Download Đề tài Quy trình kinh tế kĩ thuật trồng cây đậu tương

Download Đề tài Quy trình kinh tế kĩ thuật trồng cây đậu tương miễn phí





MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
2.1. Nguồn gốc cây đậu tương 3
2.2. Đặc tính thực vật học của đậu tương 3
2.2.1. Rễ 3
2.2.2. Thân 3
2.2.3. Lá 4
2.2.4. Hoa 5
2.2. 5. Quả và hạt 5
2.2.6. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương 6
2.2.7. Các yêu cầu về sinh lý sinh thái của cây đậu tương 7
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
3.1. Kĩ thuật trồng đậu tương 9
3.1.1. Giống 9
3.1.1.1. Một số giống đậu tương 9
3.1.1.2. Tiêu chuẩn hạt giống 10
3.1.2. Chuẩn bị đất trồng 10
3.1.3. Thời vụ gieo hạt 11
3.1.4. Phân bón 12
3.1.5. Cách gieo, mật độ, khoảng cách 12
3.1.6. Chăm sóc 14
3.1.6.1. Dặm, tỉa và định cây: 14
3.1.6.2. Làm cỏ, xới xáo, vun gốc, và bón phân thúc 14
3.1.6.3. Bấm ngọn 14
3.1.6.4. Chống rụng hoa 15
3.1.6.4. Giữ ẩm, chống hạn và chống úng 15
3.2. Thu hoạch, bảo quản 15
3.3. Phòng trừ sâu bệnh cho đậu tương 17
3.3.1. Sâu hại 17
3.3.2. Bệnh hại 20
PHẦN 4: KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

(((((((

QUY TRÌNH KINH TẾ KĨ THUẬT

TRỒNG CÂY ĐẬU TƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Hoàng Thị Lương

SVTH : Lê Đình Nguyên

Lớp : Kinh Tế Nông Lâm – K07

Đăk Lăk, Tháng 12 năm 2010

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3

2.1. Nguồn gốc cây đậu tương 3

2.2. Đặc tính thực vật học của đậu tương 3

2.2.1. Rễ 3

2.2.2. Thân 3

2.2.3. Lá 4

2.2.4. Hoa 5

2.2. 5. Quả và hạt 5

2.2.6. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương 6

2.2.7. Các yêu cầu về sinh lý sinh thái của cây đậu tương 7

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

3.1. Kĩ thuật trồng đậu tương 9

3.1.1. Giống 9

3.1.1.1. Một số giống đậu tương 9

3.1.1.2. Tiêu chuẩn hạt giống 10

3.1.2. Chuẩn bị đất trồng 10

3.1.3. Thời vụ gieo hạt 11

3.1.4. Phân bón 12

3.1.5. Cách gieo, mật độ, khoảng cách 12

3.1.6. Chăm sóc 14

3.1.6.1. Dặm, tỉa và định cây: 14

3.1.6.2. Làm cỏ, xới xáo, vun gốc, và bón phân thúc 14

3.1.6.3. Bấm ngọn 14

3.1.6.4. Chống rụng hoa 15

3.1.6.4. Giữ ẩm, chống hạn và chống úng 15

3.2. Thu hoạch, bảo quản 15

3.3. Phòng trừ sâu bệnh cho đậu tương 17

3.3.1. Sâu hại 17

3..3.2. Bệnh hại 20

PHẦN 4: KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đậu tương (Glycine max (L) Merr) còn gọi là đậu nành là một cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể có tìm thấy một cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương. Vì thế cây đậu tương được gọi là "Ông Hoàng trong các loại cây họ đậu ", sở dĩ cây đậu tương được đánh giá như vậy bởi lẽ cây đậu tương có giá trị rất toàn diện: thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng prôtein trung bình khoảng từ 35,5 - 40%, lipit từ 15-20%, hyđrát các bon từ 15-16% và nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho sự sống. Hàm lượng axít amin có chứa lưu huỳnh như methionin và sixtin của đậu tượng cao gần bằng hàm lượng các chất này có trong trứng gà, hàm lượng cazein, đặc biệt lisin cao gần gấp rưỡi lần chất này có trong trứng. Hạt đậu tương có chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu đỗ khác nên được coi là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng, trong hạt đậu tương có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin B1 và B2, ngoài ra đậu tương còn làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, cải tạo đất, làm thức ăn gia súc....

Ở Việt Nam đậu tương là cây trồng quan trọng vì đậu tương là cây màu ngắn ngày, là một cây thực phẩm vừa dễ trồng lại vừa có hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm của cây đậu tương được sử dụng hết sức đa dạng phong phú như sử dụng trực tiếp bằng hạt thô hay qua chế biến ép thành dầu, làm bánh kẹo, sữa, nước giải khát...đáp ứng nhu cầu tăng thêm chất đạm trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân và tham gia vào xuất khẩu; không những thế cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất tăng năng suất của các cây trồng khác. Chính vì vậy phát triển đậu tương đang là một trong 10 chương trình ưu tiên ở nước ta, đặc biệt trong những năm gần đây với việc chuyển đổi cơ chế quản lý đất sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, lương thực một vấn đề cơ bản của người dân Việt Nam đã được giải quyết, từ đó người nông dân có thể chủ động trong sản xuất những ngành, những cây có giá trị kinh tế cao, mà trong đố cây đậu tương là một trong những mũi nhọn chiến lược kinh tế trong việc bố trí sản xuất và khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.

Tuy nhiên, muốn trồng và sản xuất chế biến cây đậu tương có hiệu quả kinh tế cao chúng ta cần nắm được những đặc trưng nông học, sinh lý, sinh thái,... của cây đậu tương để làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng các biện pháp kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc thích hợp.

Xuất phát từ vấn đề trên em chọn đề tài: “quy trình kinh tế kĩ thuật trồng cây đậu tương” làm đề tài nghiên cứu của mình

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu được nguồn gốc và đặc tính thực vật học của cây đậu tương

- Tìm hiểu được kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch đậu tương

- Tìm hiểu được các loại sâu bệnh hại cây trồng và biện pháp phòng, trị sâu bệnh

PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Nguồn gốc cây đậu tương

Cây đậu tương hay cây đậu tương (đỗ tương) với tên gọi khoa học Glycin max(L) Merrill, là một trong số cây trồng có lịch sử lâu đời nhất của loài người.

Dựa vào sự đa dạng về hình thái, Fukuda(1993) và về sau nhiều nhà khoa học khác cũng đã thống nhất rằng, đậu tương có nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung Quốc). Từ Trung Quốc, đậu tương đã lan truyền dần khắp thế giới. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, vào khoảng 200 năm trước công nguyên, đậu tương đã được đưa vào Triều Tiên và sau đó được chuyển sang Nhật. Đến giữa thế kỷ 17, đậu tương mới được nhà thực vật người Đức Engelbert Caempfer đưa về châu Âu và đến năm 1954 đậu tương mới du nhập vào Mỹ

Một số tài liệu cho rằng cây đậu tương được đưa vào trồng nước ta từ thời vua Hùng và xác định rằng nhân dân ta trồng cây đậu tương trước cây đậu xanh và cây đậu đen (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Mặc dù được trồng từ rất sớm nhưng chỉ trong vài chục năm gần đây cây mới được quan tâm, phát triển và ngày nay nó được xem là một giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nhưng diện tích trồng và sản lượng vẫn còn rất thấp so với các nước trên thế giới, hiện nay nước ta còn phải nhập khẩu đậu tương từ Mỹ và Trung Quốc và một số quốc gia khác

2.2. Đặc tính thực vật học của đậu tương

2.2.1. Rễ

Bao gồm: rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có thể ăn sâu 30-50cm và có thể trên 1m. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2, cấp 3 tập trung nhiều ở tầng đất 7-8cm rộng 30-40cm2 (Nguyễn Danh Đông, 1982). Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần. Bộ rễ phân bố nông sâu, rộng hẹp, số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng.

2.2.2. Thân

* Hình thái và màu sắc của thân

Thân cây đậu tương thuộc thân thảo, có hình tròn, trên thân có nhiều lông nhỏ. Thân khi còn non có màu xanh hay màu tím khi về già chuyển sang màu nâu nhạt, màu sắc của thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau này. Nếu thân lúc còn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi còn non thân có màu tím thì hoa có màu tím đỏ.

* Quá trình phát triển của thân:

Từ lúc mọc đến khi cây có 5 lá thật (3 lá kép) khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, thân sinh trưởng với tốc độ bình thường.

Khi cây đã có 6-7 lá thật (4-5 lá kép) thân bắt đầu phát triển mạnh, tốc độ phát triển nhất vào lúc ra hoa rộ.

Sự khác biệt của cây đậu tương với cây trồng khác là khi cây ra hoa rộ lại là lúc thân cành phát triển mạnh nhất. Đây là giai đoạn 2 quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cạnh tranh nhau dẫn đến khủng hoảng thiếu dinh dưỡng, cho nên cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trước khi vào thời kỳ này và tạo điều kiện...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Quy trình phục vụ khách trong kinh doanh tại khách sạn Phố Hội II Luận văn Kinh tế 2
P Quy trình tổ chức, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện một bước quy trình xây dựng và ban hành văn bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Tổng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quy trình ETL trong kho dữ liệu ứng dụng vào hệ thống dữ liệu kinh doanh trong doanh nghi Công nghệ thông tin 0
A Nghiên cứu tác động của quá trình thực hiện quy hoạch pháp triển kinh tế xã hội trên tuyến đường 10 Luận văn Sư phạm 0
N Quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng Anh-Trường Đại học Kinh doanh và Côn Luận văn Sư phạm 2
G [Free] Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kế hoạch kinh doanh ở công ty đầu tư thương mại và d Luận văn Kinh tế 0
B TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN Tài liệu chưa phân loại 0
E Xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy trình xuất bản tại Nhà xuất bản trường Đại học Kinh tế Quốc Tài liệu chưa phân loại 0
T Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top