nnbalinh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ Công nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân.
Trụ sở của Công ty đặt tại:
Số 25 Trương Định- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
Tên giao dịch: Haiha Confectionery Company
Viết tắt: HaiHaCo
Sau đây là những chặng đường Công ty đã trải qua:
Giai đoạn từ 1959 – 1961:
Miền Bắc nước ta sau ba năm khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1955 – 1957) đã có nhiều tiến bộ. Để thực hiện công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta đã đề ra kế hoạch ba năm (1958-1960) cải tạo và phát triển kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, tháng 1-1959 Tổng công ty Nông thổ sản miền Bắc (thuộc Bộ Nội thương) đã xây dựng một cơ sở thử nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với chín cán bộ công nhân viên của Tổng công ty gửi sang. Giữa năm 1959, nhà máy chuyển sang ngiên cứu sản xuất miến. Tháng 4-1960 công trình thử nghiệm đã đem lại kết quả ngày 25-12-1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên cho cho quá trình phát triển của nhà máy sau này.
Giai đoạn từ 1962-1967:
Đến năm 1962, xưởng miến Hoàng Mai thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý. Tuy khó khăn về trình độ chuyên môn nhưng năm nào doanh nghiệp cũng hoàn thành kế hoạch. Năm 1965 xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch với tổng giá trị sản lượng 2999,815 nghìn đồng . Bên cạnh đó, xí nghiệp Hoàng Mai đã có nhiều tiến bộ trong công tác tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn, nâng cao tay nghề công nhân và cải thiện đời sống của người lao động trong xí nghiệp.
Năm 1966 nhiệm vụ của nhà máy đã có sự chuyển hướng để phù hợp với tình hình mới. Thực hiện chủ trương của Bộ công nghiệp nhẹ, Bộ thực phẩm đã lấy nơi đây làm công tác các đề tài thực phẩm. Từ đây nhà máy mang tên gọi mới: Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà.
Giai đoạn từ 1961-1991
Tháng 6-1970 thực hiện chủ trương của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy đã chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của nhà máy bánh kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/ năm vơí nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột.
Đến tháng 12-1976 nhà máy phê chuẩn thiết kế mở rộng nhà máy với công suất 6000 tấn/năm.
Đến 1980 nhà máy chính thức có hai tầng với tổng diện tích sử dụng 2500 m¬¬2.
Năm 1981-1985 là thời gian ghi nhận bước chuyển biến của nhà máy từ giai đoạn sản xuất thủ công sang cơ giới hoá. Bắt đầu từ năm 1981, nhà máy lại được chuyển sang Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý nhưng vẫn với tên gọi: Nhà máy thực phẩm Hải Hà.
Năm 1988, do việc sát nhập các nhà máy trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý. Thời kì này nhà máy mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới, dần thực hiện luận chứng kinh tế. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Một lần nữa nhà máy đổi tên thành Nhà máy xuất kẹo Hải Hà. Tốc độ tăng sản lưọng hàng năm từ 1%-15%, sản xuất từ chỗ thủ công đã dần tiến tới cơ giới hoá 70%-80% với số vốn Nhà nước giao từ 1-1-1992 là 5454 triệu đồng.
Giai đoạn từ 1992 đến nay
Tháng 1-1992, nhà máy chuyển về trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Trước tình hình biến động của thị trường nhiều doanh nghiệp đã phá sản nhưng Hải Hà vẫn đứng vững và vươn lên.
Tháng 7-1992 Nhà máy xuất khẩu kẹo Hải Hà được quyết định đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà, với tên giao dịch là HAIHACO trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý. Mặt hàng sản xuất chính là bánh kẹo như: kẹo sữa dừa, kẹo hoa quả, kẹo sôcôla, bánh biscuit, bánh kem..
Tháng 5-1992 Hải Hà chính thức liên doanh với Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập công ty liên doanh HaiHa- Kotubuki và Haiha- Kameda, HaiHa- Miwon nhưng đến nay chỉ còn Haiha-kotubuki và Haiha-Miwon.
Trải qua hơn một phần tư thế kỉ, Hải Hà mang nhiều tên gọi khác nhau, qua nhiều bộ phận quản lý, đánh dấu sự thay đổi từng loại hình sản xuất và phản ánh xu thế phát triển của Nhà máy. Công ty bánh kẹo Haỉ Hà bằng tiềm lực sẵn có với nỗ lực không ngừng vươn lên đã tự khẳng định mình và tiếp tục thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn. Tính đến nay, Công ty đã có 5 xí nghiệp thành viên và 2 công ty liên doanh.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ của công ty bánh kẹo Hải Hà được qui định như sau:
- Sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp cho thị trường.
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và công ty liên doanh, nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.
- Ngoài sản xuất bánh kẹo là chính công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển của công ty ngày càng lớn mạnh.
Ngoài ra, công ty còn có nhiệm vụ sau:
+ Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao.
+ Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
+ Thực hiện phân phối theo lao động: chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNVC, nâng cao trình độ chuyên môn.
Như vậy, mục tiêu chung của công ty là đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước, đồng thời không ngừng phát triển qui mô doanh nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân trong công ty.
3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Bánh kẹo Hải Hà
3.1. Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty
Qua sơ đồ ta thấy bộ máy tổ chức của Công ty được bố trí theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất của công ty có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau tạo động lực phát huy hiệu quả trong công việc. Thông tin của lãnh đạo cấp cao nhanh chóng được truyền đạt cho cán bộ cấp dưới và có được nhanh thông tin phản hồi, thông tin có tính nhất quán và tính chính xác cao.
* Cơ cấu quản trị:
Đứng đầu bộ máy quản trị là tổng giám đốc, người quản trị công ty theo chế độ 1 thủ trưởng, có quyết định điều hành hoạt động sản xuất của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước và chịu trách nhiệm trước tập thể lao động về kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc là người thay mặt cho công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó tổng giám đốc tài chính có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác quản trị tài chính.

- Tốc độ tăng doanh thu hàng năm là 40%
Bên cạnh đó là những nhược điểm.
- Về trang thiết bị máy móc chưa đồng bộ, ngoài những dây truyền sản xuất được đầu tư mấy năm gần đây, còn lại thiết bị đều đã quá cũ, lạc hậu về kỹ thuật gây không ít ảnh hưởng đến việc nâng cao dạng sản phẩm kẹo khó cho việc đổi mới sản phẩm, ảnh hưởng đến năng xuất, sử dụng vật tư kém hiệu quả.
- Trình độ tay nghề của công nhân không đồng đều, đặc biệt là ý thức trách nhiệm trước sản phẩm do chính họ làm ra. Trong công ty đã có những biện pháp nâng cao tay nghề cho công nhân nhưng chưa được tổ chức thực hiện đồng bộ, liên tục nên kết quả đem lại còn hạn chế.
- Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào tuy đã được kiểm tra nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót, có khi khâu cung ứng nguyên vật liệu còn chậm không kịp thời làm cho bộ phận sản xuất bị động lúc nhanh, lúc chậm ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất.
- Ban lãnh đạo Công ty nhiều lúc không kiên quyết trong một số quyết định gây ra những sai lầm không đáng có.
- Thị trường tiêu thụ phát triển khá mạnh nhưng tràn lan số lượng đại lý qúa nhiều gây khó khăn cho việc kiểm soát, giữa các đại lý có sự cạnh tranh gay gắt về giá, lợi nhuận đem lại cho đại lý thấp ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của Công ty.
Những tồn tại trên làm cho kết quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế, sức cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm chưa thực sự có ưu thế.










KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất đem lại lợi nhuận cho xã hội và thu lợi nhuận cho Công ty.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty còn có những nhược điểm nhất định nhưng Công ty đã không ngừng tìm tòi, đề ra những giải pháp hợp lý sau mỗi tháng, quí, năm để khắc phục những nhược điểm trên.
Qua thời gian kiến tập một tháng tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Tuy thời gian ngắn em không thể đi sâu vào từng chi tiết nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng thông qua sự hướng dẫn chỉ bảo của các cô, chú cán bộ CNV và Ban lãnh đạo của Công ty và đặc biệt là sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn nên em đã hoàn thành xong bản báo cáo này.


BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 1
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 1
2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3
3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 3
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 4
3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG. 5
3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ SẢN XUẤT. 7
3.3.1 Đặc điểm về trang thiết bị. 7
3.3.2 Đặc điểm về qui trình công nghệ 8
3.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ VỐN 12
I. Cơ cấu vốn 12
3.5. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM 13
3.6. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. 14
4. TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY. 16
4.1. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY. 16
4.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG: 18
4.3. KHẢ NĂNG CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY. 21
4.4. CHỈ TIÊU DOANH THU 23
4.5. CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN VÀ NỘP NGÂN SÁCH 24
4.5.1 Lợi nhuận 24
4.5.2 Nộp ngân sách 26
4.6. CHỈ TIÊU CHI PHÍ 27
5. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 28
5.1 TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 28
Ý KIẾN NHẬN ĐỊNH CỦA SINH VIÊN 32

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top