hoangtooanh

New Member

Download miễn phí Khóa luận Cơ hội và thách thức của sự phát triển thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển





Tại các nước đang phát triển với mức xâm nhập điện thoại cao, đặc biệt ở các khu đô thị, thì tốc độ truyền tải của các mạch vòng và công suất của các mạng có liên quan đóng vai trò quyết định đối với việc ứng dụng thương mại điện tử. Ngay cả ở các nước phát triển, hạ tầng viễn thông ở nhiều địa phương cũng không đáp ứng nổi yêu cầu chuyển tải và xử lý thông tin khi ứng dụng thương mại điện tử.

 Các giải pháp mà nhiều nước đang phát triển áp dụng để khắc phục những yếu tố của hạ tầng cơ sở viễn thông địa phương là sử dụng các phương tiện cùng chia sẻ hay truyền thông vô tuyến. Các phương tiện cùng chia sẻ (như các trung tâm điện thoại, trạm dịch vụ viễn thông ) phổ biến ở các nước như Xê-nê-gan, Băngladesh, Ấn Độ. Chúng tạo ra một cách thức phát triển nhanh, rẻ việc sử dụng Internet. Một dự án theo hướng xây dựng và sử dụng các phương tiện cùng chia sẻ đang được triển khai tại một só nước đang phát triển. Thành công của dự án có thể thúc đẩy việc mở rộng mạng thông tin ra các vùng nông thôn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tế... được chuyển tải miễn phí qua mạng cũng đem lại cơ hội phổ cập kiến thức và nâng cao trình độ dân trí ở các vùng xa xôi.
Trong tương lai, nhiều nghiên cứu cho rằng việc tham gia vào thương mại điện tử quốc tế sẽ đem lại cho các nước đang phát triển cơ hội đẩy mạnh tốc độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc có được thông tin về các cơ hội buôn bán và đầu tư ở các nước đang phát triển một cách dễ dàng và khả năng di chuyển vốn nhanh chóng sẽ thu hút các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia mở rộng các chi nhánh và nối kết nền kinh tế các nước này vào dây chuyền phân công lao động quốc tế, giảm dần sự phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế truyền thống dựa trên khoảng cách địa lý. Panagriya dẫn ra trường hợp Mỹ có hơn 100 công ty có mã số phần mềm ở ấn Độ, nơi mà công việc được hoàn thành và chuyển về một cách nhanh chóng bằng điện tử nhờ các nhà lập trình có tay nghề cao với một chi phí lao động thấp hơn ở Mỹ Panagriya, “E-commerce, WTO and Developing countries”, WTO study series 2, Geneva, 2000
. Người ta ước tính có hơn 4 triệu người trong lực lượng lao động ở Mỹ đang sống ở các nước khác và làm việc cho các công ty Mỹ thông qua hệ thống điện tử với mức lương thấp hơn thị trường truyền thống. Các nước như Trung Quốc, ấn Độ, Malaysia... là những nước có khả năng khai thác tốt nhất lợi ích tiềm năng này trong thương mại điện tử , nhưng các nước đang phát triển khác vẫn có cơ hội xuất khẩu lao động trình độ cao trong các lĩnh vực khác. Nhờ vậy, các nước đang phát triển có thể ngăn chặn được phần nào nạn “chảy máu chất xám”. Các ngành khác như dịch vụ du lịch và xuất bản cũng được chờ đợi sẽ tận dụng được cơ hội mở rộng trong thương mại điện tử.
2.2 Thách thức và nguy cơ
Rõ ràng những lợi ích mà thương mại điện tử đem đến cho các nước đang phát triển là không nhỏ, song bản thân nó cũng đặt ra hàng loạt các thách thức và nguy cơ cần được giải quyết.
2.2.1 Hố ngăn cách số (digital divide)
Về lý thuyết, không thể phủ nhận rằng thương mại điện tử có tiềm năng rất to lớn. Song khi nhìn nhận thực trạng phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử trên thế giới, ngay cả những chuyên gia lạc quan nhất cũng phải thừa nhận rằng chỉ nước Mỹ biết cách chuyển hoá tiềm năng đó thành hiện thực Nezu. R, “E-commerce, a revolution with power”, OECD Directorate for Science, Technology and Industry, 2000
. Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử (e-readiness) được đánh giá qua 3 yếu tố: mức độ phổ cập Internet, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và hệ thống luật pháp, trong đó yếu tố hạ tầng sở công nghệ thông tin là điều kiện tiên quyết “Readiness for the Networked World. A guide for Developing Countries”, Information Technology Group, Center for International Development, 2001
. Trên thực tế, giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển tồn tại một “Hố ngăn cách số”, hệ quả của quá trình phát triển không đồng đều. “Hố ngăn cách số” được hiểu là sự chênh lệch trong trình độ phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin Nguyễn Ngọc Trân, “Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay”, NXN Thế giới, Hà Nội, 2002
.
Mức độ tiếp cận Internet phân bố rất phiến diện giữa các khu vực trên thế giới. Mặc dù số người sử dụng Internet ở các nước đang phát triển tăng nhanh trong vài năm trở lại đây, con số này vẫn duy trì ở mức thiểu số tương đối so với các nước công nghiệp phát triển (xem biểu đồ 6). Kết quả này xuất phát từ thực trạng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin ở nhiều nước đang phát triển còn lạc hậu, chi phí cao và dịch vụ cùng kiệt nàn. Ví dụ như số lượng đường thuê bao điện thoại ở các nước Châu Phi Sahara chỉ bằng 1/70 ở các nước OECD và 1/17 ở các nước Mỹ La Tinh. Chi phí thuê đường truyền ở nhiều nước kém phát triển cao gấp 20 lần ở nước Mỹ
. Trong khi công nghệ truyền thông vệ tinh đã phát triển hàng chục năm, ở nhiều vùng trên thế giới, điện thoại và máy thu hình vẫn còn là một điều xa xỉ.
Nguồn: (2002)
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các nước đang phát triển không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư cho phát triển. Hơn nữa, việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ thông tin của thế giới đòi hỏi các nước phải có nguồn nhân lực hiểu biết khoa học công nghệ. Lực lượng lao động ở nhiều nước đang phát triển không có được điều này. Thêm vào đó, các nước này còn đang phải đối mặt với nạn “chảy máu chất xám” (brain drain) do các chuyên gia giỏi không có điều kiện phát triển trong nước bị thu hút sang các nước có nền công nghệ tiên tiến hơn. Chính sách độc quyền nhà nước loại trừ cạnh tranh trong ngành công nghệ thông tin cũng đóng góp vào tình trạng lạc hậu đó Mody,B. “ The Internet in the Other Three-Quarter of the World”, 2001 at httt://www.economist.com
.
Nếu tình trạng lạc hậu về trình độ công nghệ thông tin và ứng dụng Internet tiếp tục kéo dài, “hố ngăn cách số” sẽ ngày càng mở rộng vì công nghệ thông tin không ngừng phát triển. Điều đó sẽ khiến cho việc tận dụng các cơ hội thương mại điện tử mở ra để phát triển bắt kịp với thế giới trở thành không tưởng.
2.2.2 Lệ thuộc công nghệ
Hố ngăn cách số tạo nên một nghịch lý trong thương mại điện tử. Bản thân thương mại điện tử tạo nên một không gian không có biên giới, nhưng không gian không có biên giới ấy lại nằm trong lòng nước Mỹ. Trên thực tế, nước Mỹ đang không chế toàn bộ công nghệ thông tin quốc tế, từ phần cứng đến phần mềm. Hệ điều hành Windows sử dụng rộng rãi trên thế giới là của Mỹ, chuẩn công nghệ Internet do Mỹ thiết lập, cả các phần mềm tầm cứu được ứng dụng nhiều nhất cũng do các công ty Mỹ phát minh. Mỹ cũng đi đầu trong kinh tế số hóa và thương mại điện tử (xem mục 1.2.1 chương II). Tên miền .com ( thay mặt cho website thương mại của Mỹ) hiện chiếm 50% số lượng website trên Internet, các nhà cung cấp dịch vụ Internet phổ biến nhất như AOL Time Warner, Yahoo!, MSN, Microsoft, Excite@Home hay LycosNetwork cũng đều ở nước Mỹ McGann, S., King, J. and Lyytinen, K., “Globalization of E-Commerce: Growth and Impacts in the United States of America”. Sprouts: Working Papers on Information Environments, Systems and Organization, Vol 2, Spring, 2002, at
.
Điểm khác biệt căn bản giữa kinh tế Mỹ và kinh tế các nước đang phát triển là trong lúc hầu các nước còn lại còn đang chật vật trong nền “kinh tế vật thể” thì Mỹ đã vượt lên và tiến nhanh vào nền “kinh tế tri thức”, lấy “sở hữu trí tuệ” và “giá trị chất xám” làm nền tảng, lấy công nghệ thông tin làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự khác biệt đó bộc lộ càng rõ trong thương mại điện tử. Đó là nguyên nhân tại sao Mỹ luôn đề cao vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong đàm phán thương mại và là nước cổ vũ, thúc đẩy thương mại điện tử mạnh mẽ nhất. Một khi thương mại điện tử trở thành phương tiện chính của thương mại quốc tế thì toàn thế giới sẽ nằm trong tầm chi phối công nghệ của Mỹ. Lúc đó, Mỹ sẽ giữ vai trò người bán công nghệ cho các nước khác, và đổi lại, các nước khác tiếp tục sản xuất của cải vật thể phục vụ cho Mỹ. Sự lệ thuộc ấy sẽ ngày càng lớn vì công nghệ luôn luôn đổi mới, các nước có trình độ công nghệ tiên tiến muốn đuổi kịp Mỹ phải có những nỗ lực chiến lược lớn lao, trong khi nước Mỹ không đứng yên. Các nước đang phát triển vốn chậm chân, sẽ có thể mãi mãi ở tầm thấp hơn về công nghệ và khoảng cách số hóa giữa những nước này và các nước phát triển sẽ tăng theo cấp số nhân.
Sự phụ thuộc đó không chỉ đem lại những thiệt thòi về kinh tế mà ở một tầm cao hơn, an ninh quốc gia của các nước đang phát triển bị đe doạ vì các nước phát triển có thể chi phối trình độ công nghệ và biết hết thông tin của các nước thuộc đẳng cấp công nghệ thấp hơn. Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu chiến lược, đây có thể là một nét đặc trưng của trật tự kinh tế quốc tế trong thế kỷ XXI. Do đó, các nước đang phát triển đã được thông báo phải xây dựng một chiến lược đối phó thích hợp. Đóng cửa trước thương mại điện tử đồng nghĩa với việc thúc đẩy nhanh hơn quá trình tụt hậu so với xu thế phát triển công nghệ và thương mại chung trên thế giới. Do đó, sự du nhập thương mại điện tử là việc nên làm và có cơ hội về lâu dài. Mặc dù vậy, các nước đang phát triển cần có chiến lược tiếp cận thương mại điện tử song song với phát triển năng lực trong nước về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong công nghệ thông tin để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về công nghệ.
2.2.3 Thách thức từ các đề xuất thương mại điện tử toàn cầu
Bị động trong quá trình hoạch định chính sách chung
Trong lúc các nước phát triển đưa ra hàng loạt các đề nghị về thương mại điện tử trong WTO, các nước đang phát triển bị đặt vào một tình thế bất lợi. Các nước này phải đối mặt với áp lực phải lập tức tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ở cấp độ quốc tế trong một lĩnh vực mà hiện tại vẫn còn khá mơ hồ, chưa được định nghĩa rõ ràng. Hơn nữa, hầu hết các nước đang phát triển chưa có hay có rất ít kinh nghiệm, hiểu biết chuyên môn về thương mại điện tử, trình độ kỹ thuật công nghệ của họ còn rất hạn chế. Nhiều nước chưa lường hết tác động của thương mại điện tử cả về mặt kinh tế hay mặt xã hội trong quá tr...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - Liên Minh Kinh Tế Á Âu - Cơ Hội Và Thách Thức Của Xuất Khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam cơ hội và thách thức Luận văn Kinh tế 0
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
R Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện , cơ hội thách thức và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
P Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và với người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 2
Y Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030 Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top