Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quát về hành vi pháp lý vô hiệu trong pháp luật Việt Nam về phá sản: sự cần thiết quy định các hành vi pháp lý vô hiệu trong pháp luật về phá sản; nguồn gốc và nội dung pháp lý chủ yếu của việc tuyên vô hiệu một số hành vi pháp lý trong pháp luật về phá sản; khái niệm về hành vi pháp lý vô hiệu, các quy định về hành vi pháp lý vô hiệu trong Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam. Thi hành các quy định của pháp luật Việt Nam về các hành vi pháp lý vô hiệu liên quan đến phá sản: thực trạng giải quyết phá sản và tuyên bố các hành vi pháp lý vô hiệu liên quan đến phá sản; những hạn chế, vướng mắc của quy phạm pháp luật phá sản về các hành vi pháp lý vô hiệu.Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về các hành vi pháp lý vô hiệu liện quan đến pháp sản theo pháp luật Việt Nam về pháp sản, đồng thời góp phần haonf thiện các quy phạm pháp luật có liên quan
Chương 1: TỔNG QUÁT VỀ HÀNH VI PHÁP LÝ VÔ HIỆU
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÁ
SẢN
5
1.1. Sự cần thiết quy định các hành vi pháp lý vô hiệu
trong pháp luật về phá sản
5
1.1.1. Khái luận về phá sản nhìn từ góc độ sự cần thiết
phải vô hiệu hóa một số hành vi pháp lý
5
1.1.1.
1.
Khái niệm phá sản và pháp luật phá sản 5
1.1.1.
2.
Các chủ thể chủ yếu của luật phá sản liên quan
tới sự vô hiệu các hành vi pháp lý trong pháp luật
về phá sản
8
1.1.2. Hành vi của con nợ lâm vào tình trạng phá sản cần
phải vô hiệu
9
1.1.3. Ý nghĩa pháp lý của việc vô hiệu một số hành vi
pháp lý trong pháp luật về phá sản
10
1.2. Nguồn gốc và nội dung pháp lý chủ yếu của việc
tuyên vô hiệu một số hành vi pháp lý trong pháp
luật về phá sản
121.3. Khái niệm về hành vi pháp lý vô hiệu
1.3.1. Khái niệm hành vi pháp lý
1.3.2. Điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý
1.3.3. Hành vi pháp lý vô hiệu
1.4. Các quy định về hành vi pháp lý vô hiệu trong
Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam
1.4.1. Mô tả và diễn giải các qui định
1.4.2. Bình luận các qui định
1.4.2.1. Phân loại các hành vi pháp lý bị vô hiệu trong pháp
luật Việt Nam về phá sản
1.4.2.
2.
Tuyên bố hành vi pháp lý vô hiệu trong pháp luật
về phá sản và hậu quả pháp lý của nó
1.4.2.
3.
Các giải pháp tổng thể để kiểm soát việc tẩu tán
tài sản của con nợ lâm vào tình trạng phá sản
Chương 2: THI HÀNH CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ CÁC HÀNH VI PHÁP LÝ VÔ
HIỆU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁ SẢN VÀ CÁC
KIẾN NGHỊ
2.1. Thực trạng giải quyết phá sản và tuyên bố các
hành vi pháp lý vô hiệu liên quan đến phá sản
2.2. Những hạn chế, vướng mắc của quy phạm pháp
luật phá sản về các hành vi pháp lý vô hiệu
2.2.1. Vướng mắc trong việc quy định về thời gian thực
hiện các hành vi pháp lý vô hiệu
2.2.2. Bất cập trong quy định về chủ thể có quyền yêu
cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu
2.2.3. Vướng mắc về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố
giao dịch vô hiệu
2.3. Kiến nghị
2.3.1. Định hướng sửa đổi, bổ sung quy định về thời
gian thực hiện hành vi pháp lý vô hiệu
2.3.2. Định hướng sửa đổi quy định đối tượng có quyền
yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu
2.3.3. Định hướng sửa đổi, bổ sung quy định về hậu
quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch vô hiệu
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phá sản hiện nay đang là vấn đề có tính thời sự bởi cuộc đại suy thoái
kinh tế trên toàn cầu, lạm phát triền miên và khủng hoảng nợ công… có tác
động rất xấu tới hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của doanh nghiệp
nói riêng. Rất nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và không
có khả năng trả nợ đến hạn mà trong khi đó việc tìm lối ra khỏi tình trạng đó
là vô cùng khó khăn. Đồng hành với tình trạng này là trốn nợ, tẩu tán tài sản...
Bối cảnh như vậy có thể kéo theo sự đổ bể hàng loạt doanh nghiệp bởi sự đan
xen nợ nần trong làm ăn kinh tế. Trong khi đó pháp luật về phá sản nói chung
đang còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đời sống,
chưa thật sự là hành lang pháp lý an toàn, khả thi. Mặt khác, thực tiễn thi
hành pháp luật cũng còn rất nhiều vấn đề phải bàn.
Luật Phá sản năm 2004 đã có nhiều đổi mới trong việc bảo vệ quyền
lợi của các chủ nợ, có nhiều qui định nhằm kiểm soát các hành vi tẩu tán tài
sản. Chẳng hạn: Điều 43, Luật Phá sản năm 2004 đã cho phép tuyên một số
hành vi pháp lý do con nợ tiến hành trước khi mở thủ tục phá sản là vô hiệu.
Tuy nhiên các qui định này cùng với hàng loạt các qui định khác của Luật Phá
sản năm 2004 còn nhiều điểm chưa hợp lý đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng
của các chủ nợ và bảo đảm cho các mục tiêu của luật phá sản, chưa kể đến sự
mâu thuẫn và thiếu đồng bộ với các qui định của các đạo luật khác. Hơn nữa
thực tiễn áp dụng luật còn có nhiều điểm bất cập.
Phá sản và pháp luật về phá sản ở một mặt nào đó có ý nghĩa tích cực
đối với nền kinh tế, góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy hoạt
động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Pháp luật phá sản có thể được
xem là công cụ răn đe các thương nhân, buộc họ phải năng động, sáng tạo,
nhưng cũng phải thận trọng trong khi hành nghề. Thái độ hành nghề đó giúp
các thương nhân đưa ra những quyết sách phù hợp làm tiền đề cho công việc kinh doanh có hiệu quả. Sự làm ăn có hiệu quả của từng thương nhân riêng lẻ
đương nhiên sẽ kéo theo sự làm ăn có hiệu quả của cả nền kinh tế nói chung.
Thông qua thủ tục phá sản, những thương nhân thua lỗ triền miên, nợ nần
chồng chất đều phải được xử lý, đưa ra khỏi thương trường. Điều đó cho thấy,
thủ tục phá sản còn nhằm mục đích ứng dụng cho các "sự cố" của nền kinh tế.
Nó không chỉ nhằm mục đích đào thải các thương nhân kinh doanh yếu kém
mà còn nhằm mục đích khôi phục lại sự cân bằng của thị trường. Như vậy,
thủ tục phá sản đã góp phần tạo ra môi trường pháp lý an toàn, lành mạnh -
một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong vấn đề
phá sản có thể nhận thấy, có một số hành vi gây thiệt hại đến quyền lợi của
chủ nợ, của người lao động, các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan, của tập
thể, của nhà nước bởi các hành vi đó nhằm mục đích không trung thực là làm
giảm khối tài sản của mình để trốn trách trách nhiệm trả nợ. Cho nên pháp
luật cần quy định việc vô hiệu các hành vi đó một cách đầy đủ và thỏa đáng.
Tuy nhiên như trên đã nói, sự chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
của pháp luật về phá sản nói chung và về vô hiệu các hành vi tiêu cực trong
phá sản nói riêng cần được nghiên cứu và bổ khuyết. Vì vậy trong khuôn
khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, tui xin lựa chọn "Các hành vi pháp lý
vô hiệu theo pháp luật phá sản ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam trong thời gian qua, pháp luật về phá sản luôn thu hút
được sự quan tâm của nhiều người. Có nhiều công trình nghiên cứu về pháp
luật phá sản nói chung và cũng không ít các công trình nghiên cứu các chế
định cụ thể của luật phá sản nói riêng. Song đối với các hành vi pháp lý vô
hiệu trong luật phá sản ở Việt Nam thì chưa có một công trình nào ở mức độ
thạc sĩ và tiến sĩ nghiên cứu một cách có hệ thống riêng biệt. Mặt khác thực
tiễn các vụ việc về vấn đề này còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng
phần vì pháp luật chưa hợp lý, đồng bộ, phần vì còn thiếu kiến thức lý luận và
thực tiễn. Có một số công trình nghiên cứu đề cập một cách không hệ thống
tới vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu về phá sản, những vấn đề lý luận, quy chế pháp
lý chung điều chỉnh các hành vi pháp lý của thương nhân liên quan đến phá
sản bị vô hiệu hóa, nhận diện các giao dịch vô hiệu, vấn đề xử lý các hành vi
pháp lý vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó theo pháp luật phá sản Việt Nam;
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về các hành vi
pháp lý vô hiệu liên quan đến phá sản, phân tích những ý nghĩa pháp lý đồng
thời chỉ ra những hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện
các quy định hiện hành điều chỉnh các hành vi pháp lý bị vô hiệu hóa;
Thứ ba, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy
định pháp luật về các hành vi pháp lý vô hiệu liên quan đến phá sản theo pháp
luật Việt Nam về phá sản, đồng thời góp phần hoàn thiện các quy phạm pháp
luật khác có liên quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chủ yếu về hành
vi pháp lý vô hiệu liên quan đến phá sản; phân tích thực trạng những hạn chế,
vướng mắc của các quy định pháp luật về vấn đề đó để đưa ra một số kiến
nghị về lập pháp và tư pháp.
Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu việc áp dụng các qui định pháp
luật hiện hành để tuyên các hành vi pháp lý vô hiệu liên quan tới phá sản.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu có nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phân
tích qui phạm, mô hình hóa và điển hình hóa các quan hệ xã hội, phương pháp

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HNguynMinh

New Member
Re: Các hành vi pháp lý vô hiệu theo pháp luật phá sản ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

link die r ạ,... bác cho e xin link mới...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
B Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doan Luận văn Kinh tế 0
S Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ Luận văn Kinh tế 2
R Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0
P Các giải pháp, chiến lược để phát triển kinh doanh của trung tâm Du lịch lữ hành phù Đổng Luận văn Kinh tế 0
D Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
E Tổ chức và hoạt động các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp Luận văn Sư phạm 0
D phân tích sự bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ m Văn hóa, Xã hội 0
T Giải pháp marketing mix cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top