán ngoại tệ giao
ngay.
− Bốn là, quy định về khối lượng giao dịch tối thiểu cho một option ngoại
tệ/đồng Việt Nam phải là 100.000 USD (hay ngoại tệ khác tương đương) ở một
số NHTM là quá cao. Đây là một bất lợi khiến các cá nhân và doanh nghiệp (vừa
và nhỏ) có nhu cầu bảo hiểm tỷ giá cho một lượng ngoại tệ nhỏ hơn không thể
tham gia nghiệp vụ này. Ngoài ra, việc NHNN áp đặt quy định tỷ giá thực hiện
trên hợp đồng option giữa USD/VND không được vượt quá tỷ giá kỳ hạn
USD/VND có cùng thời hạn cũng là một hạn chế; nhất là đối với những đối tượng
muốn sử dụng HĐQC như một công cụ đầu tư mạo hiểm để kiếm lời trên biến
động tỷ giá. Chính hạn chế này làm cho option tiền đồng Việt Nam đang triển
khai vẫn chưa được giao dịch đúng với bản chất vốn có của công cụ option trên thị
trường tiền tệ.
− Năm là, một nguyên nhân khác khiến thị trường Việt Nam hiện tỏ ra khá
lạnh nhạt với công cụ option trong phòng ngừa rủi ro là: do thị trường tiền tệ tại
Việt Nam chưa gặp những biến động lớn. Với những nước chịu khủng hoảng tài
chính Châu Á 1997, vốn đã bị sốc mạnh trong thời kỳ này và nhờ đó, giờ họ cố
vương lên trong thế an toàn hơn. Thái Lan, Malaysia, Philipine… đang là những
quốc gia trong khu vực có hệ thống phòng chống rủi ro tài chính phát triển khá
mạnh thời gian gần đây. Riêng ở nước ta, hầu như chưa gặp khủng hoảng tài chính
lớn và vì thế, các doanh nghiệp còn tương đối yên tâm. Họ quan niệm: “tỷ giá thì
có Nhà nước lo ổn định; lãi suất thì có lẽ Ngân hàng Trung ương cũng không cho
biến động mạnh đâu” và hầu hết giới doanh nhân đều có một niềm tin như thế.
Song cũng chính vì niềm tin này mà họ tỏ ra chưa mặn mà với option tiền tệ trong
khi nền kinh tế thị trường nước ta đang vận động theo hướng ngày càng hội nhập
và rủi ro là sẽ khó lường chứ không đơn giản như họ nghĩ.
− Sáu là, ngoài ra còn có một số những vấn đề trở ngại khác cũng đang là
thách thức và khó khăn chung cho việc phát triển thị trường giao dịch option tiền
tệ (gồm option ngoại tệ và option tiền đồng) như:
- 57 -
+ Các quy định có liên quan đến khấu trừ thuế đối với các khoản phí option
vẫn chưa được cơ quan thuế hướng dẫn thực hiện nên nhiều doanh nghiệp gặp khó
khăn trong việc khấu trừ thuế đầu vào. Liên quan về vấn đề này, hiện Bộ tài
chính chỉ mới đang nghiên cứu, xem xét việc áp thuế thu nhập khấu trừ tại nguồn
đối với khoản phí quyền chọn và thu nhập từ giao dịch option ngoại tệ đối với
ngân hàng hay tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng
có phát sinh thu nhập từ thực hiện giao dịch option tiền tệ tại nước ta.
+ Trong số các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam,
còn nhiều NHTM và đơn vị khác chưa được phép kinh doanh ngoại hối; do vậy
cũng chưa thể tham gia vào thị trường cung cấp các sản phẩm tài chính phái sinh
cao cấp như nghiệp vụ option cho công chúng.
+ Quy mô thị trường ngoại hối của ta còn nhỏ cũng như chỉ mới thực sự phát
triển theo hướng hội nhập quốc tế thời gian gần đây nên cũng còn rất non trẻ về
cả trình độ, lẫn kinh nghiệm nghiệp vụ, đặïc biệt với các giao dịch phái sinh là
những sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất phức tạp. Do vậy, chưa thể mong đợi
option tiền tệ sẽ phát triển mạnh trong thời gian ngắn ban đầu này tại Việt Nam
khi nó chỉ mới đi vào thí điểm 1-2 năm nay.
2.2.1.3. Kết quả ban đầu và triển vọng phát triển thị trường option tiền tệ
Theo đánh giá chung, tuy kết quả thu được từ hơn hai năm qua về tình hình
giao dịch option tiền tệ trên thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam là chưa
thật sự đáp ứng so với những kỳ vọng ban đầu từ NHNN và hệ thống các NHTM;
song cũng không phải từ lúc triển khai option đến nay chúng ta chưa đạt được gì.
Điều quan trọng nhất là giờ đây, ngay tại Việt Nam, công cụ tài chính phòng ngừa
rủi ro tỷ giá hiện đại và đa dụng này đã sẳn sàng để đáp ứng nhu cầu của giới
doanh nghiệp và công chúng. Do option ngoại tệ và option tiền đồng đều còn đang
trong giai đoạn “triển khai thăm dò thị trường” và cũng chưa có được những tổng
kết, đánh giá cụ thể từ phía NHNN; tuy nhiên, từ những tín hiệu trên thị trường và
thông tin từ các NHTM đã cho thấy nghiệp vụ mới mẻ này cũng đã dần “bén rễ”
tại Việt Nam.
Tại Eximbank, ngân hàng đầu tiên triển khai thí điểm option ngoại tệ, chỉ
trong 5 tháng đầu cũng đã ký được 50 HĐQC mua bán ngoại tệ với giá trị gần 5
triệu USD. Sau một năm thí điểm ở một số NHTM khác, nhiều doanh nghiệp đã
nhận thức được tính hiệu quả của giao dịch này trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- 58 -
và doanh số giao dịch tính đến tháng 3/2005 đã xấp xỉ 20 triệu USD. Như vậy, có
cơ sở để tin option tiền tệ nói chung sẽ là một giao dịch tiềm năng tại thị trường
Việt Nam thời gian tới. Đặc biệt là sau khi NHNN ra quyết định cho các tổ chức
tín dụng đang kinh doanh ngoại hối đều được tiến hành giao dịch option ngoại tệ
và bãi bỏ cơ chế cấp phép “xin - cho” về option ngoại tệ trước đó. Ngoài ra, việc
lần đầu tiên NHNN cho phép từng cá nhân được tiếp cận với các công cụ phái
sinh tiến tiến (tại Quyết định 1452), khiến một người dân bình thường cũng có thể
mua một HĐQC tiền tệ hay một hợp đồng kỳ hạn về ngoại tệ cho con em mình đi
du học ở nước ngoài; đã...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển thị trường phát thải carbon ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện marketing – mix nhằm phát triển thị trường của nhà hàng oven d’or, khách sạn sheraton hà nội Marketing 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top