rymeroz

New Member

Download miễn phí Đề tài Mội số vấn đề quản lý nhà nước về đất đô thị





Vùng Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích canh tác quá thấp chỉ đạt 500 m2/người, lao động dư thừa quá nhiều, phải tìm công ăn việc làm khắp nơi trong "tháng ba ngày tám". Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất canh tác cao đạt 1758 m2/ngời, nhưng số hộ nông dân không có đất chiếm 4,5 - 5%, số không có đất và ít đất là 13-14%. Tình trạng làm thuê nẩy sinh những vấn đề khác nhau đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách hợp lý giải quyết cụ thể cho từng vùng.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thể hoá hình khối không gian, đường nét, màu sắc và bộ mặt kiến trúc trục phố, trung tâm, các khu ở, sản xuất và nghỉ ngơi, giải trí của đô thị.
b. Lập kế hoạch và phân phối đất đai xây dựng đô thị.
Việc phân bố đất đai sử dụng vào xây dựng đô thị có thể chia thành các nhóm chính sau đây:
- Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung: bao gồm đất để xây dựng các công trình sản xuất, kho tàng, các xí nghiệp dịch vụ sản xuất, hiành chính quản lý, đào tạo, nghiên cứu và giao thông phục vụ các hoạt động sản xuất và đi lại của người lao động.
Ngoài ra còn có thể bố trí trong khu đất công nghiệp các công trình dịch vụ công cộng, thể thao và nghỉ ngơi, giải trí.
- Đất các khu ở: bao gồm đất để xây dựng các khu ở mới và các khu ở cũ (thường gọi là khu hỗn hợp ở, làm việc). Trong các khu đất ở dùng để xây dựng nhà ở có các công trình dịch vụ công cộng, đất cây xanh, thể dục thể thao và giao thông phục vụ cho khu ở.
Ngoài ra còn bố trí trong khu ở các cơ sở sản xuất không độc hại và sử dụng đất ít, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và tiểu thủ công nghiệp.
- Đất khu trung tâm đô thị: bao gồm đất trung tâm đô thị, các trung tâm phụ và trung tâm chức năng của đô thị trong các khu quận dùng để xây dựng các công trình hành chính - chính trị, dịch vụ cung cấp hàng hoá vật chất, văn hoá, giáo dục đào tạo, nghỉ dưỡng du lịch và các công trình giao thông.
Ngoài ra còn có thể bố trí trong các khu đất trung tâm của đô thị các nhà ở, khách sạn, các công trình nghỉ ngơi, giải trí, các cơ sở sản xuất không độc hại, chiếm ít diện tích, các cơ sở làm việc cao tầng.
- Đất cây xanh, thể dục thể thao bao gồm đất vườn hoa, công viên, các bờ sông, bờ hồ, các mảng rừng cây nhỏ, các khu vườn (trồng hoa, ươm cây) và đất xây dựng các công trình và sân bãi thể dục, thể thao, cấp đô thị.
Trong khu đất cây xanh, thể dục thể thao có thể bố trí các công trình dịch vụ công cộng nhà ở, nhà nghỉ khu cắm lều trại nghỉ mát, các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đô thị.
- Đất giao thông: bao gồm đất xây dựng các tuyến đường chính, đường khu vực, đường trục đi bộ lớn, tuyến đường sắt, bến bãi giao thông tĩnh, ga đỗ xe và một số công trình dịch vụ kỹ thuật giao thông. Trong quy hoạch đất giao thông cần đặc biệt lưu ý đến đất dành cho các công trình ngầm như đường cấp, thoát nước, đường dây điện và dây thông tin
Ngoài ra, đất đô thị còn gồm một số khu đất đặc biệt không trực thuộc quản lý trực tiếp của đô thị như khu ngoại giao đoàn, khu doanh trại quân đội, các khu nghỉ dưỡng, các cơ quan đặc biệt của Nhà nước.
Khi lập kế hoạch thiết kế đất đia xây dựng đô thị người ta phải căn cứ vào dự kiến quy mô dân số đô thị để tính quy mô diện tích mỗi loạ đất theo các tiêu chuẩn thiết kế sau đây:
Diện tích bình quân (m2 /người)
Cơ cấu (%)
- Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
10 – 12
10 - 12
- Đất kho tàng:
2 – 3
2 - 3
- Đất các khu ở:
40 – 50
40 - 50
- Đất trung tâm đô thị - khu đô thị:
3 - 5
3 - 5
- Đất cây xanh, thể dục thể thao:
15 – 22
15 - 22
- Đất giao thông:
10 – 13
12 - 14
Tổng cộng đất có chức năng đô thị:
80 – 100
100
Sự dao động của các chỉ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình của khu đất xây dựng, địa chất công trình của khu đất xây dựng, số tầng cao của công trình, hiện trạng tự nhiên và xây dựng của đô thị.
Đối với chỉ tiêu diện tích đất bình quân đầu người, các đô thị nhỏ thường lấy chỉ tiêu cao, các đô tị lớn lấy chỉ tiêu thấp.
3. Giao đất, cho thuê
a. Giao đất.
Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng đất đô thị vào mục đích đã được phê duyệt có thể lập hồ sơ xin giao đất để sử dụng vào mục đích đó.
* Hồ sơ xin giao đất bao gồm:
- Đơn xin giao đất.
- Dự án đầu tư xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Bản đồ địa chính hay hiện trạng khu đất xin giao tỷ lệ 1/200 - 1/1000.
- Phương án đền bù.
* Thẩm quyền quyết định việc giao đất đô thị:
Hồ sơ trên được gửi đến cơ quan địa chính cùng cấp để thẩm tra và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất của Chính phủ thì Tổng cục Địa chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Chính phủ quyết định.
* Trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giao đất đô thị:
Việc tổ chức thực hiện quyết định giao đất đô thị được thực hiện như sau:
Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai việc giải phóng mặt bằng và hướng dẫn việc đền bù các thiệt hại khi thu hồi đất trong phạm vi đại phương mình quản lý.
Các cơ quan địa chính cấp tỉnh làm thủ tục thu hồi đất, tổ chức việc giao đất tại hiện trường theo quyết định giao đất, lập hồ sơ quản lý và theo dõi sự biến động của quỹ đất đô thị.
Việc giao nhận đất tại hiện trường chỉ được thực hiện khi các tổ chức, cá nhân xin giao đất có quyết định giao đất, nộp tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính và làm các thủ tục đền bù thiệt hại theo đúng các quy định của pháp luật.
Người được giao đất có trách nhiệm kê khai, đăng ký sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi đang quản lý khu đất đó.
Sau khi nhận đất, người được giao đất phải tiến hành ngay các thủ tục chuẩn bị đưa vào sử dụng, trong trường hợp có sự thay đổi về mục đích sử dụng, thì người giao đất phải trình cơ quan quyết định giao đất xem xét giải quyết.
Việc sử dụng đất được giao phải đảm bảo đúng tiến độ ghi trong dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận đất, người được giao đất vẫn không tiến hành sử dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì quyết định giao đất không còn hiệu lực.
b. Thuê đất.
Các tổ chức và cá nhân không thuộc diện được giao đất hay không có quỹ đất xin giao, hay các công việc sử dụng không thuộc diện được giao đất thì phải tiến hành xin thuê đất. Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê đất đô thị để sử dụng vào các mục đích sau đây:
- Tổ chức mặt bằng phục vụ cho việc thi công xây dựng các công trình trong đô thị.
- Sử dụng mặt bằng làm kho bãi.
- Tổ chức các hoạt động xã hội như cắm trại, hội chợ, lễ hội.
- Xây dựng các công trình cố định theo các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhà ở.
Các tổ chức, cá nhân nếu có nhu cầu thuê đất trong đô thị dành cho các mục đích đã được phê duyệt thì phải làm hồ sơ xin thuê đất.
* Hồ sơ xin thuê đất bao gồm:
- Đơn xin thuê đất.
- Thiết kế sơ bộ mặt bằng khu đất xin thuê kèm theo thuyết minh.
- Bản đồ địa chính khu đất xin thuê.
- Giới thiệu địa điểm của kiến trúc sư trưởng thành phố hay sở xây dựng (đối với nơi không có kiến trúc sư trưởng).
Đối với việc xin thuê đất để xây dựng các công trình cố định, việc xin thuê đất được tiến hành như các thủ tục và trình tự xin giao đất.
* Thẩm quyền quyết định cho thuê đất:
Cơ quan địa chính cấp tỉnh xem xét, thẩm tra hồ sơ xin thuê đất và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
* Hợp dodòng cho thuê đất:
Sau khi có quyết định cho thuê đất, cơ quan nhà nước được uỷ quyền tiến hành ký hợp đồng với bên xin thuê đất.
Người thuê đất có nghĩa vụ:
- Sử dụng đất đúng mục đích.
- Nộp tiền thuê đất, lệ phí địa chính theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng hợp đồng thuê đất.
Hết thời hạn thuê đất, đối với trường hợp sử dụng mặt bằng, người thuê đất phải thu dọn mặt bằng trở lại nguyên trạng, không được làm hư hỏng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan và bàn giao lại cho bên cho thuê.
Đối với việc cho người nước ngoài thuê đất được tiến hành theo quy định riêng của Nhà nước.
4. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị.
a. Nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng đất.
Mọi tổ chức, cá nhân khi sử dụng đất đều phải tiến hành kê khai đăng ký việc sử dụng đất với Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp đất đang sử dụng. Việc đăng ký đất đai không chỉ đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụng đất. Việc đăng ký đất đai sẽ giúp cho cơ quan nhà nước nắm chắc hiện trạng sử dụng đất, thực hiện các tác nghiệp quản lý, đồng thời thường xuyên theo dõi, quản lý việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích.
b. Xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất đô thị.
Do yếu tố lịch sử để lại, có nhiều người đang sử dụng hợp pháp đất đai tại các đô thị song chưa có đủ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp đó. Chính vì vậy, để tăng cường công tác quản lý đất đô thị cần tổ hcức xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp cho người sử dụng hiện hành. Việc xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người đang sử dụng thường thuộc vào các trường hợp sau đây:
- Cá nhân sử dụng đất có các giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Việt Nam cấp.
- Những người đang có các giấy tờ hợp lệ chứng nhận quyền sử dụn...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top