Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học VN nói chung, văn xuôi VN nói riêng từ thời kì đổi mới đến nay thực sự
có nhiều khởi sắc. Trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn
xuôi giai đoạn này phải kể đến những đóng góp của các cây bút nữ. Sự xuất hiện đông
đảo, rầm rộ của họ đã đem đến cho văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng “Một
sinh khí mới rất cần thiết để phản ánh bề rộng, bề sâu của cuộc sống con ngƣời hôm
nay”. Bên cạnh những tên tuổi một thời nhƣ Vũ Thị Thƣờng, Nguyễn Thị Ngọc Tú … là
những tác giả trẻ trung, sôi nổi, bắt mạch thời sự nhanh hơn nhƣ: Dạ Ngân, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Y Ban, Lý Lan, Phong Điệp, Kiều Bích Hậu, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Quỳnh
Trang, Đỗ Hoàng Diệu … Có thể nói, văn học Việt Nam đƣơng đại đang chứng kiến sự
bùng nổ về số lƣợng các nhà văn, nhà thơ nữ. Khó mà thống kê đƣợc con số chính xác,
nhƣng lƣợng tác phẩm của họ nhiều không kém gì các đồng nghiệp nam. Có ngƣời đặt
câu hỏi : Tại sao thời điểm hiện nay lại xuất hiện nhiều cây bút nữ nhƣ vậy? Câu hỏi này
đã có nhiều ngƣời tìm cách lí giải, nhƣng khó mà tìm ra câu trả lời thấu đáo. Đó cũng là
một trong những lí do khiến chúng tui chọn nghiên cứu sáng tác của các nhà văn nữ.
Bằng nỗ lực của bản thân, các cây bút nữ hôm nay vừa biết kế thừa các thế hệ đi trƣớc,
vừa học hỏi lẫn nhau để tự tìm cho mình những lối viết độc đáo. Có ý kiến cho rằng:
“Văn xuôi hôm nay mang gƣơng mặt nữ”, “Truyện ngắn hôm nay đang khởi sắc bởi sự
đóng góp không nhỏ của các cây bút nữ” [37]. Điều đó đã góp phần khẳng định sáng tác
nữ - truyện ngắn nữ đang ngày càng hiện diện nhƣ một bộ phận của văn học Việt Nam.
Đề tài vì vậy mà mang tính lịch sử nhất định.
Nhân vật là yếu tố gắn với linh hồn của tác phẩm văn học là hình thức cơ bản để
qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tƣợng. “Nhân vật là nơi tập trung mọi giá
trị tƣ tƣởng nghệ thuật”, “là công cụ để khái quát hiện thực và phƣơng tiện để tác giả hiện
thực hóa quan niệm nghệ thuật về con ngƣời dƣới hình thức biểu hiện tƣơng ứng” [7,
126]. Vì vậy, chúng tui lựa chọn đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ đƣơng đại
Việt Nam ( qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn thị Thu Huệ và Nguyễn ngọc
Tƣ…)”. Đây là hƣớng đi tất yếu nếu muốn nghiên cứu sâu sắc thế giới nghệ thuật, giá trị
ý nghĩa tác phẩm của các nhà văn nữ đƣơng đại. Đồng thời qua đề tài này chúng tui mong
muốn tìm thấy đƣợc dấu ấn riêng và những đóng góp của phái đẹp vào quá trình vận
động của thể loại truyện ngắn trong Văn học đầu thiên niên kỉ mới. Bên cạnh đó, thực
hiện đề tài giúp chúng tui có đƣợc cái nhìn tổng quát về vấn đề nhân vật nữ trong truyện
ngắn nói riêng, đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại nói chung, nâng cao kiến
thức cũng nhƣ rèn bản thân kĩ năng nghiên cứu một vấn đề lí luận văn học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn đương đại
Trƣớc sự chín muồi của đội ngũ các cây bút đã có tên tuổi và sự nở rộ của các lớp
nhà văn mới, từ 1986 đến nay đƣợc coi là giai đoạn hoàng kim của lịch sử truyện ngắn
Việt Nam. “Nhƣ là một biểu tƣợng của quá trình ấy, truyện ngắn là một thể tài phát triển
năng động, có nhiều thành tựu. Gắn liền với hiện tƣợng này, ý thức mang tính lí luận về
truyện ngắn ngày càng phong phú, cả về số lƣợng ý kiến bàn luận lẫn phạm vi vấn đề
đƣợc nêu lên hay mong muốn đi sâu tìm hiều.” [21].
Truyện ngắn trở thành đối tƣợng đƣợc quan tâm hàng đầu của các nhà văn và giới
phê bình; là đối tƣợng tìm hiểu của một số chuyên luận, chuyên khảo nhƣ: Sổ tay người
viết truyện ngắn của Vƣơng Trí Nhàn sƣu tầm (biên soạn, xuất bản nhiều lần); Nghệ
thuật viết truyện ngắn và kí của Tạ Duy Anh, NXB Thanh niên, 2000; Những vấn đề thi
pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà, NXB Giáo dục, 2000; các nghiên cứu và sƣu tầm
của Bùi Việt Thắng in trong 2 tập Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, 2000; và Truyện
ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002… Cũng có sách mở rộng tìm hiểu từ nguồn gốc văn học nƣớc ngoài, chẳng hạn:
Truyện ngắn – ký luận tác giả và tác phẩm (tập I, II), Lê Huy Bắc biên soạn, NXB Giáo
dục, 2004. Có công trình mang tính tổng quan nhƣ: Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc
văn bản tự sự của Lê Thị Tuyết Hạnh, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2002; Văn học
Việt Nam thời đại mới của Nguyễn Văn Long, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2003. Có
nghiên cứu trên đối tƣợng cụ thể chẳng hạn nhƣ: Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
đương đại qua hai tác phẩm Vũ điệu thần gầy và truyện ngắn 8X, công trình dự thi giải
thƣởng sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc 2009 … Không ít bài viết ghi nhận
thành tựu của truyện ngắn đƣơng đại, có thể kể tới các bài viết nhƣ: Sức sống của một thể
loại của Lý Hoài Thu, Đọc bình luận truyện ngắn, truyện ngắn hôm nay của Bùi Việt
Thắng in trên báo Văn nghệ số 24, 2000; Một thoáng văn học 5 năm đầu thế kỉ của Trần
Thanh Đạm, in trên báo Văn nghệ số 45, ngày 6/11/2004; Trò chơi trốn tìm của Nguyễn
Vĩnh Nguyên của Trần Hoài Nam, in trên báo Văn nghệ, 2000; Sau một năm nhìn lại
truyện ngăn hay, in trên Tạp chí Nhà văn số 1, 2009; Đội ngũ nhà văn Việt Nam viết
truyện ngắn đương đại của Lê Dục Tú, in trên báo Văn nghệ quân đội, 2012… Các bài
viết đều đống ý là: “Trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dƣới sức ép của
các phƣơng tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy đƣợc ƣu thế của mình một cách hiệu
quả”. Tác giả Sƣơng Nguyệt Minh cho rằng “Truyện ngắn luôn luôn tồn tại và có triển
vọng (có triển vọng đồng nghĩa là có tƣơng lai). Thời hiện đại – thời của tốc độ, thời của
chắt chiu từng giây từng phút thời gian và luôn luôn bị cuốn vào cơn lốc của văn minh
công nghiệp thì rõ ràng truyện ngắn có ƣu thế hơn so với một số loại hình văn học khác
(ví dụ nhƣ tiểu thuyết), nếu mức độ hay dở ngang nhau. Truyện ngắn hay mời gọi, lôi
cuốn ngƣời mới viết, đồng thời quyến rũ ngƣời cầm bút đã thành danh vẫn dẫn dụ, mê
hay ngƣời đọc.”.
Một số bài viết khác lại xoay quanh vấn đề đặc trƣng cơ bản của truyện ngắn:
Nguyễn Anh Vũ, Lê Dục Tú trong bài viết Truyện ngắn trong đời sống văn học đương
đại nhận xét: “Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lƣợng không lớn, với chức
năng chỉ để một lát cắt của hiện thực, một khoảng khắc trong cuộc sống thƣờng nhật nên
truyện ngắn đã quy tụ đƣợc một đội ngũ tác giả khá đông đảo cả chuyên nghiệp lẫn
không chuyên”; “trong cuộc sống gấp gáp hiện nay, đọc thƣởng thức truyện ngắn dƣờng
nhƣ phù hợp hơn cả, bởi lẽ nó không bắt ngƣời đọc mất quá nhiều thời gian nên chính vì
cậy thể loại văn học này đã thu hút một lƣợng lớn độc giả cho mình. Nguyễn Hữu Quý
trong một bài viết trên Tạp chí Quân đội Việt Nam số 637, 2007 cho rằng truyện ngắn “là
một thể loại văn học huyền hoặc, kì thú, vô cùng hấp dẫn. Truyện ngắn mời gọi, lôi cuốn,
quyến rũ ngƣời viết và khuất phục bạn đọc. Là ngƣời viết văn, dù là viết tiểu thuyết, cũng
ít nhất một vài lần thử sức với truyện ngắn, khám phá, chinh phục truyện ngắn”.
2.2. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ đương đại
Tiếp bƣớc thành công của những năm 90 thế kỉ trƣớc, sang thế kỉ XXI, các nhà
văn nữ càng thể hiện rõ ƣu thế văn chƣơng của mình, đặc biệt là về truyện ngắn. Đông
đảo cây bút nữ tham gia các cuộc thi truyện ngắn và đã không ít ngƣời giành đƣợc giải
cao. Sự xuất hiện ồ ạt của các cây bút nữ, số lƣợng tác phẩm đáng nể của họ (Lê Minh
Khuê hiện có 7 tập truyện ngắn in riêng, Nguyễn Thị Thu Huệ có 6 tập, Võ Thị Hảo 9
tập, Y Ban 11 tập …), nhất là chất lƣợng những sáng tác mà họ tạo ra cho thấy đây là thời
kì văn chƣơng phái nữ chiếm ƣu thế. Trần Thế Hùng nhận xét: “Các nhà văn nữ đã vào
cuộc thi là làm một cuộc chơi hoàn toàn ngang ngửa, hoàn toàn sát ván với các đấng mày
râu … Xét về toàn diện các cuôc thi truyện ngắn đã qua, các tác giả nữ vẫn trội hơn nam.
Bùi Bích Thu trong bài viết Văn Xuôi phái đẹp, in trong Tạp chí sông Hƣơng số 145,
2001, cho rằng “Sự xuất hiện rầm rộ của các cây bút nữ đã làm thay đổi bộ mặt và dáng
vẻ của văn xuôi hôm nay”. Lý giải sự bùng nổ mạnh mẽ này, nhà phê bình Vƣơng Trí
Nhàn cho rằng phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới bởi họ có sự nhạy cảm
riêng: “Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh, dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái cực đoan
sẵn có – tốt, dịu dàng, rộng lƣợng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

hoangnhatruc

New Member
đường link mình tải không được bạn ơi? có cách nào khác để tải luận văn này về không
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top