Joed

New Member
Download Bài giảng Quản trị hàng hoá hiện vật

Download Bài giảng Quản trị hàng hoá hiện vật miễn phí





Các chi phí phân phối có thể được chia ra làm hai loại cơ bản: Chi phí có liên quan đến vận chuyển và chi phí có liên quan đến lưu kho. Trong mỗi đề án thiết kế hệ thống phân phối, hai loại chi phí này có ảnh hưởng qua lại với nhau và tạo ra cơ hội chuyển đổi chi phí. Nếu chi phí vận chuyển tăng thì có thể giảm đáng kể chi phí lưu kho. Một sự chuyển đổi sẽ được coi là có ích nếu tổng chi phí lưu kho giảm hơn nhiều so với mức tăng của chi phí vận chuyển. Hình thức đánh đổi chi phí này là lý do tại sao một công ty sau này lại tập trung hàng vào số ít kho hơn là chứa hàng rải rác trong nhiều kho. Chi phí lưu kho giảm do giảm được đáng kể chi phí bảo quản hàng hóa khi chúng được cất giữ trong số ít kho hơn. Mức độ phụ thuộc vào công việc vận chuyển tăng lên, nên tổng chi phí vận chuyển của hàng hóa được lưu giữ theo hệ thống tập trung lớn hơn so với hệ thống phân phối không tập trung. Tuy nhiên, khi cân bằng các khoản chi phí, tổng chi phí lại giảm xuống.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Chương 8
QUẢN TRỊ HÀNG HOÁ HIỆN VẬT
Tầm quan trọng của quá trình phân phối hiện vật:
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trên thị trường diễn ra bình thường đòi hỏi quá trình vật chất phải thông suốt.
Những vấn đề quan trọng trong quá trình phân phối vật chất là:
Nền kinh tế càng ở trình độ phát triển cao, có hệ thống phân phối ngày càng hoàn thiện thì chi phí phân phối càng được quan tâm quản lý.
Tổng chi phí phân phối vật chất lớn hơn nhiều so với những chi phí trong vận chuyển.
Những gánh nặng và rủi ro đi cùng với việc quản lý phân phối vật chất có ảnh hưởng tới tất cả các thành viên không phụ thuộc vào vị trí hoạt động của họ trong kênh phân phối
Quá trình phân phối hàng hóa của công ty bánh kẹo Kinh Đô
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Đối với mọi doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ hàng hóa của doanh nghiệp nhằm mục đích cuối cùng là tiêu thụ càng nhiều càng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để tiêu thụ được hàng hóa của mình, mỗi doanh nghiệp đều sử dụng những cách phân phối hàng hóa sản phẩm cho phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh cũng như các đặc tính của sản phẩm mà doanh nghiệp muốn tiêu thụ. Công ty cổ phần Kinh Đô sử dụng kênh phân phối theo sơ đồ như sau:
Bakery Kinh Đô
CTCP Kinh Đô
Người tiêu dùng
Siêu thị
Đại lý
Nhà bán lẻ
1
2
3
Kênh 1: Theo dòng kênh này sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp từ các cửa hàng Bakery của Kinh Đô. Kênh tiêu thụ này không những giúp công ty tiết kiệm được chi phí trung gian mà còn giúp công ty có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong kênh này công ty có thể nhận được các phản hồi trực tiếp từ khách hàng. Được xây dựng từ năm 1999, hiện nay hệ thống này đã có 36 Bakery trên cả nước, trong những năm tới hệ thống Bakery có triển vọng phát triển mạnh nhờ việc công ty triển khai mô hình kinh doanh nhượng quyền
Kênh 2: là kênh phân phối qua hệ thống siêu thị, công ty ký kết hợp đồng với các siêu thị để họ bày bán sản phẩm của công ty, hệ thống siêu thị có chức năng như người bán lẻ trong kênh phân phối.Kênh phân phối này tiêu thụ khoảng 10% doanh số của công ty.
Kênh 3: đây là kênh có chiều dài lớn nhất trong hệ thống kênh phân phối của công ty. Đây là kênh tiêu thụ chính của công ty, khối lượng sản phẩm lưu chuyển qua kênh này chiếm khoảng 85% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Từ các đại lý này, sản phẩm của công ty tiếp tục thông qua các nhà bán lẻ để tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Cho đến nay, hệ thống phân phối của Kinh Đô được coi là hoàn hảo nhất trong số các công ty sản xuất bánh kẹo tại thị trường Việt Nam. Đối với kênh phân phối truyền thống, Kinh Đô có 82 nhà phân phối và 65000 cửa hàng bán lẻ ở khu vực phía nam, công ty còn có lợi thế từ 26 hệ thống Bakery , ở khu vực phía bắc, công ty có 51 nhà phân phối, 15000 cửa hàng bán lẻ và 10 Bakery. Tổng cộng, Kinh Đô có 133 nhà phân phối, 80000 cửa hàng bán lẻ và 36 Bakery. Đối với kênh phân phối hiện đại, Kinh Đô cung cấp sản phẩm trực tiếp cho 132 siêu thị.
Ngoài các hình thức phân phối trên, Kinh Đô còn tổ chức hơn 13000 điểm bán bánh trung thu Kinh Đô trên cả nước vào mùa trung thu hàng năm
Kinh Đô còn triển khai kế hoạch liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp tiêu dùng lớn, đối tác đầu tiên là Pepsi theo đó sản phẩm của Kinh Đô sẽ được bán độc quyền tại trên 200.000 điểm bán lẻ của Pepsi và ngược lại. Với việc hợp tác với một trong những công ty nước giải khát hàng đầu thế giới, không những giúp cho Kinh Đô gia tăng sản lượng tiêu thụ mà còn làm gia tăng giá trị thương hiệu khi thương hiệu của Kinh Đô sánh vai cùng với thương hiệu của Pepsi.
Với mạng lưới phân phối trải khắp, các sản phẩm của Kinh Đô được bán rộng rãi hầu như ở mọi khu vực từ thành phố đến nông thôn, đưa Kinh Đô trở thành nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với thị phần gần 30%, đối với bánh trung thu, thị phần của công ty lên tới 70%.
Phân phối vật chất là quá trình làm tăng thêm giá trị hàng hóa
Kênh phân phối vật chất đảm bảo khả năng của công ty có thể sản xuất ra sản phẩm hay cung ứng dịch vụ cho khách hàng của mình một cách đáng tin cậy.trong khi có rất nhiều hoạt động trao đổi diển ra trong kênh phân phối vật chất giữa các công ty có liên quan thì hoạt động quan trọng cốt lõi là hành động mua tiêu dùng của khách hàng công nghiệp hay tiêu dung
Nếu một loạt các hoạt động trao đổi diển ra trong kênh cuối cùng không đáp ứng nhu cầu của khách ,không làm cho khách hàng chấp nhận và được thỏa mản thì không một giá trị nào được gia tăng trong quá trình phân phối vật chất đòi hỏi chi phí rất lớn này
Khái niệm về quá trình làm tăng thêm giá trị cho hàng hóa là tư tưởng chủ đạo để xem xét các hoạt động cần thiết cho phân pối vật chất như một chuỗi các sự việc hay các hoạt động có tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình làm tăng thêm giá trị trong phân phối vật chất cũng đồng thời tạo nên sự kết dính giữa công ty với cơ sở cung cấp và khách hàng của mình . Phân phối vật chất trước hết là nội bộ công ty giúp cho hàng hóa lưu chuyển từ ngoài vào ,lưu chuyển trong nội bộ và ra ngoài công ty
Cấu trúc kênh phân phối vật chất và khuôn khổ hành động được thỏa thuận giữa các công ty trong kênh sẽ là điểm cốt lõi của các hoạt động liên tục. Để làm cho kênh phân phối vật chất làm đúng chức năng của nó như kế hoạch đã đặt ra thì mỗi thành viên trong kênh cần thường xuyên trao đổi những thông tin cần thiết có lien quan đến công việc chi tiết cụ thể trong khi hoạt động
8.3. Thiết lập các mục tiêu về dịch vụ
Nhiệm vụ cơ bản của phân phối vật chất là phục vụ khách hang.
Theo quan điểm phân phối vật chất, một công ty cần phục vụ cả khách hang bên ngoài và khách hang bên trong công ty mình. Các khách hang bên ngoài đặc biệt dễ nhận ra trong khi lập kế hoạch kênh bởi học đem lại nguồn thu nhập quan trọng tạo nên lợi nhuận cho daonh nghiệp.
Khía cạnh thứ hai của dịch vụ phân phối vật chất trong một công ty cụ thể có liên quan đến các hoạt động bên trong doanh nghiệp. Đối tượng của quá trình phân phối bên trong là các phương tiện và quá trình sản xuất qua đó người ta tạo ra hang hóa và thực hiện các dịch vụ làm tăng thêm giá trị.
8.3.1. Các cách thức cơ bản dùng để đánh giá dịch vụ khách hang trong phân phối vật chất.
Dịch vụ cung ứng cho khách hang trong phân phối vật chất:
Sự sẵn có của hàng hóa
Khả năng cung ứng dịch vụ
Chất lượng của dịch vụ
Hoạt động phân phối vật chất thường được đánh giá và so sánh với các tiêu chuẩn và các mục tiêu trong quá trình hoạt động.
Sự sẵn có của hàng hóa
Sự sẵn có của hàng hóa ttại các điểm bán là một cách thức để đánh giá khả năng đáp ứng những mong đợi của khách hàng trong suốt thời gian hoạt động của kênh. Sự sẵn có có thể được đánh giá theo 3 cách sau:
Dựa vào tỷ lệ phần trăm hàng nhập kho tỷ lệ phần trăm hàng xuất kho, thường...
 
Top