Walsh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoàn thiện quy trình kiểm toán tscđ tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c)
Lời mở đầu
Hiện nay đất nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Vì vậy, việc minh bạch nền tài chính của một quốc gia ở tầm vĩ mô và công khai hoá các thông tin tài chính của doanh nghiệp ở tầm vi mô là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Kiểm toán ra đời với các loại hình nhưng cùng có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thông tin tài chính là để đáp ứng được các yêu cầu đó.
Trong các loại hình kiểm toán, kiểm toán độc lập là hoạt động đặc trưng nhất của nền kinh tế thị trường. Đây là tổ chức cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. ở Việt Nam hiện nay, kiểm toán Báo cáo tài chính là dịch vụ có nhu cầu lớn nhất, có khách hàng đa dạng nhất. Chính vì vậy, các đối tượng trực tiếp của kiểm toán báo cáo tài chính cũng rất đa dạng và phong phú.
Trên báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp, HTK là một khoản mục có giá trị lớn. Đây cũng là khoản mục có thể chứa nhiều gian lận từ nhà doanh nghiệp, và vì vậy là khoản mục chứa nhiều rủi ro với kiểm toán .
Rủi ro cho kiểm toán viên với hàng tồn kho là nhiều trường hợp do không hiểu rõ tính chất công nghệ của hàng tồn kho nên kiểm toán viên không xác định được giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Mặt khác, việc kiểm soát chất lượng và giá trị hàng tồn kho dưới dạng gửi bán, hàng tồn kho gửi ở kho bãi mà kiểm toán viên không thể tham gia quan sát vật chất là rất khó khăn. Trong khi đó chất lượng và giá trị HTK không những ảnh hưởng đến tình hình tài chính năm kiểm toán (thông qua sự phản ánh khoản mục HTK và các khoản mục như giá vốn hàng bán, doanh thu và lãi gộp trên BCTC) mà còn ảnh hưởng đến việc sản xuất, tiêu thụ và ghi nhận kết quả kinh doanh của năm tài chính tiếp theo. Theo đó, BCTC được trình bày có trung thực, hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu hay không phụ thuộc vào việc hàng tồn kho có hay không việc trình bày trung thực, hợp lí. Vì vậy, trong cuộc kiểm toán BCTC, kiểm toán hàng tồn kho là công việc khó khăn, chiếm nhiều thời gian và được chú trọng.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn (A&C) ” là hết sức cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng và của ngành Kiểm toán nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán HTK, trên cơ sở tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Công ty A&C, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với những nội dung như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Chương II: Thực trạng công tác Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn( A&C) thực hiện tại Công ty khách hàng.
Chương III: Đánh giá, nhận xét và kiến nghị về kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty A&C.
Chương I
Cơ sở lý luận kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
I - tổng quan về kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính:
1. Sự cần thiết phải kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.Khái niệm hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng vật chất với nhiều hình thức khác nhau. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 đều có định nghĩa về hàng tồn kho. Đó là những tài sản:
+ Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
+ Đang trong quá trình kinh doanh dở dang.
+ Nguyên vật liệu, công cụ công cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho sử dụng trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá hiện hành: là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
Chu kỳ vận động của hàng tồn kho từ nguyên vật liệu, công cụ công cụ đến sản phẩm dở dang và cuối cùng trở thành thành phẩm. Quá trình vận động liên quan đến nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính, như Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm và khoản mục hàng hoá. Trên Báo cáo kết quả kinh doanh thì ảnh hưởng đến các khoản mục như: Giá vốn hàng bán do tập hợp sai chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…Đó là những chỉ tiêu cơ bản để phân tích tình hình hoạt động và quản lý của doanh nghiệp, để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp đó có hiệu quả hay không.
Hàng tồn kho trong các doanh nghiệp có hình thái vật chất khác nhau, tuỳ từng trường hợp vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: thương mại, sản xuất, kinh doanh khách sạn, du lịch hay trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn…Mặt khác để đáp ứng với nhu cầu vật chất trong xã hội, hàng tồn kho trong một loại hình doanh nghiệp cũng có rất nhiều chủng loại khác nhau. Chỉ lấy ví dụ như thành phẩm của một đơn vị sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp cơ khí, điện tử, tin học…Trong từng lĩnh vực điện tử chẳng hạn thì lại có vô số các mẫu mã và chủng loại khác nhau( điện tử bán dẫn, vi mạch…).
1.2. Tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho:
ã Tổ chức chứng từ kế toán:
Chứng từ nhập mua vật tư hàng hoá bao gồm: Phiếu đề nghị mua hàng, hoá đơn GTGT của nhà cung cấp, phiếu kiểm nhận hàng mua, phiếu nhập kho và thẻ kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá.
Chứng từ xuất kho cho sản xuất bao gồm: Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho vật tư, phiếu xuất kho theo hạn mức, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và thẻ kho.
Chứng từ xuất bán thành phẩm hàng hoá và vật tư: Hợp đồng kinh tế, cam kết mua hàng hay đơn đặt mua của khách hàng, vận đơn, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT và thẻ kho.
Phương pháp luân chuyển chứng từ
Đối với chương trình luân chuyển phiếu nhập kho
- Người giao hàng đề nghị nhập kho.
- Ban kiểm nghiệm thực hiện kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá.
- Phòng cung ứng lập phiếu nhập kho.
- Phụ trách phòng cung tiêu ký phiếu nhập kho.
- Thủ kho thực hiện nhập kho, ghi số thực nhập và ký vào phiếu nhập kho, tiến hành ghi thẻ kho.
- Kế toán hàng tồn kho kiểm tra ghi sổ, nếu chưa ghi đơn giá thì ghi và tính thành tiền, thực hiện bảo quản lưu trữ.
Đối với chương trình luân chuyển phiếu xuất kho
- Người có yêu cầu đề nghị xuất nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá viết giấy xin xuất.
- Giám đốc và kế toán trưởng xét duyệt từ người phụ trách sản xuất trực tiếp hay là người sử dụng trực tiếp.
- Phụ trách bộ phận cung ứng viết phiếu xuất.
- Thủ kho thực hiện xuất kho, ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán.
- Kế toán ghi sổ kế toán và sau đó chuyển sang bảo quản lưu trữ.
ã Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Tài khoản kế toán là phương pháp của kế toán để phân loại, phản ánh, kiểm tra thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của tài sản, nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.
Trên góc độ hạch toán kế toán hàng tồn kho trong một loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Trong đơn vị sản xuất, hàng tồn kho thường bao gồm: thành phẩm tồn kho( TK 155), hàng gửi bán( TK 157), nguyên vật liệu( TK 152), công cụ dụng cụ( TK 153) và sản phẩm dở dang( TK 154); và cũng có thể hàng hoá dự trữ để bán.
- Trong doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hoá dự trữ để bán( TK 156), thành phẩm trong kho( TK 155), hàng gửi bán và gia công để bán( TK157), và hàng đang đi đường( TK151).
- Trong doanh nghiệp xây lắp, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn, lại là sản phẩm xây lắp dở dang( TK 154).
- Hàng tồn kho ở nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác cũng rất đa dạng như ở doanh nghiệp hoạt động trong kinh doanh khách sạn thường tổ chức các kho hàng rất lớn( kho rượu, kho thực phẩm, kho các trang thiết bị của nhà hàng, khách sạn …); còn ở các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như dịch vị tư vấn luật, dịch vụ tư vấn kiểm toán – kế toán …thì hàng tồn kho hầu như không có.
ã Tổ chức sổ kế toán:
Hệ thống sổ sách kế toán hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với hàng tồn kho. Hệ thống này cung cấp những thông tin về lượng hàng tồn kho có trong tay, những thông tin về mua bán hàng tồn kho cũng như tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang, giá thành sản phẩm nhập kho.
Tổ chức sổ kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản trên sổ kế toán. Sổ kế toán là phương tiện vật chất để hệ thống hoá các số liệu kế toán trên cơ sở các chứng từ gốc và tài liệu kế toán khác. Sổ kế toán bao gồm nhiều loại tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu quản lý để tổ chức sổ kế toán cho phù hợp. Trong doanh nghiệp thường tổ chức hai hệ thống sổ: sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Theo chế độ kế toán Việt Nam đơn vị có thể chọn một trong các hình thức sổ kế toán sau:
+ Hình thức nhật ký chứng từ
+ Hình thức nhật ký chung
+ Hình thức chứng từ ghi sổ
+ Hình thức nhật ký sổ cái
ã Phương pháp tính giá và tổ chức hạch toán hàng tồn kho
Tính giá hàng tồn kho là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán hàng tồn kho. Tính giá hàng tồn kho là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng.
Có các phương pháp tính giá hàng tồn kho như sau:
+ Đối với nguyên vật liệu, công cụ hàng hoá nhập kho: Tính theo giá gốc( giá thực tế)
Giá thực tế = Giá ghi trên hoá đơn + chi phí thu mua – chiết khấu thương mại – hàng mua bị trả lại + thuế nhập khẩu( nếu có)
+ Đối với nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hoá xuất kho:
Hàng ngày vật tư hàng hoá nhập kho được kế toán ghi nhận theo giá thực tế nhưng đơn giá các lần nhập là khác nhau và thời điểm nhập là khác nhau. Do đó kế toán có nhiệm vụ xác định giá thực tế vật tư, thành phẩm, hàng hoá mỗi lần xuất kho. Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá sau để áp dụng cho việc tính giá thực tế xuất kho cho tất cả các loại hàng tồn kho hay riêng cho từng loại: phương pháp tính giá thực tế đích danh, phương pháp giá bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước, phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.
Mỗi phương pháp tính giá thực tế xuất kho của vật tư, hàng hoá đều có những ưu nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu quản lý và năng lực nghiệp vụ của các kế toán viên và trang thiết bị xử lý thông tin của doanh nghiệp.
Tổ chức hạch toán hàng tồn kho là thiết kế công tác hạch toán trên hệ thống các loại chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các báo cáo nhập- xuất- tồn cho các loại vật tư, sản phẩm và hàng hoá tăng giảm trong kỳ kế toán. Hạch toán hàng tồn kho bao gồm hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp.
+ Hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 3 phương pháp sau: phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư.
+ Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Để hạch toán hàng tồn kho kế toán có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc áp dụng phương pháp nào tuỳ từng trường hợp đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ kế toán viên và cũng như quy định về chế độ kế toán hiện hành. Từ đó căn cứ vào hình thức sổ kế toán doanh nghiệp đã chọn để ghi vào sổ kế toán tổng hợp phù hợp.
Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình biến động của hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng hàng tồn kho.
Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của vật tư, sản phẩm, hàng hoá trên các tài
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Các phụ lục:
Phụ lục 1: Phiếu soát xét hồ sơ và báo cáo kiểm toán
Phụ lục2: Chương trình Kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty A&C
Phụ lục 3: Chương trình kiểm kê hàng tồn kho
Phụ lục 4: Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm dở dang Công ty X
Phụ lục 5: Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu tại kho vải công ty Y
Phụ lục 6: Báo cáo tình hình nhập- xuất- tồn ( Kho thành phẩm)
Phụ lục 7: Báo cáo kiểm toán
Phụ lục 8: Thư quản lý
Phụ lục 9: Bảng câu hỏi về HTKSNB của khách hàng trong chu trình HTK
Các bảng biểu:
Bảng 1: Các mục tiêu của chu trình HTK
Bảng 2: Thủ tục kiểm toán áp dụng trong quan sát vật chất HTK
Bảng 3: Các thủ tục trong kiểm toán đánh giá và ghi sổ
Bảng 4: Các chỉ tiêu về HTK trên BCĐKT của X
Bảng 5: Các chỉ tiêu về HTK trên BCĐKT của Y
Bảng 6 :Trích tờ tổng hợp về HTK của Công ty X
Bảng 7: Trích tờ tổng hợp về HTK của Công ty Y
Bảng 8 :Trích tờ ghi chép về công việc kiểm kê của KTV
Bảng 9:Trích giấy tờ làm việc của KTV về HTK Công ty X
Bảng 10: Trích giấy tờ làm việc về CFSXKDDD Công ty X
Bảng 11: Trích giấy tờ làm việc của KTV Công ty X
Bảng 12: Trích giấy tờ làm việc về NVL chính Công ty X
Bảng 13: Trích số liệu CFSXKDDD Công ty Y
Bảng 14: Các bút toán điều chỉnh Công ty X
Bảng 15: Các bút toán điều chỉnh Công ty Y
Sơ đồ:
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa dòng vận động vật chất và chi phí
Sơ đồ 2: Các bước trong quy trình chuẩn bị kiểm toán
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 5:Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Công ty A&C

Mục lục

Lời mở đầu Error! Bookmark not defined.
Chương I : Cơ sở lý luận kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
I - Tổng quan về kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài
chính: 3
1. Sự cần thiết phải kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
1.1.Khái niệm hàng tồn kho: 3
1.2. Tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho: 4
1.3. Sự cần thiết phải kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính: 8
2. Đặc điểm của hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính: 9
2.1.Kiểm toán chu trình hàng tồn kho thể hiện đặc điểm của kiểm toán Báo cáo tài chính: 9
2.2.Kiểm toán chu trình hàng tồn kho thể hiện đặc điểm riêng của chu trình: 10
3. Các chức năng của chu trình hàng tồn kho: 13
3.1. Chức năng mua hàng: 13
3.2. Chức năng nhận hàng: 14
3.3. Chức năng lưu kho: 15
3.4. Chức năng xuất kho vật tư, hàng hoá: 15
3.5.Chức năng sản xuất: 16
3.6.Chức năng lưu kho thành phẩm: 17
3.7. Chức năng xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ: 17
II. Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính: 18
1. Chuẩn bị kiểm toán: 18
2. Thực hiện kiểm toán: 27
2.1. Thủ tục phân tích với hàng tồn kho: 28
2.2. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết: 31
2.2.1. Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho; 31
2.2.2. Kiểm tra công tác kế toán chi phí hàng tồn kho: 33
2.3. Kiểm toán quá trình dánh giá và ghi sổ: 35
3. Kết thúc kiểm toán: 39
Chương II : Thực trạng công tác kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn 42
I- Giới thiệu về công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn (A&C) 42
1. Sự hình thành và phát triển: 42
2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn ( A&C) 46
3. Chi nhánh Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội 48
4. Yếu tố hỗ trợ công tác kiểm toán- hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán
II- Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn Thực hiện tại Công ty khách hàng: 54
1. Chuẩn bị kiểm toán: 55
2.Thực hiện kiểm toán: 69
2.1. Thủ tục phân tích: 70
2.2. Kiểm tra chi tiết số dư nghiệp vụ hàng tồn kho: 70
2.2.1 Quan sát vật chất HTK: 72
2.2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết: 79
3.Kết thúc kiểm toán: 87
4. So sánh việc thực hiện kiểm toán chu trình HTK tại Công ty X và Y: 95
Chương III : Đánh giá, nhận xét và kiến nghị về kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty A&C: 98
I - Đánh giá Về thực tiễn kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn 98
1. Trong giai đoạn chuẩn bị: 99
2.Trong giai đoạn thực hiện Kiểm toán: 101
3.Đánh giá giai đoạn kết thúc kiểm toán hàng tồn kho: 104
II - Kiến nghị về kiểm toán hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn: 104
1.Chú trọng hơn nữa công tác chuẩn bị kiểm toán: 105
2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 107
Kết luận 113
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện chương trình Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng, thu tiền tại UHY Luận văn Kinh tế 2
R Kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Sài Gòn AFC – Chi nhánh H Luận văn Kinh tế 0
V Vận dụng hệ thống phương pháp kiểm toán với chu trình nghiệp vụ bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán Công nghệ thông tin 0
T Qui trình kiểm toán chu trình mua hàng - Thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
V Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty t Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do ACPA Luận văn Kinh tế 1
P Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện Luận văn Kinh tế 2
H Kiểm toán chu trình bán hàng – Thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn Luận văn Kinh tế 0
T Thực hành kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong quá trình kiểm toán bảng khai tài chính Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top