khunglong_con

New Member
Download Chuyên đề Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS

Download Chuyên đề Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS miễn phí





MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 4
1.1 Tổng quan tình hình tài chính ngân hàng tại Việt Nam 4
1.1.1 Hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam năm vừa qua 4
1.1.2 Định hướng nhiệm vụ ngân hàng trong các năm tới 9
1.2 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với hoạt động giám sát các Tổ chức tín dụng. 10
1.2.1 Giới thiệu về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 10
1.2.2 Các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN 18
1.2.3 Một số định hướng hoạt động của BHTGVN trong thời gian tới. 20
CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA VÀ GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 21
2.1 Ủy ban Basel và hệ thống các nguyên tắc thanh tra giám sát hoạt động Ngân hàng 21
2.1.1 Giới thiệu về Ủy ban Basel 21
2.1.2 Nhóm ấn phẩm nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel 21
2.2 Thực trạng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng tại Việt Nam 26
2.3 Hệ thống CAMELS trong giám sát hoạt động của các Ngân hàng. 34
2.3.1 Đánh giá hoạt động 35
2.3.2 Xếp hạng cấu phần. 36
2.3.3 Xếp loại các yếu tố định lượng 46
2.3.4 Xếp loại các yếu tố định tính. 47
2.3.5 Xếp loại tổng hợp 47
2.4 Các cách hoạt động của thanh tra ngân hàng tại Việt Nam 49
2.4.1 cách giám sát từ xa 50
2.4.2 cách thanh tra tại chỗ. 52
2.4.3 Phương pháp đánh giá và xếp loại các TCTD theo CAMELS vận dụng ở Việt Nam 54
CHƯƠNG III. SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH PHẦN CHÍNH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG 58
3.1 Mô hình đa nhân tố 58
3.1.1 M« h×nh 58
3.1.2 Một số ứng dụng của mô hình nhân tố 60
3.2 Sử dụng các mô hình để phân loại và đánh giá hoạt động của tổ chức tín dụng 61
3.2.1 Số liệu sử dụng 61
3.2.2 Sử dụng SPSS để phân tích số liệu 64
3.2.3 Mở rộng 78
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

òn nhiều lỗ hổng về thể chế, rủi ro có nhiều khả năng phát sinh do lợi nhuận thấp và thực hiệnếu vốn và với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Ngân hàng nước ngoài khi mở rộng hơn hoạt động cho các Ngân hàng nước ngoài thì việc quản trị tài chính của các Ngân hàng thương mại quốc doanh cần được cải thiện đồng thời về phương diện Chính phủ mà người thay mặt là Ngân hàng nhà nước cần nâng cao khả năng giám sát tài chính toàn hệ thống tài chính.
Để giám sát hiệu quả hệ thống tài chính, về phía Ngân hàng nhà nước, cần tăng cường công tác giám sát từ xa cũng như công tác thanh tra tại chỗ, xây dựng các chỉ tiêu giám sát theo CAMELS, thiết lập hệ thống xếp loại các tổ chức tín dụng theo CAMELS, xây dựng hệ thống thông báo và hệ thống thông tin quản lý để kịp thời trấn chỉnh hoạt động các tổ chức tín dụng cũng như hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, cần tài chính công tác phòng ngừa rủi ro,đặc biệt là rủi ro ngoại hối cho toàn hệ thống. Các hạn mức như trạng thái ngoại hối tỷ trọng huy động và cho vay ngoại tệ dài hạn so với nguồn vốn huy động ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư vào các cổ phần cổ phiếu ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng cần được điều chỉnh kịp thời để đặc biệt tính thanh khoản và an toàn của toàn hệ thống. Chế độ thông tin báo cáo cần được cải thiện trên phương diện mẫu biểu cũng như hệ thống mạng hiện đại để đặc biệt Ngân hàng nhà nước có được các thông tin về hệ thống tài chính mmột cách kịp thời,chính xác.Có như vậy Ngân hàng nhà nước mới có đủ dữ liệu để phân tích và thông báo cho toàn hệ thống cũng như can thiệp khi cần thiết.
Về phía Chính phủ, khả năng các nước cho thấy cần thiết phải có luật giám sát thanh tra để hoạt động giám sát thanh tra được thực hiện theo luật và để giám sát tốt hệ thống tài chính thì thanh tra cần có vai trò độc lập với hệ thống tài chính, đặc biệt độc lập với Ngân hàng nhà nước để thanh tra có đủ quyền lực giám sát hoạt động Ngân hàng. Khi tự do hóa tài khoản vốn thì doanh nghiệp cũng nhu hệ thống Ngân hàng đã được trao quyền tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đúng Pháp luật bao gồm trách nhiệm báo cáo đầy đủ theo quy định. Để việc thực thi báo cáo của doanh nghiệp và hệ thống Ngân hàng có hiệu quả, cần ban hành luật thông tin báo cáo như kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc tránh tình trạng mặc dù đã có quy định nhưng Ngân hàng nhà nước vẫn không có thông tin báo cáo từ Ngân hàng và doanh nghiệp một cách đầy đủ như hiện nay. Ngoài ra, Chính phủ nên cổ phần hóa một số các Ngân hàng thương mại quốc doanh để các Ngân hàng này sở hữu độc lập để khuyến khích các Ngân hàng này quản trị doanh nghiệp tốt trên cơ sở lợi nhuận và dự phòng rủi ro và hạn chế bảo lãnh một cách gián tiếp cho các Ngân hàng thương mại quốc doanh, cần xác định mục tiêu hoạt động rõ ràng cho đội ngũ quản lý của Ngân hàng thương mại quốc doanh, đảm bảo khả năng giám sát từ xa là độc lập với việc quản lý các Ngân hàng thương mại, tách chức năng thanh tra khỏi chức năng quản lý của Ngân hàng nhà nước.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, từng bước tự do hóa cán cân vốn, mức độ can thiệp của Chính phủ vào các giao dịch này sẽ ngày càng giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, để duy trì sự ổn định chung của nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần kiểm soát được toàn bộ các giao dịch của hệ thống tài chính bao gồm cả giao dịch vốn theo nghĩa nắm được mọi diễn biến, can thiệp một cách gián tiếp thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô để hạn chế hay khuyến khích các luồng vốn vào và ra. Để làm được điều này, công tác thống kê phải được đặc biệt chú trọng. Hệ thống báo cáo phải đảm bảo cung cấp những số liệu thống kê một cách chính xác, kịp thời để các cơ quan quản lý tiền tệ có thể đánh giá đúng được xu hướng vận động của các luồng vốn, phát hiện sớm những rủi ro và có biện pháp ứng phó thích hợp. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của hệ thống thống kê của Việt Nam hiện nay là sự phối hợp lỏng lẻo giữa các cơ quan có trách nhiệm cung cấp số liệu bởi chưa có một chế tài đủ mạnh nhằm bắt buộc thực hiện chế độ thông tin báo cáo.Mặt khác, do khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê còn hạn chế nên số liệu thống kê chưa đảm bảo tính cập nhật. Do vậy, giám sát tốt hệ thống tài chính theo kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước trong khu vực thì cần luật hóa chế độ báo cáo thống kê để nâng cao tính hiệu lực thi hành báo cáo của Ngân hàng và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo theo quy định 477 cần được trtiển khai sớm để thống nhất mẫu biểu báo cáo qua kênh mạng thay vì chế độ báo cáo theo giấy tờ trước đây. Đầu mối thông tin cần tập trung tại tổng cục thống kê để tránh chồng chéo trong thu thập số liệu gây khó khăn cho Ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần tăng cường công tác phối hợp chia sẻ thông tin giữa các bộ nghành, cụ thể là giữa tổng cục thống kê với Ngân hàng, bộ tài chính bộ kế hoạch và đầu tư.
Về phía các tổ chức tín dụng, cần nâng cao hiểu biết về các rủi ro đi kèm với các khoản tiền gửi,tín dụng, xây dựng các quy định kiểm soát rủi ro trên cơ sở tài sản nợ - có,xây dựng các hạn mức đầu tư, trạng thái ngoại hối riêng của mình, cải thiện công tác kiểm soát nội bộ và tuân thủ các giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Từ các khuyến nghị trên có thể đưa ra lộ trình cải tổ công tác giám sát hệ thống tài chính trong thời gian sắp tới như sau :
Trong ngắn hạn cần xây dựng đề án cải cách thanh tra giám sát phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tổ chức,nghiệp vụ cơ chế điều hành giám sát mà cụ thể là ban hành quy chế mới đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMELS, bổ sung điều chỉnh quy chế kiểm toán độc lập cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.Hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, sửa đổi quy định về vốn tự có, phân loại tài sản có, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.
Trong trung hạn cần xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống thông báo sớm để phát hiện các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng tổ chức tín dụng, xây dựng sổ tay thanh tra tại chỗ các tổ chức tín dụng Việt Nam để các thanh tra viên sử dụng như cẩm nang thanh tra giám sát. Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả tại tổ chức tín dụng, bao gồm hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản nợ có và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng rủi ro thanh khoản rủi ro thị trường đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định này.Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về thanh tra...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D đánh giá trữ lượng và hoạt tính sinh học của cây xạ đen Y dược 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện mỹ đức Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động Marketing bất động sản của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung Marketing 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Khoa học kỹ thuật 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top