Download miễn phí Chuyên đề Công tác đánh giá rủi ro trong hoạt đông kinh doanh ở Bảo Việt nhân thọ Hà Nội





MỤC LỤC

 

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 4

I- SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ 4

1. Sự cần thiết: 4

2- Tác dụng của bảo hiểm nhân thọ 6

2.1- Đối với mỗi cá nhân, gia đình và doanh nghiệp 6

2.2- Đối với nền kinh tế 10

2.3- Đối với xã hội 11

II- LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 12

1- Trên thế giới 12

2- Ở Việt Nam 16

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 19

1- Đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ 19

Bảng phân biệt giữa Bảo hiểm nhân thọ với Bảo hiểm phi nhân thọ 21

1.1- Những người có mặt trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 22

1.2- Sự phức tạp trong các mối quan hệ giữa người ký hợp đồng, người được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm. 22

1.3- Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ rất nhậy cảm với các thông số mà chúng phụ thuộc như: 22

1.4- Trong bảo hiểm con người hầu hết các trường hợp không áp dụng nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán vì: 23

1.5- Không có sự thế quyền trong Bảo hiểm nhân thọ 23

2- Các loại hình bảo hiểm nhân thọ. 24

2.1- Bảo hiểm sinh mạng có thời hạn. 24

2.2- Bảo hiểm nhân thọ trọn đời 25

2.3- Bảo hiểm trợ cấp hưu trí 25

2.4- Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp 25

3- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 26

PHẦN II: CÔNG TÁC PHÂN LOẠI, LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 31

I. PHÂN LOẠI RỦI RO 31

1- CÁC KHÁI NIỆM 31

1.1: Định nghĩa rủi ro: 31

1.2: Mức độ rủi ro: 32

1.3: Những khái niệm liên quan đến rủi ro: 33

1.4: Phân loại rủi ro: 35

2- Nguồn rủi ro. 37

2.1: Môi trường vật chất: 38

2.2: Môi trường xã hội 38

2.3: Môi trường chính trị 38

2.4: Môi trường luật pháp: 38

2.5: Môi trường hoạt động: 39

2.6: Môi trường kinh tế: 39

2.7: Vấn đề nhận thức: 39

3- Các rủi ro trong bảo hiểm nhân thọ 39

3.1: Rủi ro sức khoẻ ( Y tế ): 40

3.2: Rủi ro môi trường ( environmental risk ): 40

3.3: Rủi ro đạo đức: 40

II. CÔNG TÁC LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 41

1- Lựa chọn rủi ro 41

1.1: Sự cần thiết 41

1.2: Quy trình lựa chọn rủi ro: 41

2- Công tác đánh giá rủi ro 42

2.1- Công tác đánh giá rủi ro có từ bao giờ: 42

2.2: Mục đích của công tác đánh giá rủi ro 43

2.3: Quy trình đánh giá rủi ro 43

PHẦN III: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO Ở BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 50

I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI. 50

1- Sự hình thành: 50

1.1. Thời gian từ tháng 8/1996 đến tháng 5/1998: 51

2- Các loại hình bảo hiểm nhân thọ đang triển khai tại Bảo Việt Nhân thọ nói riêng và ở Việt Nam nói chung: 53

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ trong thời gian qua: 57

3.1- Thuận lợi: 57

3.2- Khó khăn: 58

4. Hệ thống phân phối sản phẩm hiện nay ở Bảo Việt Nhân thọ Hà nội: 62

II- CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO Ở BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI. 63

1. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro ở Bảo Việt Nhân thọ. 66

1.1- Đối với người tham gia Bảo hiểm nhân thọ: 66

1.2- Đối với Công ty Bảo Việt Nhân thọ: 66

2. Nguyên tắc đánh giá rủi ro: 67

3. Căn cứ để đánh giá rủi ro: 68

3.1- Mục đích tham gia bảo hiểm: 68

3.2- Khả năng tài chính: 68

3.3- Tình trạng sức khoẻ, bệnh tật: 69

4. Các bước trong quy trình đánh giá rủi ro: 70

III. KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO 74

1- Số lượng hợp đồng khai thác mới qua các năm. 78

2- Số hợp đồng huỷ bỏ qua các năm. 80

3- Tình hình bồi thường cho người tham gia bảo hiểm và Bảo Việt nhân thọ. 82

PHẦN IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 85

KẾT LUẬN.89

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi này sang nơi khác. Môi trường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân.
2.5: Môi trường hoạt động:
Quá trình hoạt động của tổ chức có thể làm phát sinh rủi ro và bất trắc. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý? Điển hình là vụ sa thải 56 công nhân tại Công ty liên doanh ABB ở Việt Nam vừa qua. Quá trình sản xuất có thể đưa công nhân đến các tổn hại vật chất, các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất trắc do hệ thống giao thông vận chuyển không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoán ( rủi ro đầu cơ) thì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại.
2.6: Môi trường kinh tế:
Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả nước. Mặc dù các hoạt động của một chính phủ có thể ảnh hưởng đến thị trường vốn thế giới, nhưng hầu như mỗi quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường này. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn hiện nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi.
ở một phạm vi hẹp, lãi suất và hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán đáng kể lên các tổ chức.
2.7: Vấn đề nhận thức:
Khả năng của một nhà quản lý trong việc hiểu, xem xét đo lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo. Một nguồn rủi ro quan trọng hầu hết các tổ chức là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi như “làm sao hiểu được ảnh hưởng của sự bất định lên tổ chức” hay ”làm sao biết được cái mình nhận thức là đúng với thực tế”
3- Các rủi ro trong bảo hiểm nhân thọ
Với đặc tính là loại hình bảo hiểm con người, trong công tác đánh giá rủi ro người ta thường xem xét các rủi ro chính sau:
3.1: Rủi ro sức khoẻ ( Y tế ):
Là những rủi ro liên quan đế sức khoẻ của con người được bảo hiểm, chúng bao gồm: tiểu sử bệnh tật, những khiếm khuyết của con người hiện tại, thương tật...
3.2: Rủi ro môi trường ( environmental risk ):
Rủi ro môi trường bao gồm các nhân tố như: nghề nghiệp và tính chất công việc của người được bảo hiểm. Chẳng hạn môi trường làm việc của người được bảo hiểm có nguy hiểm không, mức độ rủi ro như thế nào...
3.3: Rủi ro đạo đức:
Rủi ro đạo đức là thái độ của người được bảo hiểm hay người yêu cầu bảo hiểm.
Rủi ro này chủ yếu xuất phát từ bản thân người được bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm. Khai thác viên bảo hiểm cần xem xét khía cạnh này khi đánh giá rủi ro.
* Thông thường có những giới hạn sau đây để khống chế rủi ro đạo đức:
- Giới hạn tuổi tham gia bảo hiểm. VD: trong bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp và bảo hiểm nhân thọ chọn đời giới hạn đến 60-70 tuổi.
- Giới hạn số tiền bảo hiểm: Mức độ giới hạn tuỳ từng trường hợp từng Công ty Bảo hiểm.
- Giới hạn loại bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm: Thông thường tỷ lệ chết của loại hình Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp ngắn hạn thấp hơn loại hình Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp dài hạn, ngược lại tỷ lệ chết của loại hình Bảo hiểm tử kỳ ngắn hạn lại cao hơn dài hạn.
- Giới hạn kiểm tra sức khoẻ: Người yêu cầu bảo hiểm sẽ phải thanh toán chi phí kiểm tra sức khoẻ cho người được bảo hiểm nếu Công ty chấp nhận mà người yêu cầu bảo hiểm lại không tham gia bảo hiểm.
- Giới hạn khác, hạn chế những chuyến du lịch nước ngoài, hạn chế trên hợp đồng với bên thứ ba. VD: bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm chủ sở hữu là những hợp đồng đối với người thứ ba, người thừa hưởng quyền lợi bảo hiểm là một người thứ ba ngoài thành viên gia đình.
II. công tác lựa chọn và đánh giá rủi ro trong bảo hiểm nhân thọ
1- Lựa chọn rủi ro
Lựa chọn rủi ro là quá trình xác định có chấp nhận bảo hiểm hay không sau khi Công ty Bảo hiểm nhân thọ nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm. Quá trình lựa chọn rủi ro được bắt đầu từ đại lý, người có trách nhiệm chỉ nhận những giấy yêu cầu bảo hiểm của những người cần và “có vẻ như đủ tiêu chuẩn “ để được nhận bảo hiểm. Cán bộ đánh giá rủi ro của Công ty tiếp tục công việc lựa chọn rủi ro bằng cách thu thập, phân tích các thông tin cần thiết để xác định giấy yêu cầu bảo hiểm có được chấp nhận hay không.
1.1: Sự cần thiết
Lựa chọn rủi ro là công tác hết sức quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ. ý nghĩa nổi bật của công tác này là ngăn ngừa sự trục lợi từ phía khách hàng chuẩn bị tham gia bảo hiểm và đảm bảo sự công bằng giữa những người đang được bảo hiểm. Đây là trách nhiệm của Công ty Bảo hiểm nhân thọ và bằng cách thực hiện công tác này một cách thoả đáng, Công ty Bảo hiểm nhân thọ sẽ có được uy tín trên thị trường.
Thông thường tỷ lệ chết trong số những người được bảo hiểm sẽ khác với tỷ lệ chết trong dân số, tỷ lệ chết thực tế sẽ khác với tỷ lệ chết giả định dể tính phí. Chênh lệch dương giữa tỷ lệ chết đưa vào tính phí và tỷ lệ chết thực tế sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ, trong đó công cụ chính để đạt được là công tác lựa chọn rủi ro.
Theo kinh nghiệm của các Công ty Bảo hiểm nhân thọ Nhật bản, kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư có khi bị thay đổi bất thường ngoài sự chủ động của chính Công ty và bị phụ thuộc nhiều vào thị trường tài chính. Nhưng kết quả từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (chênh lệch dương giữa tỷ lệ rủi ro giả định và thực tế) là một con số đáng kể và chủ yếu phụ thuộc vào công tác lựa chọn rủi ro.
1.2: Quy trình lựa chọn rủi ro:
Quy trình lựa chọn rủi ro bao gồm hai bước.
Bước 1: Lựa chọn ban đầu của khai thác viên bảo hiểm.
Bước 2: Đánh giá rủi ro.
Những điểm chính trong sự lựa chọn đầu tiên
* Khi cán bộ khai thác tiếp xúc với khách hàng (người tham gia hay người được bảo hiểm) yêu cầu phải quan sát cẩn thận điều kiện sức khoẻ và môi trường sống của người được bảo hiểm và người chủ hợp đồng để:
- Chuẩn đoán hình thức thái độ, thói quen của chủ hợp đồng và người được bảo hiểm.
- Phát hiện những bất lợi về tay, chân hay đã phẫu thuật lần nào chưa?...
- Quan sát kết cấu của nhà ở môi trường nơi cu trú.
- Quan sát sơ bộ tình trạng sức khoẻ của người được bảo hiểm thông qua sự biểu hiện trên nét mặt...
Có thể nói sự lựa chọn đầu tiên này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phán đoán và kinh nghiệm của khai thác viên bảo hiểm. Nếu làm tốt bước này sẽ tiết kiệm được chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty đồng thời tạo ra cơ sở tốt phục vụ cho bước tiếp theo của quy trình lựa chọn rủi ro đó là đánh giá rủi ro.
Thực ra sự lựa chọn rủi ro đầu tiên rất quan trọng, song đánh giá rủi ro mới là khâu quyết định rủi ro có được lựa chọn để bảo hiểm hay không . Vì vậy trong khuôn khổ luận văn này chỉ đề cập tới những vấn đề liên quan đến công tác đánh giá rủi ro
2- Công tác đánh giá rủi ro
2.1- Công tác đánh giá rủi ro có từ bao giờ:
Công tác đánh giá rủi ro được quan tâm đến ngay từ khi xuất hiện ngành Bảo hiểm nhân thọ .Năm 1762, khi Công ty Bảo hiểm nhân thọ Equiptable bắt đầu hoạt động ở Anh, người ta đã tiến hành phỏng vấn tất cả các khách hàng có yêu cầu bảo hiểm và thực tế không phải ai có yêu cầu bảo hiểm cũng được chấp nhận bảo hiểm. Trong khi phỏng vấn, người tham gia bảo hiểm phải cam kết rằng họ nói đúng sự thật về tuổi và tình trạng sức khoẻ của mình tại thời điểm phỏng vấn. Cho đến khi số lượng người tham gia bảo hiểm quá lớn, hình thức phỏng vấn được thay thế bằng hình thức bản khai của người tham gia bảo hiểm. Cho đến năm 1850, các Công ty Bảo hiểm nhân thọ ở Đức và ở Anh đã bắt đầu tổ chức kiểm tra sức khoẻ. Năm 1858 Công ty Bảo hiểm nhân thọ Equipable tuyển bác sĩ đầu tiên. Một thời gian dài sau đó khi các Công ty có bác sĩ thì mọi quyết định có chấp nhận bảo hiểm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của bác sĩ của công ty, do đó trong thực tế đã có sự không công bằng giữa các khách hàng. Từ thực tế đó, bác sĩ Roger và Actuary Hunter cùng làm việc tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ New York đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu số liệu thống kê của Công ty và năm 1903 đã công bố kết quả trong cuốn sách “ đánh giá một cách khoa học những người tham gia bảo hiểm”. Trên cơ sở kết quả này, người ta đã chuẩn hoá các chỉ tiêu phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro dưới dạng các chỉ số và đưa vào áp dụng từ năm 1904. Sau một thời gian áp dụng hệ thống này, người ta có điều kiện nghiên cứu tỷ lệ chết cẩn thận hơn và các Công ty Bảo hiểm nhân thọ không chỉ xem xét đến khả năng có chấp nhận bảo hiểm hay không mà còn có thể quyết định chấp nhận bảo hiểm tuỳ theo từng trường hợp cụ thể bằng cách tính thêm phí tuỳ từng trường hợp vào mức độ gia tăng rủi ro.
2.2: Mục đích của công tác đánh giá rủi ro
- Đảm bảo công bằng giữa các khách hàng tham gia bảo hiểm: Nghĩa là với một mức phí ngang nhau thì quyền lợi bảo hiểm được hưởng là tương đối như nhau hay tuỳ từng trường hợp vào nghề nghiệp như làm...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn phường Long Biên và phường Giang Biên quận Long Biên - TP Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top