11a1_mylove

New Member
Download Đề án Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam - Thực trạng và triển vọng

Download Đề án Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam - Thực trạng và triển vọng miễn phí





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu. 1
 
Chương I: Lý luận chung về tổ chức thương mại thế giới 3
I. Một số vấn đề cơ bản về WTO. 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của WTO. 3
2. Mục tiêu và chức năng chủ yếu của WTO. 5
3. Các nguyên tắc cơ bản của WTO. 7
4. Tổ chức và hoạt động của WTO. 11
5. Các điều kiện gia nhập WTO. 12
6. Triển vọng của WTO. 15
II. Kinh nghiệm của Trung Quốc gia nhập WTO. 15
1. Về thể chế. 15
2. Về điều chỉnh cơ cấu ngành nghề. 16
 
Chương II: Thực trạng tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam 18
I. Sự cần thiết gia nhập WTO của Việt Nam. 18
1. Quá trình quốc tế hoá phát triển. 18
2. Thành công của Việt Nam trong cải cách kinh tế. 18
3. Những lợi ích khi gia nhập WTO của Việt Nam. 20
4. Những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. 22
II. Những vấn đề cơ bản trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. 23
1. Các quy tắc thương mại và việc áp dụng chúng. 23
2. Cơ chế ngoại thương của Việt Nam. 24
3. Thâm nhập thị trường và các hàng rào thương mại. 25
4. Tự do hoá thương mại dịch vụ. 25
5. Bảo về các quyền sở hữu trí tuệ. 26
III. Một vài kết quả bước đầu. 27
1. Tiến trình đàm phán. 27
2. Những kết quả đạt được. 27
IV. Những tồn tại cần khắc phục. 28
 
Chương III: Một số đề xuất giải pháp để thúc đẩy tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam 30
1. Tiếp tục quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường. 30
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch và vững mạnh. 31
3. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và đảm bảo thực thi trong cuộc sống. 31
4. Đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính - tiền tệ. 33
5. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao. 34
6. Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và thúc đẩy quan hệ với các thành viên WTO. 35
 
Kết luận. 36
 
Tài liệu tham khảo 38
 
Phụ lục 1. 40
 
Phụ lục 2. 42
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ủ nhà. Dường như WTO đã rơi vào tay những tập đoàn tư bản lớn, những quốc gia tư bản lớn. Chính vì vậy mà tương lai của WTO phụ thuộc rất nhiều ở các nước đang phát triển, những nước đang bị xem là thua thiệt trong quá trình toàn cầu hoá. Thất bại của Hội nghị Siatơn đã cho thấy rằng WTO đang cần một sự cải tổ lớn. Tuy nhiên muốn làm được điều đó thì các nước thế giới thứ ba phải đoàn kết với nhau, đoàn kết với các lực lượng không ngừng lớn mạnh của các tổ chức nhân dân, của những người có lương tri và có hiểu biết thì chắc chắn các tập đoàn tư bản không dễ dàng thao túng bộ máy thương mại thế giới. Và như vậy WTO sẽ không ngừng thay đổi và phát triển, đưa thế giới ngày càng phát triển và thịnh vượng.
II. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO.
1. Về thể chế.
Trung Quốc là nước có nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình công hữu xã hội chủ nghĩa, thời gian thực hiện cơ chế kinh tế thị trường còn rất ngắn, thiếu kinh nghiệm, cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện. Để thích ứng với nguyên tắc vận hành của WTO, trước hết cần có sự thay đổi về nhận thức và quan niệm, cần nghiên cứu, tìm hiểu những mặt có lợi và bất lợi khi gia nhập WTO nhằm đi đến nhận thức chung, tạo thuận lợi cho các bước cải cách từ nay về sau. Trung Quốc đã rất thành công trong các việc này. Tiếp đến, Trung Quốc đã không ngừng hoàn thiện cơ chế thị trường, hệ thống luật và văn bản đồng bộ tương ứng. Đồng thời tiến hành điều chỉnh, nâng cấp và đổi mới cơ cấu ngành nghề. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, đi sâu nghiên cứu về WTO.
2. Về điều chỉnh cơ cấu ngành nghề.
Đối với nông nghiệp: Trung Quốc là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Để gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiến hành rất nhiều các điều chỉnh cần thiết và có thể nói phải trả khá đắt cho cái giá của nông nghiệp. Trung Quốc vừa phải đầu tư vốn để cơ giới hoá nông nghiệp, cấp vốn tín dụng ưu đãi để phát triển trang trại, cam kết đảm bảo đầu ra cho nông sản và áp dụng các biện pháp bảo hộ hết sức linh hoạt và hiệu quả để có được sự đồng ý của các thành viên WTO.
Đối với công nghiệp: Do cần xoá bỏ dần hạn ngạch nên việc gia nhập WTO sẽ đưa lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội xuất khẩu các sản phẩm dệt, hàng công nghiệp cơ điện, nhưng lại gây những tác động lớn đối với ngành xe hơi của Trung Quốc. Trong quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm tất sẽ có hàng loạt xí nghiệp phải đóng cửa. Tuy nhiên gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc du nhập kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với ngành dịch vụ: Các lĩnh vực bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm và tài chính tiền tệ của Trung Quốc cơ bản nằm dưới sự khống chế độc quyền của nhà nước. Nhưng sau khi gia nhập WTO, những ngành này tất phải mở cửa, chính phủ sẽ từng bước giảm can thiệp hành chính, lãi suất và hối suất từng bước được thị trường hoá, vì thế mà thị trường tài chính tiền tệ sẽ chịu nhiều rủi ro hơn. Ngân hàng nước ngoài có chất lượng cao hơn sẽ thu hút hết khách hàng của ngân hàng trong nước. Vì vậy Trung Quốc đã không ngừng cải cách hệ thống ngân hàng của mình, bồi dưỡng thêm cho cán bộ ngân hàng trong nước, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng...
Trên đây là vài kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi về thể chế và cơ cấu kinh tế của Trung Quốc nhằm mục đích nhanh chóng gia nhập WTO. Đây là bài học quý giá cho những nước có cơ cấu và thể chế kinh tế tương đồng với Trung Quốc đang trong quá trình gia nhập WTO.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
I. SỰ CẦN THIẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM.
1. Quá trình quốc tế hoá phát triển.
Toàn cầu hoá đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Trước xu thế như vũ bão của toàn cầu hoá, một quốc gia muốn phát triển được phải tham gia vào quá trình đó. Bởi vì toàn cầu hoá mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các quốc gia. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, hợp tác các lĩnh vực khác giữa các quốc gia. Đại diện tiêu biểu nhất và đầy đủ nhất cho xu thế toàn cầu hoá hiện nay chính là Tổ chức thương mại thế giới. Việt Nam cũng là một quốc gia đang đứng trước thử thách toàn cầu hoá và một điều tất yếu là Việt Nam sẽ tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới để tận dụng những thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Thực tế đã chứng minh rằng kể từ khi hoà nhập vào quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam đã có nhiều thành công to lớn về kinh tế xã hội.
2. Thành công của Việt Nam trong cải cách kinh tế.
Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong 10 năm gần đây chỉ ra rằng, sự thành công kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều ở mức độ tham gia của đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính phủ Việt Nam cũng nhận thấy sự cần thiết và lợi ích khi tham gia vào hệ thống thương mại thế giới mà WTO là tổ chức lớn nhất hiện nay. Đặc biệt sau khi đã nghiên cứu các kết quả của vòng đàm phán Uruguay tháng 1/1995, Chỉnh phủ Việt Nam đã quyết định nộp đơn gia nhập WTO. Quyết định này sẽ giúp đất nước đổi mới kinh tế có hiệu quả hơn, đồng thời góp phần mở rộng hơn nữa các quan hệ kinh tế với các nước khác.
Sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua chính là cơ sở cho việc tham gia của Việt Nam vào hệ thống thương mại thế giới. Việt Nam đang được xem là một nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991 - 2000 là 7,4%, theo đó tổng giá trị GDP đạt gấp đôi năm 1990, GDP theo đầu người tăng 1,8 lần. Cũng trong thời kỳ này xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân hàng năm 18,2%, tăng gấp 5,3 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu bình quân hàng năm trong 10 năm qua là 17,5%. Tổng giá xuất nhập khẩu năm 2000 đã tương đương tổng GDP. Với đường lối phát triển kinh tế hướng ngoại đúng đắn, Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ và hợp tác của nhiều nước trên thế giới. Tính đến quý I năm 1999 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký là 35,8 tỷ USD nếu tính cả vốn bổ sung là 40,3 tỷ USD.
Thành công kinh tế của Việt Nam gần đây là kết quả của quá trình chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Quá trình này đã kéo theo một loạt những cải cách, làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực nông nghiệp đã được giải phóng, giá cả được tự do, trợ cấp từ ngân sách đã bị cắt giảm nhiều. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tháng 4 năm 2001 đã đưa ra các quyết định tiếp tục đổi mới nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Một sự kiện có ý nghĩa lớn trong việc tham gia WTO của Việt Nam là ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và đã ký hiệp định để gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển công trình Khoa học Tự nhiên 0
B [Free] Đề án Vấn đề tiến tới tự do hóa lãi suất và đề xuất những kiến nghị về định hướng tự do hoá l Luận văn Kinh tế 0
K Đề án Đánh giá tác động của hoạt động xúc tiến bán tới việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty V Luận văn Kinh tế 0
G Đề án Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp tại công ty Taxi Hương lúa Môn đại cương 0
V Đề án Quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam Môn đại cương 0
V Đề án Những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến bán đối với sản phẩm bia Tài liệu chưa phân loại 0
L Đề án Cải tiến công tác phân tích công việc tại công ty Cổ Phần May 10 Tài liệu chưa phân loại 2
B Đề án Giải pháp truyền thông xúc tiến đề xuất cho thương hiệu Viglacera Hạ Long Tài liệu chưa phân loại 2
N Đề án Xuất khẩu lao động – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh Tài liệu chưa phân loại 0
A Đề án Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top