He0_Style

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn





LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN 3

I- NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1- Sơ lược về sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại 3

2- Khái niệm 4

3- Các nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại 4

3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn của ngân hàng 4

3.2. Nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng 4

3.3. Các nghiệp vụ trung gian 5

3.4. Các nghiệp vụ ngoại bảng 5

II- TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN – CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1- Tín dụng trung và dài hạn 5

1.1. Khái niệm 5

1.2. Một số đặc trưng của tín dụng trung và dài hạn 6

1.3. Sự cần thiết của tín dụng trung và dài hạn 7

2- Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 8

2.1. Khái niệm 8

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 8

2.2.1. Chỉ tiêu định tính 8

2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng 8

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 11

2.3.1. Các nhân tố về phía ngân hàng 11

2.3.2. Về phía khách hàng (doanh nghiệp) 11

2.3.3. Các nhân tố môi trường bên ngoài 12

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 12

I- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 12

1- Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 12

2- Các mặt hoạt động chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 2.1 . Tình hình huy động vốn của ngân hàng

Bảng 1 : Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (thời điểm 30/12) 15

2.2. Về tình hình sử dụng vốn 17

Bảng 2 : Tình hình cho vay theo thành phầnkinh tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 17

2.3. Các hoạt động trung gian 19

2.3.1. Hoạt động kinh doanh đối ngoại 19

2.3.2. Về nghiệp vụ thanh toán 19

2.3.3. Về nghiệp vụ ngân quĩ 20

II- THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 20

1- Tình hình cho vay, thu nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 21

Bảng 3 : Tình hình cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

1- Cho vay 21

2- Dư nợ đến 31/12 21

Bảng 4 : Tình hình cho vay thu nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội xét theo thành phần kinh tế 22

2- Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 24

Bảng 5 : Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phân theo thời hạn và thành phầnkinh tế 24

Đơn vị : triệu đồng 24

3- Một số chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 25

Bảng 6: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 25

4- Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 26

4.1. Nguyên nhân thuộc về phía Ngân hàng 26

4.2. Nguyên nhân thuộc về phía doanh nghiệp 27

4.2. Nguyên nhân khách quan 27

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NN VÀ PTNN HÀ NỘI 29

I- ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI (2001) 29

II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 30

1- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng 30

2- Phân tích nhận định tình hình khách hàng 30

3- Giải quyết nợ quá hạn 31

4- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát 31

5- Từng bước quy chuẩn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ 32

5.1. Thực hiện việc xếp loại cán bộ tín dụng : mục đích của việclàm này là nhằm đánh giá một cách chính xác năng lực của từng cán bộ tín dụng để có phương án bố trí, sắp xếp lại cán bộ, tuyển dụng nhân viên mới cho phù hợp. 32

5.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 33

III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 33

1- Đối với chính phủ 33

2- Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam 34

3- Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 34

KẾT LUẬN 36

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n hàng (thực thi ngày 1/10/1998), tuân theo Điều ước quốc tế về lĩnh vực ngân hàng. Do vậy hoạt động thường xuyên và chủ yếu của nó là : nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế; cho vay uỷ thác theo các chương trình đầu tư của chính phủ trong và ngoài nước; thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, tài trợ ngoại thương; thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua mạng Swift trên toàn thế giới; dịch vụ chi trả kiều hối, giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị, thu ngân phiếu lấy tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ khác.
Về mô hình tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thì đến năm 2000 tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng là 221 người. Ngân hàng đã thiết lập được mạng lưới đơn vị cơ sở trực thuộc của mình ở hầu hết các quận trong địa bàn thành phố và khu vực, bao gồm :
+ Một ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Tam Trinh – quận Hai Bà Trưng.
+ Bảy ngân hàng trực thuộc :
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Đống Đa
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Tây Hồ
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Thanh Xuân
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hoàn Kiếm
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà Trưng
Tại trụ sở chính cơ cấu tổ chức được bố trí như sau :
__
________
_______
Từ khi thành lập (1988) đến nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội hoạt động có xu hướng đi lên, kinh doanh có lãi và luôn đổi mới gắn với sự đổi mới của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội hoạt động luôn bam sát định hướng của ngành, đồng thời thường xuyên chấn chỉnh cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, ngân hàng đã tạo được lòng tin với khách hàng. kinh doanh có hiệu quả đặc biệt trong chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Năm 1999 ngân hàng đã được nhà nước tặng thưởng “Huân chương lao động hạng ba”. Để đạt được kết quả khả quan này là do sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, sự phối hợp nhịp nhàng qua các phòng ban và sự chỉ huy sáng suốt của ban lãnh đạo.
2- Các mặt hoạt động chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 2.1 . Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ cho nên trong các lĩnh vực hoạt động của mình thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Với phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã thực hiện tốt công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.Trong thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp cụ thể như : đa dạng hoá các hình thức, huy động vốn, lãi suất linh hoạt, mở rộng và phát triển mạng lưới các chi nhánh, nâng cao chất lượng thực hiện các dịch vụ ngân hàng Với tinh thần, thái độ tận tuỵ phục vụ khách hàng, đảm bảo vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, giải quyết thủ tục nhanh chóng, hạn chế tối đa những sai sót nhầm lẫn về mặt nghiệp vụ để đảm bảo ngày càng có tín nhiệm với khách hàng từ đó ngân hàng đã tạo thế chủ động đi vay và cho vay. Nhờ đó trong những năm qua công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan, điều đó được thể hiện qua số liệu sau :
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (thời điểm 30/12)
Đơn vị tính : Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1
Tiền gửi của TCKT và dân cư
486.657
25
1.439.521
71
1.392.564
42
2
Tiền gửi của các TCTD
925.024
48
171.429
8
1.022.125
30
3
Phát hành giấytờ có giá
534.161
27
424.665
21
930.317
28
Vốn huy động
1.945.842
100
2.035.615
100
3.345.006
100
Số liệu trong bảng cho ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục gia tăng qua các năm : năm 1999 tăng 4,6% so với năm 1998 và đến năm 2000 nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đạt 3.345.006 triệu đồng, tăng 64% so với năm 1999. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội vẫn không ngừng phấn đấu tăng trưởng vốn huy động mặc dù trong năm 1998 – 1999 có gặp ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt.
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỉ trọng cao như vậy là do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã nhận rõ vai trò của nguồn vốn ngoại tệ cho nên từ năm 1999 đến năm 2000 toàn thành phố đã triẻen khai huy động ngoại tệ bằng hình thức tiết kiệm USD. Với nguồn ngoại tệ huy động được này thì ngân hàng đã từng bước chủ động đáp ứng nhu cầu vay vốn ngoại tệ của khách hàng. Còn trong năm 1998 tỉ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư giảm có thể là do những lo lăngs về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực do các ngân hàng có xu hướng thu hẹp hoạt động cho vay.
Tuy vậy phải nhận định rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm 2000 tăng trưởng rất nhanh nhưng không vững chắc, mặt khác do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các ngân hàng trên địa bàn nên hiệu quả kinh doanh nguồn vốn cũng ngày càng bị thu hẹp. Và đây cũng là những vấn đề bức xúc mà từng ngân hàng cần có biện pháp khắc phục, để góp phần tạo lập được nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng.
2.2. Về tình hình sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Hầu hết các khoản thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là từ lãi tiền vay và do ý thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên trong thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội dã thực hiện tốt công tác huy động vốn, đã tích cực đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong đó trọng tâm là công tác tín dụng với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, thủ tục nhanh gọn, thẩm định đúng quy trình tín dụng ngân hàng, đáp ứng vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư và phát triển, mở rộng quy mô cho vay, đảm bảo an toàn vốn và hạn chế rủi ro. Chính vì chấp hành nghiêm túc cơ chế tín dụng hiện hành trong đó coi chất lượng tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu cho nên hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả và được mở rộng qua các năm. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2 : Tình hình cho vay theo thành phầnkinh tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Đơn vị : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
1999
2000
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1
Cho vay
+ KVQD
+ KVNQD
1.980.343
1.736.043
244.300
100
88
12
2.848.251
2.566.876
281.375
100
90
10
2
Thu nợ
+ KVQD
+ KVNQD
1.994.301
1.718.053
276.248
100
86
14
2.786.692
2.520.598
266.094
100
90
10
3
Dư nợ đến 31/12
+ KVQD
+ KVNQD
929.807
814.477
115.330
100
88
12
911.366
860.756
130.610
100
87
13
Qua bảng trên ta có thể thấy doanh số cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là khá cao so với các ngân hàng thương mại hoạt động trên cùng địa bàn thành phố Hà Nội. Đến năm 2000 quy mô cho vay đạt 2.848.251 triệu đồng tăng so với năm 1999 là 43,8%. Như vậy ngân hàng đã mở rộng hoạt động kinh doanh và đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể nói đây là sự cố gắng rất lớn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội mặc dù trên địa bàn có rất nhiều ngân hàng liên tục hạ lãi suất để thu hút khách hàng.
Việc phân theo thành phần kinh tế cho ta thấy doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỉ trọng ngày càng cao, năm 1999 là 88% đến năm 2000 tăng lên 90%. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự chững lại của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cùng với sự yếu kém về hoạt động kinh doanh dẫn đến có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phá sản, vì thế việc cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh sẽ có nhiều rủi ro. Do đó để đảm bảo an toàn về vốn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã chủ trương thu hẹp cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Về công tác thu nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 1999 đạt tỉ trọng là 14% nhưng sang đến năm 2000 đã giảm xuống còn 10%, điều đó chứng tỏ hoạt động thu nợ của ngân hàng trong năm 2000 gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên vấn đề này đã được ngân hàng xử lý kịp thời bằng việc giảm tỉ trọng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2000 xuống còn 10% như vậy doanh số cho vay và thu nợ đã giảm bằ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top