Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Cơ cấu đề tài 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN LY HÔN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ TỪ NĂM 2008 ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2011 4
1.1 Đánh giá chung về các quy định của pháp luật áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 4
1.1.1 Pháp luật nội dung áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 4
1.1.2 Pháp luật tố tụng dân sự áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 8
1.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn của TAND thành phố Huế. 9
1.2.1 Tình hình xét xử các vụ án ly hôn từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011 9
1.2.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 21
1.3 Những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật HN&GĐ trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 25
1.3.1 Áp dụng căn cứ ly hôn 25
1.3.2. Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 31
1.3.3. Vấn đề cấp dưỡng 37
1.4 Những vướng mắc trong việc áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 41
1.4.1 Thụ lý án ly hôn 41
1.4.2 Hòa giải 45
1.4.3 Đương sự trong vụ án ly hôn 47
CHƯƠNG 2. YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN LY HÔN 52
2.1 Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 52
2.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 55
2.2.1 Giải pháp mang tính tổng thể 55
2.2.2 Một số giải pháp cụ thể 57
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Đối với tài sản chung, kế thừa và phát triển quy định của Luật HN&GĐ 1986 về tài sản chung và quyền của vợ chồng đối với tài sản chung (Điều 14,Điều 15), Luật HN&GĐ 2000 đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ 2000 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hay được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung…Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Tài sản chung của vợ chồng phải căn cứ vào thời kỳ hôn nhân kể từ thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân (khoản 7 Điều 8 Luật HN&GĐ 2000). Như vậy những tài sản do vợ chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân (trừ tài sản riêng của vợ chồng) đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Đối với tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau, luôn có một tỷ lệ giá trị phần tài sản bằng nhau trong khối tài sản chung đó. Đây là những đặc điểm dường như chỉ có và được áp dụng trong quan hệ hôn nhân.
Theo quy định của pháp luật, thời kỳ hôn nhân chấm dứt khi có sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật đó là:
- Khi vợ, chồng chết hay có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết.
- Trường hợp vợ, chồng còn sống thì hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn, tính từ thời điểm phán quyết về ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết, mà sau này vì lý do nào đó họ lại trở về (chưa chết) thì rất phức tạp vì pháp luật dân sự và HN&GĐ của nước ta chưa dự liệu cụ thể vấn đề này. Điều 83 BLDS 2005 và Điều 26 Luật HN&GĐ 2000 mới chỉ đề cập đến một số hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân khi Toà án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết mà vợ, chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục. Trên lý thuyết và thực tế (khi có yêu cầu) cần xác định về vấn đề tài sản giữa vợ chồng: chế độ tài sản của vợ, chồng được xác định như thế nào khi người chồng hay người vợ đó trở về? Vấn đề này đã gây khó khăn cho Tòa án khi giải quyết những trường hợp này. Ở đây có thể có hai trường hợp:
- Sau khi người vợ, chồng đã bị tuyên bố là đã chết, tài sản chung của vợ chồng chưa chia; người chồng, vợ (còn sống) đang quản lý tài sản chung.
- Có trường hợp sau khi tuyên bố vợ, chồng đã chết tài sản chung của vợ chồng đã được chia, phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung đã chia cho những người thừa kế của người đó.
Vấn đề đặt ra là:
- Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người vợ chồng đã chết, quan hệ hôn nhân của họ đương nhiên được khôi phục (nếu người chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác). Vậy quan hệ tài sản (gồm khối tài sản chung của vợ chồng) có đương nhiên được khôi phục hay không? Khôi phục như thế nào?
- Sau khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết, những tài sản do người chồng, vợ tạo dựng, cùng các hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản kể từ khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết cho đến ngày trở về, thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người chồng, vợ đó?
- Những hợp đồng mà người vợ, chồng đó đã ký kết với người khác (người thứ ba) nhưng chưa được thực hiện; những món nợ mà người vợ, chồng vay của người khác nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình thuộc nghĩa vụ chung của vợ, chồng theo trách nhiệm liên đới của vợ chồng (Điều 25 Luật HN&GĐ 2000); hay thuộc nghĩa vụ riêng của người vợ, chồng?
Những vấn đề trên là rất phức tạp mà chưa được pháp luật dự liệu và chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh nên đã gây khó khăn, lúng túng cho Tòa án khi giải quyết những trường hợp này.
Như vậy, căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hết phải dựa trên cơ sở “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng. Toàn bộ những tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân được coi là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
Hiện nay, vấn đề căn cứ xác lập tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng liên quan đến hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân luật vẫn chưa quy định cụ thể nên trên thực tế có những quan điểm khác nhau khi xác định các hoa lợi, lợi tức đó thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay vẫn là tài sản riêng của vợ chồng.
- Quan điểm xét dưới góc độ thuần túy của pháp luật thì cho rằng chỉ chủ sở hữu tài sản mới có quyền thu lợi (hoa lợi, lợi tức) phát sinh từ tài sản đó, vì vậy, phải coi hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng.
- Có quan điểm khác lại cho rằng, trong lĩnh vực HN&GĐ do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đình. Một trong những đặc điểm của căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra,

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn Luận văn Luật 0
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
D Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - Qua thực tiễn xét xử tại Luận văn Luật 0
C Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa : Luận Luận văn Luật 0
R Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động xét xử các vụ án hành chính ở nước ta hiện nay : Luận văn Luật 0
D Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak Luận văn Luật 0
Z Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
H Sự độc lập của hoạt động xét xử (Qua thực tiễn của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng) : Luận văn T Luận văn Luật 0
T Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top