nh0c_m4p132

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu

Indonesia là một trong những quốc gia Đông Nam Á thuộc khối kinh tế ASEAN có lịch sử văn hoá lâu đời hàng nghìn năm trước công nguyên và cũng trải qua nhiều biến động. Từng là thuộc địa của Hà Lan, sau đó là Nhật Bản, ngày 17/8/1945 Indonesia mới chính thức tuyên bố giành độc lập và bắt đầu công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế

Là một quốc đảo lớn nhất thế giới gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ, Indonesia cho đến nay đã trở thành một nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là nước xuất khẩu dầu mỏ thứ 2 trên thế giới. Những thành tựu kinh tế này quả là không nhỏ đối với một quốc gia đi lên từ nền kinh tế thuộc địa, có nhiều dân tộc theo nhiều tín ngưỡng, trình độ phát triển không đồng đều. Nhờ những chính sách phát triển kinh tế phù hợp kết hợp với những chiến lược đúng đắn cho từng thời kì, Indonesia đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Trong sự phát triển đó phải kể đến đóng góp không nhỏ của chính sách thương mại nội địa và quốc tế cũng như các biện pháp tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thương mại nội địa quốc tế của Indonesia linh động, thay đổi thích ứng với từng thời kì phát triển của đất nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy , việc nghiên cứu các chính sách kinh tế của Indonesia , đặc biệt là chính sách thương mại nội địa và quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ giúp chúng ta có thể hiểu biết thêm về nền kinh tế của Indonesia mà còn mang lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, kế thừa những kinh nghiệm để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, làm cho các chính sách ngày càng hiệu quả, phát huy được các tiềm năng của đất nước.

Mục đích nghiên cứu đề tài : giúp ta có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế, về việc áp dụng các chính sách thương mại của Indonesia từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học trong việc khai thác lợi thế cạnh tranh, thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài nhằm mở rộng thị trường trong nước cũng như việc tăng cường hợp tác đầu tư ra nước ngoài.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu xoay quanh nội dung, mục đích, các công cụ và hình thức triển khai chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia

Phương pháp nghiên cứu đề tài : dựa trên cơ sở thực tiễn, kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, duy vật biện chứng lịch sử nhằm làm rõ nội dung đề tài.

Kết cấu bài viết : Bài viết được chia làm 3 chương chính bao gồm:
Chương 1 : Tổng quan về chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia

Chương 2 : Thực trạng áp dụng chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia.

Chương 3 : Một số giải pháp thực hiện và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện đề tài em xin gửi lời Thank chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đã có những góp ý sâu sắc để em có thể hoàn thành đề tài này.

Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo và bạn bè để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Chương 1.Tổng quan về chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

- Thương mại nội địa ( TMNĐ): là các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra trong khuôn khổ một quốc gia.
- Thương mại quốc tế ( TMQT): là các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới.
- Chính sách TMNĐ :là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do Nhà nước sử dụng để điều tiết các hoạt động TMNĐ của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
- Chính sách TMQT: là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do Nhà nước sử dụng để điều tiết các hoạt động TMQT của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.

1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG TMNĐ VÀ TMQT

1.2.1 Các hoạt động TMNĐ

- Hoạt động buôn bán trong nước: hệ thống các chợ, các siêu thị, các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích….
- Phạm vi hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước đó
- Đối tượng áp dụng là tát cả các cá nhân, đơn vi, doanh nghiệp hoạt động thương mại trong nước đó.

1.2.2 Các hoạt động thương mại quốc tế.

- Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ( HH- DV) qua biên giới quốc gia.
- Xuất khẩu tại chỗ : hoạt động cung cấp HH- DV cho khách du lịch quốc tế, đoàn ngoại giao, doanh nhân nước ngoài, các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong khu chế xuất.
- Gia công quốc tế : gia công thuê cho nước ngoài tiếp nhận nguyên liệu đầu vào hay bán thành phẩm từ đối tác nước ngoài để gia công chế tác thành sản phẩm theo yêu cầu từ phía đối tác . Thu nhập phía bên gia công nhận được là chi phí quản lý và chi phí sản xuất( sx) trực tiếp.
- Người chủ thuê nước ngoài gia công : cung cấp nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm, yêu cầu về số lượng, mẫu mã, chất lượng cho đối tác nước ngoài để họ sx thành sản phẩm.
- Hoạt động tái xuất khẩu và chuyển khẩu
+ Tái xuất khẩu: áp dụng những nước có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối trung chuyển. Là việc mua bán HH của nước ngoài sau đó bán lại, xuất khẩu (XK) lại co các nước khác hay các nước thế giới thứ 3 .
+ Chuyển khẩu : là hoạt động các tổ chức doanh nghiệp trong nước cho các đối tác nước ngoài thuê hệ thông bến bãi, kho để bốc xếp lưu trữ tạm thời HH . Thu nhập nhận được là phần phí cho thuê kho , bến bãi.

1.3 VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TMNĐ VÀ TMQT

1.3.1 Vai trò của TMNĐ và TMQT

TMNĐ và TMQT đều là 2 lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế thương mại dịch vụ của Indonesia, trong đó mỗi lĩnh vực giữ những vai trò nhất định, nổi bật là những vai trò sau :

1.3.1.1 Vai trò của TMNĐ
- Giảm bớt ganh nặng nhập siêu cho chính phủ,gián tiếp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế.
- Là nơi khẳng định vị thế của các doanh nghiệp trong nước với lơi thế vốn có của mình như: chi phí vận chuyển ít tốn kém, hiểu được thị trường tiêu dùng trong nước và văn hóa tiêu dùng của người dân.
- Sự phát triển của thị trường nội địa cũng phản ánh đươc đời sông của người dân thông qua sức mua tiêu dùng.

1.3.1.2 Vai trò của TMQT
- Tác động mạnh mẽ đến quá trình tái SX, chu trình SX được đẩy nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một đất nước đến qui mô và cách tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế.
- Giúp mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước trên thế giới , tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng => tăng sức mua => thúc đẩy quá trình tái SX.
- Thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại.
- Khai thác được những lợi thế của các nước , phát triển các ngành SX và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế, khai thác các nguồn lực một các tối ưu.

1.3.2 Mối quan hệ giữa TMNĐ và TMQT
TMNĐ và TMQT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. TMNĐ là cơ sở, nền tảng cho TMQT. Chỉ khi đã tích lũy được các năng lực này ở thị trường nội địa chúng ta mới hi vọng chuyển dịch nó sang ứng dụng ở các thị trường khu vực và quốc tế.Đây chính là gạch nối quan trọng giữa TMNĐ và TMQT.
Tổng kết lý thuyết về quốc tế hóa cũng như thực tiễn phác họa cho chúng ta thấy con đường xây dựng các thương hiệu quốc tế cho các quốc gia đang phát triển như sau: (1) đầu tiên xuất khẩu gia công tích lũy năng lực công nghệ và sản xuất, (2) tích lũy năng lực tiếp thị tại thị trường trong nước, (3) xuất khẩu có thương hiệu sang các quốc gia trong khu vực có điều kiện thị trường gần gũi về kinh tế, xã hội và văn hóa, (4) mở rộng diện xây dựng thương hiệu sang các quốc gia phát triển.
Mặt khác TMQT chính là nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa . Giúp tăng khả năng cạnh tranh của các hàng hóa trong nước với các hàng hóa nước ngoài, làm phong phú đa dạng sản phẩm ở thị trường nội địa
Ngoài ra, chính phủ Indonesia còn duy trì năng lực cạnh tranh của hàng hóa nước này thông qua việc phát triển hệ thống logistics, cảng biển, hải quan và các cơ sở hạ tầng để đảm bảo giao thương được thuận lợi. Bên cạnh đó, Indonesia cũng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, phái đoàn thương mại.

3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa và ngày càng co nhiều hoạt động trao đổi giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới.Việc đề ra các chính sách thương mại sao cho phù hợp với nền kinh tế đòi hỏi chúng ta vừa phải nghiên cứu tình hình kinh tế trong nước vừa phải học hỏi những kinh nghiệm của các nước trên thế giới.Vậy Việt Nam đã học hỏi được nhưng gì từ chính sách thương mại của Indonesia
- Chính sách tự do canh tranh
VN đã gia nhập vào WTO và chúng ta phải có lộ trình giảm thuế quan, phải mở cửa cho hàng hóa các nước thành viên. Như theo cam kết 1/1/2009 Việt Nam phải mở cửa thị trường nội địa. Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là: khi VN thực hiện mở cửa thị trường nội địa thì liệu các doanh nghiệp bán lẻ VN có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác của nước ngoài: Metro, Big C, …? Một thực tế là các doanh nghiệp bán lẻ của VN chưa sẵn sàng cho quá trình hội nhập,chưa thấy đước sự canh tranh khốc liệt khi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài như sự sụp đổ của hệ thống Saigon tourist và nhường chỗ cho doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Nhưng chúng ta cũng phải thấy rõ thị trường nội địa là lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước: Nắm rõ văn hóa trao đổi buôn bán, ăn uống của người dân VN, có vị trí kinh doanh thuận lợi. Nhưng dần dần với quá trình hội nhập hóa thì văn hóa buôn bán tiêu dùng của người dân không ai dám chắc là không thay đổi.Với cuộc sống ngày cang đước cải thiện, người ta dần quan tâm đến chất lượng cuộc sống thì việc thay đổi hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước là điều không thể tránh khỏi như chúng ta có thể xây dựng các cửa hàng tiện ích, các cửa hàng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có các hình thức cạnh tranh về giá, khuyến mãi, khẩu hiệu “ Người Việt dùng hàng Việt”...
Chính sách tự do cạnh tranh là cơ hội cho các doanh nghiệp thử sức mình, cũng là quá trình tự đào thải của thị trường đối với các doanh nghiệp không nắm bắt được cơ hội, không đủ năng lực. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ tạo môi trường kinh doanh thuân lợi như:
+ Nâng cao hiệu quả điều tiết vĩ mô thị trường và hoạt động thương mại.
+ Hình thành hiệp hội các nhà phân phối liên kết các nhà bán buon bán lẻ, , nhà XNK để thương mại nội địa và mậu dịch đối ngoại bổ trợ lẫn nhau; hoàn thiện thể chế về quản lý đối với thương mại nội địa cũng như XNK đi đôi với việc xác lập cơ chế điều hành, kiểm tra, đảm bảo quản lý nhà nước tập trung có hiệu lực, phù hợp với yêu cầu phát triển thị trường trong nước, XNK và hội nhập thành công, tạo môi trường kinh doanh ổn định, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như lợi ích hợp pháp của mọi DN trong nước, thương nhân nước ngoài trên thị trường Việt Nam. Liên kết với nhau là một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp VN. Nếu chúng ta có thể hợp sức nhau lại thì cạnh tranh sẽ trở thành lợi thế chứ không phải trở ngại cho các doanh nghiệp trong nước.
+ Tiếp tục phát triển các mô hình tổ chức thị trường nội địa văn minh và hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
+ Tổ chức các hội chợ triển lãm để giới thiệu các sản phẩm của VN trong nước cũng như ra thế giới.
+ Trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, khi sức mua tiêu dùng đang giảm , bên cạnh chính sách kích cầu đầu tư thì chiếm lĩnh thị trường nội địa cũng là một chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế. Thị trường nước ta với 87 triệu dân là một thị trường lớn, tổng doanh thu hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong năm 2008 đạt 968.000 tỉ đồng (xấp xỉ 55 tỉ đô la Mỹ).VN được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất.Vậy thì không cớ gì chúng ta lại không tận dụng được lợi thế này, không thể để thua ngay trên sân nhà.
+ Sự hợp lực của doanh nghiệp Việt Nam cũng như những chính sách hỗ trợ kịp thời và tích cực của Chính phủ.
+ Các doanh nghiệp trong nước, cũng như Nhà nước phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của thị trường nội địa, phải biết khai thác tiềm năng vốn có của mình, không nên quá chú trọng vào xuất khẩu vào thị trường nước ngoài.
Có chính sách thương mại hợp lý phù hợp với các yêu cầu mà chúng ta đã cam kết như lộ trình giảm dần thuế quan. Nửa năm 2009 VN thực hiện việc giãn và giảm nhiều loại thuế:
+ Sẽ thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ như:than đá , than cốc, than bùn, than đóng cục, đóng bánh.Hóa chất cơ bản gồm các loại hoá chất ghi trong Danh mục hoá chất; Sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng); Tủ đóng cắt, tủ bảo vệ, tủ điều khiển, tủ đo lường trung thế, cao thế; trạm biến thế, trạm kiốt trung thế, cao thế; cầu dao cách ly trung thế, cao thế; đầu cáp, đầu hộp nối cáp ngầm trung thế, cao thế; cầu chì (12 KV, 24 KV, 36 KV từ 6 A trở lên); Ôtô các loại; Linh kiện ôtô gồm động cơ, hộp số, bộ ly hợp và các bộ phận của các mặt hàng này; Tàu, thuyền; Khuôn đúc bao gồm các loại khuôn dùng làm công cụ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa...
+ Giảm thuế NK xăng và thuế XK than
Ngày 5/2, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 24/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu xăng và một số loại dung môi khác được điều chỉnh giảm 10%, từ mức 35% xuống còn 25. Thông tư nêu rõ, mức thuế mới sẽ bắt đầu được áp dụng đối với các tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan, kể từ ngày 10/2.
Cũng trong ngày 5/2, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than trong biểu thuế xuất khẩu.Theo đó, kể từ ngày 15/2, thuế suất thuế xuất khẩu than sẽ được áp dụng ở mức 10% thay cho mức 20% hiện hành. Đây được coi là một trong những biện pháp hỗ trợ ngành than trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Trước đó, ngày 6/6/2008 Bộ Tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu than từ mức 15% lên 20%.
+Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 27/2009/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện việc giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, đối tượng được giãn nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng; Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
Thời gian được giãn nộp thuế là từ ngày 1/1/2009 đến hết ngày 31/5/2009.
Hoàn thành hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN.Hướng dẫn cho các doanh nghiệp về luật đầu tư nước ngoài- một trong những điểm yếu của các doanh nghiêp.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, kho, bến bãi, logistic thúc đẩy quá trình giao lưu buôn bán với các nước .
Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực và thế giới.

Kết luận
Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hóa, hoạt động thương mại ngày càng được mở rộng giữa các nước trên thế giới. Thương mại diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại hàng hóa dịch vụ khác nhau. Thương mại góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu hợp tác giữa các nước, làm tăng trưởng kinh tế và đây cũng là con đường duy nhất mà các nước phải đi trong thời đại ngày nay. Và việc đề ra các chính sách thương mại phù hợp không phải là điều dễ dàng cho bất cứ quốc gia nào. Chính sách thương mại phải đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, tính pháp lý theo các nguyên tắc đã được cam kết khi các nước tham giá vào nền kinh tế thế giới. Không có một chính sách nào là hoàn hảo mà nó cũng có những ưu, nhược điểm của riêng mình. Vì vậy nó cần có một quá trình, phải có sự linh hoạt thích nghi với môi trường kinh tế.
Chính sách thương mại của Indonesia mặc dù còn nhiều sự bảo hộ đối với nền sản xuất nội địa nhưng vẫn là một biện pháp giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, bảo vệ nền sản xuất trong nước. Tuy vậy đây không phải là một chính sách có thể áp dụng được lâu dài nhất là khi xu hướng tự do hóa thương mại, xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên toàn cầu. Vì vậy chính sách thương mại của Indonesia cần đổi mới và hoàn thiện đề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của từng thời kì, giúp cho nền kinh tế của đất nước này ngày càng phát triển.
Với Việt Nam thì thiết nghĩ quá trình này còn dài, khi mà nước ta mới mở cửa nền kinh tế chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm trên trường quốc tế, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Mặc khác với một nền kinh tế đang phát triển, cán cân thương mại chủ yếu là nhập siêu, thì chính sách thương mại của ta cần có sự mềm dẻo, linh hoạt, và phải nhận thức thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa thương mại nội địa và thương mại quốc tế. Thương mại nội địa là nền tảng, cơ sở, thương mại quốc tế là cái quan trọng, cái mục đích hướng tới. Phải lấy lợi thế vốn có làm nội lực để phát triển, lấy môi trường bên ngoài là nơi khẳng định cái nội lực bên trong. Đồng thời chúng ta cũng cần học hỏi kinh nghiệm những thành công và thất bại của các nước trên thế giới. Có như vậy chính sách thương mại của ta không quá thiên lệch, không những làm tăng trưởng kinh tế mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

quynhbuinhim

New Member
Thank tác giả rất nhiều. Bài viết rất hữu ích và cần thiết cho việc nghiên cứu bài tập của mình
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các phương tiện thanh toán quốc tế và đánh giá thực trạng áp dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Khoa học kỹ thuật 0
D Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị Khoa học kỹ thuật 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
C Pháp luật Quốc tế và Luật Việt Nam quy định Hoạt động nhập khẩu, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ P Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng áp dụng hình thức trả lương trong một số doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
A Kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Luật 0
H thực trạng kênh phân phối dược phẩm tại Việt Nam - Áp dụng cho việc hoàn thiện hệ thống kênh phân ph Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top