Meredydd

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu

Trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề tiêu thụ luôn là vấn để sống còn đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu như sản phẩm của họ tiêu thụ được trên thị trường. Một doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình nhất thiết họ phải có một hệ thống kênh phân phối được xây dựng và quản trị có hiệu quả. Sau khi xem xét tình hình xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối thức ăn gia súc công ty TNHH xuất nhập khẩu Phương Đông, tui nhận thấy rằng để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của công ty, công ty cần hoàn thiện hơn nữa trong khâu xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối của mình. Từ thực tiễn kết hợp với những kiến thức được học tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội tui đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị kênh phân phối thức ăn gia súc tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Phương Đông”để làm báo cáo chuyên đề tốt nghiệp.
Qua đây, tui xin gửi lời Thank tới thầy giáo hướng dẫn PGS-TS Trần Minh Đạo và ban lãnh đạo công ty TNHH xuất nhập khẩu Phương Đông đã giúp đỡ tui trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài viết này.
[Kết cấu của chuyên đề bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Khái quát về tình hình chăn nuôi và thị trường thức ăn gia súc.
Phần 2: Thực trạng và xây dựng và quản trị kênh phân phối.
Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Phương Đông.

Phần I
khái quát về tình hình chăn nuôi và thị trường thức ăn gia súc việt nam

1.1. tình hình sản xuất chăn nuôi việt nam

1.1.1 Xu hướng phát triển chăn nuôi

Trong những năm gân đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã phát triển đáng kể. Kể từ năm 1990 đến nay ngành chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 5,27% năm. Chăn nuôi gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 15 năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng rõ rệt, tư 3,5% năm trong các giai đoạn 1990-1995 lên đến 6,7% năm trong giai đoạn 1996-2000 và trong các năm còn lại đă tăng lên tới 9,1% năm.
Chăn nuôi lấy thịt là hình thức phổ biến nhất ở nước ta. Tổng sản lượng thịt hiện nay đạt 2 triệu tấn các loại, trong đó thịt lợn chiếm tới 76%. Hơn 90% thịt lợn và trên 60% thịt gia cầm sản xuất ở các nông hộ được tiêu thụ trên thị trường nội địa.
Tuy có tốc độ tăng trưởng cao, song cơ cấu tỷ trọng thịt không thay đổi nhiều trong những năm gần đây, dù tỷ trọng thịt lợn có tăng từ 73,5% năm 1990 lên 77% năm 2004, trọng lượng thịt gia cầm tăng lên gần 16% trong tổng sản lương thịt so với 15% vào năm 1995.
Bên cạnh tình hình chăn nuôi lấy thịt, chăn nuôi bồ sữa cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và không chỉ cung cấp sưa tươi cho tiêu thụ mà còn cung cấp cho các nhà máy chế biến sữa. Số lượng bồ sữa tăng từ 11.000 con năm 1990 lên gần 80.000 con năm 2004, trong đó, bò cái sinh sản có khoảng 50.000 con, bò sữa xấp xỉ 40.000.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại một số vấn đề.
ã Thứ nhất, quy mô trang trại quá nhỏ. Xu hướng phát triển các trang trại lợn công nghiệp quy mô lớn là lực lượng xuất khẩu chính. Số lượng các trang trại này tăng mạnh từ năm 1996 đến năy. Năm 2003 cả nước có khoảng 2.000 trang trại chăn nuôi.
Mặc dù vậy, tỉ lệ trang trại chăn nuôi còn nhỏ, chỉ chiếm 2,9% trong tổng số trang trại các loại của cả nước và phần lớn trang trại tập trung ở vùng Đông Nam Bộ. Tỉ lệ nông dân nuôi trên 11 con lợn chiếm chưa đến 2%. Phần lớn nông dân chỉ nuôi dưới 3 con lợn.
ã Thứ hai, năng suất nuôi lấy thịt của Việt Nam còn tương đối thấp và tăng chậm trong vòng 10 trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thịt tính trên đầu con chỉ đạt 7,7%/năm. Đây là tỷ lệ áp dụng giống cải tiến thấp và chăn nuôi tận dụng (sử dụng thức ăn thừa, thức ăn xanh, nguyên liệu thô).
Bên cạnh đó, chất lượng thịt cua Việt Nam còn thấp, biểu hiện ở tỉ lệ mỡ cao, bệnh dịch thường xuyên xảy ra nhất là đại dịch cúm gia cầm gần đây.

1.1.2.Hiệu quả của sản xuất chăn nuôi
Nhìn chung, người chăn nuôi lợn Việt Nam có lợi nhuận thấp. Với hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu phập cao. Trong hai năm 2003-2004, chi phí sản xuất 1kg thịt lợn hơi vào khoảng 9.000-10.000 đồng. với giá trung bình trên 11.000dồng/kg, người chăn nuôi lợn chỉ lãi từ 700-1.000 đồng/kg.
Trong chi phí chăn nuôi lợn, chi phí dành cho thức ăn chiếm từ 65%-70%. Tuy nhiên giá thức ăn của Việt Nam quá cao với giá thế giới. Chưa nói đến chất lượng, chi phí chăn nuôi cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của thịt lợn Việt Nam.
Giống như chăn nuôi lợn, người chăn nuôi gà cũng gặp nhiều trở ngại, đặc biệt trong hai năm trở lại đây khi dịch cúm gia cầm bùng phát. Cúm gà đã gây thiệt hại lớn cho nuôi gia cầm. Ngay cả khi không có dịch và giá cả hợp lý, người chăn nuôi gà cũng chỉ có lãi rất ít. Chi phí sản xuất cho một kg gà hơi khoảng 11.000-12.000 đồng. Với mức giá bán 15.000đồng/kg thịt hơi, người dân sản xuất có lãi trung bình trên 3.000 đồng/kg, tương đương với 6.000-7.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh xảy ra, người nuôi gà có thể bị lỗ nặng. Chính vì vậy, bên cạnh chi phí thức ăn, người chăn nuôi phải quan tâm nhiều hơn vấn đề vệ sinh thú y, chuồng trại.Chi phí thú y và chi phí khác cũng là gánh nặng lớn đối với người dân.

1.2. ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
1.2.1. Thị trường ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và khách hàng
Thị trường chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầu thập kỷ 90 đặc biệt từ năm 1994 đến nay. Do tác động tích cực của chính sách đổi mới, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nên các nhà kinh doanh đã phát triển mạnh vào ngành công nghiệp này.
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Nếu năm 1992, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi mới đạt 65.000 tấn đến năm 2000 đạt 2.7.00.000 tấn và 2004 đạt 3.400.000 tấn đạt mức độ tăng trưởng bình quân 33,9% năm. Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp với tổng nhu cầu về lượng thức ăn tinh cho vật nuôi cũng tăng đáng kể, nếu năm 1992 tỷ lệ này mới chỉ đạt 1.2% thì đến năm 1995 con số đã là 13% và năm 2003 vươn lên trên 30%.
Nhu cầu về thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm tăng bình quân 10-15% mỗi năm và năm 2003 đang ở mức xấp xỉ trên 8 triệu tấn. Trong khi sản lương thức ăn hiện mới chỉ đạt trên 3 triệu tấn/năm do vậy mới đáp ứng được khoảng 32-35% nhu cầu. Như vậy, tiềm năng phát triển ngành thức ăn công nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy, những năm qua ngành thức ăn công nghiệp chế biến thức ăn gia súc phát triển mạnh cả về số lượng và máy cũng như chủng loại thức ăn gia súc, gia cầm.
Cơ cấu, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cũng rất đa dạng về công suất thiết kế, nhỏ nhất là 120 tấn/năm và lớn nhất 540.000 tấn/năm. Gần 2/3 máy có công suất dưới 10.000 tấn/năm nhưng chỉ sản xuấy được 8,1% tổng số lượng thức ăn. có 12 nhà máy (8,7%) có công suất trên 100.000 tăn/năm nhưng sản xuất tới 58,6% tổng số công suất của toàn quốc. Những nhà máy này tuy có số lượng không nhiều nhưng lại chiến ưu thế về vốn đầu tư mở rộng sản xuất, công nghệ tiên tiến và tính chuyên nghiệp trong kinh doanh cao nên đã làm tăng tỷ trọng sản lượng. Chỉ có số ít các nhà máy lớn chiếm tỷ trọng lớn lượng thức ăn gia súc nên không tránh khỏi hiện tượng độc quyền và điều này đã ảnh hưởng tới giá của thức ăn chăn nuôi.



• Thiết lập hệ thống thônh tin dịch bệnh từ cấp xã đến cấp quốc gia bên cạnh việc đầu tư các trang thiết bị chăm sóc sức khoẻ vật nuôi và hỗ trợ thu nhập cho các cán bộ thú y xã.
• Nhà nước nên khuyến khích hơn nữa chuyển đổi cơ cấu mô hình kinh tế trang trại, việc thực hiện thành công mô hình này không chỉ mang lại lợi ích cho bà con nông dân và các doanh nghiệp sản xuât thức ăn công nghiệp mà còn mang lại một nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước.
• Để hạn chế rủi ro của tự do hoá thương mại, cần từng bước thiết lập một cơ chế thích hợp để bảo hộ người dân sản xuất.







Kết Luận

Vấn đề xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối là một hoạt động hết sức quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường. Trong xu thế hội nhập và quốc tế hoá như hiện nay thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết vì khi tham gia vào môi trường kinh doanh và khu vực thì sự cạnh tranh sẽ cực kỳ gay gắt, khi ấy doanh nghiệp nào có hệ thống kênh phân phối mạnh hơn sẽ là người chiến thắng

Công ty TNHH sản xuất TNGS Phương Đông trong những năm hoạt động vừa qua đã nỗ lực vươn lên và đã đạt được một số thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối nói riêng. Tuy nhiên do là một công ty mới, quy mô còn nhỏ nên khó tránh khỏi còn những hạn chế thiếu sót, những khó khăn vướng mắc cần cố gắng tìm tòi hơn nữa để khắc phục, đáp ứng được sự phát triển của thị trường và của nền kinh tế đất nước.
Mục tiêu chủ yếu của báo cáo thực tập này là nhằm phân tích tình hình xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty sản xuất thức ăn gia súc Phương Đông. Từ đó tìm ra những điểm mạnh điểm yếu, những cái làm được và chưa làm được của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn nữa công tác xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối.
Do thời gian có hạn và sự thiếu kinh nghiệm cũng như hiểu biết chắc chắn báo cáo này vẫn còn nhiều khiếm khuyết, người viết mong muốn rằng sẽ nhận được sự đóng góp phê bình của thầy cô, bạn bè và các cán bộ của công ty để bài viết được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành bài viết này tui đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo nhà máy và đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Trần Minh Đạo tui xin chân thành Thank những giúp đỡ quý báu đó.

























Tài Liệu Tham Khảo

1. Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
2. Giáo trình marketing - Đại Học Kinh Tê Quốc Dân
3. Marketing căn bản – Philip kotler
4. Tạp chí Nông nghiệp










Mục Lục

Lời mở đầu 1
Phần I: khái quát về thị trường chăn nuôi và thức ăn gia súc.
3
1.1. tình hình sản xuất chăn nuôi việt nam 3
1.1.1. Xu hướng phát triển chăn nuôi 3
1.1.2. Hiệu quả của sản xuất chăn nuôi 4
1.2. ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi 5
1.2.1. Thị trường ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và khách hàng
5
1.2.2. Đối thủ cạnh tranh 8
Phần II: thức trạng xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối TAGS tại công ty TNHH Xuất nhập khẩu phương đông


10
2.1.khái quát về công ty tnhh xuất nhập khẩu phương đông
10
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 10
2.1.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua
12
2.1.2.1. Tình hình sản xuất 12
2.1.2.2. Tình hình tiêu thụ 13
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình của công ty 14
2.2. những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối
16
2.2.1. Những nhân tố bên trong 16
2.2.2. Những nhân tố bên ngoài 19
2.3. thực trạng về xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty
23
2.3.1. Thiết kế hệ thống kênh phân phối tại công ty 23
2.3.2. Quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty 25
2.3.3. Đánh giá chung hoạt động kênh phân phối tại công ty
29
Phần III: một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tags tại công ty tnhh xuất nhập khẩu phương đông

31
3.1. phương hướng phát triển tại công ty 31
3.1.1. Phương hướng chung 31
3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể về việc xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối
33
3.2. một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty
35
3.2.1. Nhóm các giải pháp về kênh phân phối 35
3.2.2. Nhóm các giải pháp về quản trị kênh phân phối 41
3.3. đề xuất kiến nghị 45
Kết luận 48
Tài liệu tham khảo 51



Biểu đồ 1: Cơ cấu các nhà máy thức ăn theo hình thức sở hữu

Nguồn: Cục khuyến nụng

Hình thức sở hữu phổ biến hiện nay là tư nhân/ công ty TNHH (53,6%), sau đó là sở hữu nhà nước (23,2%) và công ty nước ngoài/liên doanh (16,7%), thấp nhất là hình thức cổ phần (6,5%). Nếu so sánh với kết quả điều tra năm 1999 thì không biến động nhiều đối với hình thức sở hữu nướ ngoài mà có sự giảm tỷ lệ sở hữu tư nhân xuống còn 53,6%, gia tăng ở hình thức sở hữu liên doanh và nước ngoài và nhà nước.
Mặc dù số lượng nhà máy nước ngoài có tỷ trọng không lớn trong tổng số nhà máy nhưng lại chiếm tới 61,9% tổng sản lượng thức ăn công nghiệp (3.063 ngàn tăn/năm). Ngược lại, khối tư nhân có tỷ trọng nhà máy lớn nhất nhưng cũng chỉ chiếm 21,3% tổng sản lượng (1054,5ngàn tấn/năm), số còn lại là do khối nhà nước và cổ phần (16,8% sản lượng tương ứng với 830,5 ngàn tấn/năm). Điều này càng chứng tỏ năng lực, khả năng cạnh tranh yếu của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài với các sản phẩm thức ăn nổi tiếng như CP, Con Cò, AF, Cargill…
Ngành công nghiệp thức ăn chan nuôi bị chi phối mạnh bởi một số công ty liên doanh và nước ngoài. Các công ty trong nước có năng lực cạnh tranh yếu hơn nhiều so với các công ty liên doanh và nước ngoài khác. Hiện nay,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top