thaoanhtranthi

New Member
Download Đề tài Lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây

Download Đề tài Lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Cơ sở lý luận chung về lạm phát 2
1.1 Khái niệm về lạm phát 2
1.2 . Phân loại lạm phát 3
1.2.1. Xét về mặt định luợng 3
1.1.2.Xét về mặt định tính .Lạm phát bao gồm: 4
1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát 5
1.4.Tác động của lạm phát 11
1.5. Biện phát khắc phục lạm phát 13
1.5.1. Những biện pháp tình thế 13
1.5.2 Những biện pháp chiến lược 14
2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 15
2.1. Thực trạng lạm phát của Việt Nam 15
2.2. Đánh giá thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005-2008 16
2.2.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam 17
2.2.2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tê 21
3.Các giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam hiện nay 22
3.1 Giải pháp đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam 22
3.2 Các giải pháp mà NHNN đã thực hiện nhằm kiểm soát lạm phát 23
3.3 Các giải pháp NHNN thực hiện nhắm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới: 25
3.4 .Các giải pháp Chính phủ thực hiện nhằm kiểm soát lạm phát 25
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ài chính để vay tiền trong dân chúng,bù đắp cho phần bị thiếu hụt.Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ và do đó,không tăng cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát.Một biện pháp khác Chính phủ có thể sử dụng để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nhà nước là phát hành tiền .Biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ,do đó tăng cung ứng tiền ,đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng tỷ lệ lạm phát.Tuy nhiên ở các nước đang phát triển,do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm bù đắp cho thâm hụt ngân sách là rầt khó thực hiện.Đối với các quốc gia này,con đường duy nhất đối với họ là “sử dụng máy in tiền”. Vì thế,khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách của các quốc gia đó tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng.
Do vậy, trong mọi trường hợp,tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước cao,kéo dài là nguồn gốc tăng cung ứng tiền và gây ra lạm phát
e .Lạm phát theo tỷ giá hối đoái
Tỷ hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài tăng cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát
Thứ nhất, khi tỷ giá tăng ,đồng nội tệ mất giá, trước hết nó tác động lên tâm lý của những người sản xuất trong nước,muốn kéo giá hàng lên cao theo mức tăng của tỷ giá hối đoai
Thứ hai, khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu ,hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao,đẩy chi phí về nguyên liệu tăng lên,lại quay trở về lạm phát phí - đẩy như đã phân tích ở trên.Việc tăng giá cả của nguyên liệu và hàng hóa nhập khẩu thường gây ra phản ứng dây chuyền ,làm tăng giá cả ở rất nhiều hàng hóa khác,đặc biệt là cac hàng hóa của những ngành có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và nhũng ngành có mối lien hệ chặt chẽ với nhau(nguyên liệu của ngành này là sản phẩm của ngành khác….)
1.4.Tác động của lạm phát
a. Lạm phát và lãi suất
Từ những thực tế diễn biến lạm phát của các nước trên thế giới trên thế giới,các nhà kinh tế cho rằng: lạm phát cao và triền mien có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế ,chính trị và xã hội của một quốc gia
Tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.
Để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình ,hệ thống ngân hàng phải luôn luôn cố gắng duy trì tính hiệu quả của tài sản nợ và tài sản có của mình,tức là phai luôn luôn giữ cho lãi suất thực ổn định.Ta biết rằng , lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát.Do đó,khi tỷ lệ lạm phát tăng cao,nếu muốn cho lãi suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát.Việc tăng lãi suất danh nghĩa dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng
b.Lạm phát và thu nhập thực tế
Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi,lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thực tế của người lao động.VD:với 600.000 đồng tiền lương một tháng hiện nay,một công nhân sẽ mua được 2 tạ gạo(với giá 3000đ/1kg).Vào năm sau,nếu tiền lương của công nhân này không đổi,nhưng tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế vào năm sau tăng thêm50% so với năm trước , tức là giá gạo đã tăng lên 4500đ/kg,thì với số lương nhận được trong 1 tháng người công nhân này chỉ có thể mua được133,3kg gạo
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi (tức là tiền mặt) mà nó còn làm hao mòn nhưng tài sản có lãi ,tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản có lãi,các khoản lợi tức .Điều đó xảy ra là cho chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở thu nhập danh nghĩa ,khi lạm phát tăng cao ,điều đó làm số thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao(mặc dù thuế suất vẫn không tăng).Kết quả cuối cùng là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế),thực (sau khi đã loại trừ tác động của lạm phát) mà người cho vay bị giảm đi
Suy thoái kinh tế ,thất nghiệp gia tăng ,đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin cuỉa dân chúng đối với chính phủ và những hậu quả về chính trị xã hội có thể xảy ra
c. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng
Trong quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, khi lạm phát tăng cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt và người đi vay sẽ la người có lợi.Điều này đã tạo nên sự phân phối không bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay.
Lạm phát tăng cao còn khiến cho những người thừa tiền và giàu có ,dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hóa , tài sản , nạn đầu cơ xuất hiện , tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường , giá cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn .Cuối cùng những người dân vốn đã cùng kiệt càng trở lên khốn khó hơn,họ thậm chí không mua nổi những hàng hóa thiết yếu,trong khi đó những kẻ đầu cơ đã vét sạch hàng hóa và trở nên giàu có hơn.Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập,về mức sống giữa người giàu và người nghèo
d. Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân,nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở lên trầm trọng hơn .Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài.Lý do là vì lạm phát tăng đã làm tỷ giá tăng cao và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ
1.5. Biện phát khắc phục lạm phát
Do lạm phát tăng cao và kéo dài đã gây ra những hậu quả lớn trong đời sống của nhân dân lao động và cho tăng trưởng kinh tế,vì vậy ,Chính Phủ các quốc gia cần có những biện pháp khắc phục lạm phát . Lịch sử chống lạm phát của các nước trên thế giới cho thấy:Trong hoàn cảnh cụ thể ,Chính phủ cần thiết phải áp dụng các biện pháp tình thế(hay các biện pháp cấp bách) và các biện pháp mang tính chiến lược
1.5.1. Những biện pháp tình thế
Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức tốc “cơn sốt lạm phát”,trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng siêu lạm phát:
-Thứ nhất: Các biện pháp tình thế thường được Chính phủ các nước áp dụng ,trước hết là phải giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông.Biện pháp này còn goi là đóng bang tiền tệ.Tỷ lệ lạm phát càng cao,ngay lập tức ngân hàng Trung Ương phải dùng các biện pháp có thể đưa đến tăng cung ứng tiền tệ như ngừng các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng,dừng việc mua vào các chưng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Áp dụng các biện pháp làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế: như ngân hàng T Ư bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ,bán ngoại tệ và vay,phát hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp cho bội chi ngân sách Nhà nước,tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư.Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong 1 thời gian ng...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top