nguyen_manh_h

New Member

Download miễn phí Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển: Những yêu cầu chung và đặc điểm riêng





LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I

I/ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG.

1/ Định nghĩa cái chung và cái riêng

2/ Mối liên hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng

3/ Một số kết luận có tính chất phương pháp luận

II/ TÍNH TẤT YẾU CỦA HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1/ Kinh tế thị trường

2/ Điều kiện hình thành kinh tế thị trường

3/ Tính tất yếu của hội nhập

PHẦN II

I/ THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM KHI BƯỚC VÀO HỘI NHẬP

1/ Kinh tế thị trường còn kém phát triển, nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp

2/ Ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế quan liêu bao cấp

3/ Thị trường và cơ chế thị trường

II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY XÃ HỘI VIỆT NAM KHI NỀN KINH TẾ BƯỚC VÀO HỘI NHẬP

1/ Một số yêu cầu chung khi bước vào hội nhập

2/ Một số biện pháp thúc đẩy phát triển và hội nhập

KẾT LUẬN

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh tế quốc dân. Đặc biệt nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo - giảng viên Nguyễn Hữu Bật (Bộ môn Triết học Mác - Lênin) tui mạnh dạn viết bài tiểu luận với đề tài:
Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển: Những yêu cầu chung và đặc điểm riêng.
Bài tiểu luận này gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận
- Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong phép biện chứng duy vật - Cặp phạm trù cái chung và cái riêng.
- Tính tất yếu của hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay
Phần II: Cơ sở thực tiễn và giải pháp
- Thực trạng Kinh tế Xã hội Việt Nam khi bước vào hội nhập
- Một số biện pháp góp phần thúc đẩy Xã hội Việt Nam khi nền kinh tế bước vào hội nhập
Phần III: Kết luận
- Khái quát bài viết và ý nghĩa
Vì đây là bài tiểu luận đầu tiên nên chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. tui rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để bài tiểu luận lần sau của tui được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Phần I:
I/ cái chung và cái riêng theo quan điểm của các nhà triết học duy vật biện chứng.
1/ định nghĩa cái chung và cái riêng
a/ Định nghĩa cái riêng
Cái riêng là một phạm trù triết học để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Chẳng hạn một hiện tượng kinh tế một giai đoạn xã hội, một con người
b/ Định nghĩa cái chung
Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, tồn tại không chỉ ở một sự vật mà trong nhiều sự vật hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn, phạm trù triết học Mác-xít về vật chất vận động, không gian, thời gian
2/ mối liên hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Phạm trù cái riêng và cái chung đã được bàn đến nhiều trong triết học phương Tây thời trung cổ. Phái duy thực đồng nhất Thượng đế với cái chung (phổ biến) và nhấn mạnh rằng: Chỉ có cái chung mới tồn tại độc lập, khách quan, là cội nguồn sản sinh ra cái riêng.
Đối lập lại chủ nghĩa duy thực, các nhà triết học duy danh như Đun-xcốt (1265-1308), P.Abơla (1079-1142) lại cho rằng chỉ có những sự vật, hiện tượng tồn tại riêng biệt với những chất lượng riêng của chúng mới là có thực; còn các khái niệm chung (cái phổ biến) là sản phẩm tư duy của con người. Mặc dù có một số hạn chế, chủ nghĩa duy danh có một cái nhìn duy vật về toàn bộ hiện thực.
Khắc phục nhược điểm của chủ nghĩa duy danh, tách biệt cái riêng khỏi cái chung một cách trừu tượng và tuyệt đối; chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng giữa cái riêng và cái chung có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng là hai mặt đối lập tồn tại trong bản thân một sự vật, hiện tượng bất kì và tồn tại một cách khách quan.
Mối liên hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
2.1/ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung. Không có cái riêng cô lập tuyệt đối, bất kì cái riêng nào cũng vừa liên hệ với cái riêng khác, vừa liên hệ với cái chung sự liên hệ trên mới thoạt nhìn mang tính chất song trùng, nhưng thực chất chỉ là một, vì cái chung-xét cho cùng là- sản phẩm được rút ra từ sự khái quát hoá những phẩm chất của những cái riêng cùng loại.
Chẳng hạn khi khảo sát hiện tượng khủng hoảng kinh tế trong một nước nhất định, chúng ta có thể thấy được những đường nét riêng như: những hoàn cảnh địa lý đặc thù, tình trạng kinh tế của nước đó khi bắt đầu khủng hoảng, các quan hệ xã hội-chính trị khác nhauĐây là những yếu tố riêng biệt. Song đằng sau tất cả những cái riêng đó và những cái chung mang tính quy luật của hiện tượng khủng hoảng kinh tế như tính chu kì, hiện tượng thất nghiệp, các giai đoạn chuyển biến theo hình sóng
2.2/ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại. Không có cái chung tồn tại độc lập ở đâu đó. Cái chung chỉ tồn tại trong từng cái riêng. Trở lại ví dụ nêu trên ta có thể thấy không tồn tại hiện tượng khủng hoảng kinh tế với những dấu hiệu chung mà bao giờ hiện tượng này cũng chỉ được nhìn thấy qua các cuộc khủng hoảng kinh tế tại những thời điểm và không gian xác định.
Phép biện chứng của cái chung và cái riêng nói trên có thể thấy rõ trong vấn đề lợi ích kinh tế.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, lợi ích kinh tế phải được thể hiện qua lợi ích của từng thành phần kinh tế với những hình thức sở hữu khác nhau, đối lập nhau.Vì vậy phải làm thế nào để vừa bảo đảm lợi ích chung của toàn dân, vừa không rơi vào tình trạng triệt tiêu mọi lợi ích chính đáng của từng công dân.
2.3/ Cái chung là cái bộ phận, cái riêng là cái toàn bộ. Thật vậy cái chung chiếm giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật. Còn cái riêng là cái toàn bộ vì nó là một thựcthể hoàn chỉnh và sống động. Cái riêng tồn tại trong sự “va chạm” với những cái riêng khác. Sự va chạm này vừa làm cho các sự vật xích lại gần nhau bởi cái chung, với tư cách là một bộ phận-tồn tại trong cái chung, vừa làm cho chúng xa nhau bởi cái đơn nhất không lặp lại trong các sự vật khác.
Như vậy cái chung và cái đơn nhất cùng tồn tại trong cái riêng, làm phong phú và sâu sắc cho cái riêng.
2.4/ Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau. Đây là chuyển hoá của các mặt đối lập trong một sự vật. Sự chuyển hoá này phản ánh quá trình vận động đa dạng của các kết cấu vật chất trong thế giới.
Quá trình chuyển hoá cái đơn nhất thành cái chung thể hiện quá trình phát triển biện chứng của sự vật. Ngược lại sự chuyển hoá cái chung thành cái đơn nhất chỉ ra sự thoái bộ của một sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại của chúng.
3/ Một số kết luận có tính chất phương pháp luận
3.1/ Không có cái chung tồn tại cô lập mà nó tồn tại trong cái riêng; nói cách khác, thông qua cái riêng mà cái chung biểu hiện sự tồn tại của mình. ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm này là trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, để phát hiện ra cái chung cần thông qua những cái riêng.
Mặt khác nói cái chung tồn tại như một bộ phận của cái riêng. Thì phải thấy rằng khi áp dụng cái chung vào từng trường hợp riêng thì cần cá biệt hoá nó.
Hiện tượng cá biệt hoá cái chung vào từng trường hợp riêng thường thấy xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn, lý thuyết về quản lí kinh tế (vi mô và vĩ mô) đã được xây dựng từ lâu ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Song điều đó không đảm bảo chắc chắn sự thành công, nếu như chúng ta áp dụng nguyên chúng vào thực tiễn kinh tế nước ta mà không có sự điều chỉnh, cải biến cho phù hợp với những đặc thù ở Việt Nam.
3.2/ Từ phép biện chứng giữa cái chung và cái riêng nêu trên, có thể rút ra kết luận rằng: khi giải quyết các vấn đề riêng trong thực tế, cần đặt nền tảng trên những nguyên tắc chung. Nói cách khác không được lẩn tránh các vấn đề chung khi bắt tay giải quyết các vấn đề riêng. Nếu không sẽ rơi vào tình trạng dò dẫm và vô nguyên tắc.
3.3/ Cần nắm vững tính quy luật của quá trình chuyển hoá giữa cái riêng (đơn nhất) và cái chung. Việ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quỹ đầu tư tín thác trong việc tạo vốn cho thị trường bất động sản tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Thơ viết về sư phụ - môn đệ và đồng môn trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII Văn học 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D thuế quan trong chính sách ngoại thương của việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top