maquai

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 5
1.1. KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.2. CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TIỀN LƯƠNG 7
1.3. PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG – MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 13
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG 13
2.1.1. Giới tính 13
2.1.2. Nhóm tuổi 16
2.1.3. Giáo dục 18
2.1.3.1. Trình độ học vấn 18
2.1.3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 20
2.2. VÙNG KINH TẾ 23
2.3. NGÀNH KINH TẾ 25
2.4. SỐ NĂM ĐI HỌC VÀ SỐ NĂM KINH NGHIỆM 27
2.4.1. Số năm đi học bình quân 27
2.4.2. Số năm kinh nghiệm bình quân 28
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HÓA MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 29
3.1. SỐ LIỆU DÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ƯỚC LƯỢNG 29
3.1.1 Số liệu sử dụng trong mô hình 29
3.1.2. Phương pháp ước lượng 30
3.2. MÔ HÌNH TỪ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG 30
3.3. MÔ HÌNH TIỀN LƯƠNG ĐƯỢC XÁC ĐỊNH THÔNG QUA HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP 40
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 48
LỜI MỞ ĐẦU

 Đặt vấn đề
Có rất nhiều quan niệm về tiền lương như quan niệm theo từ điển giải nghĩa Kinh tế - kinh doanh (Anh – Việt), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1996, như quan niệm theo Einkommen, như quan niệm theo David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch. Từ các quan niệm này, có thể khái quát bản chất của tiền lương trong kinh tế thị trường sau: Tiền lương là giá cả lao động, hay biểu hiện bằng tiền của giá trị lao động mà người chủ sử dụng lao động trả cho người lao động làm thuê.
Đối với nước ta, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây, do không thừa nhận sức lao động là hàng hóa, không thừa nhận có thị trường lao động, và do vậy tiền lương không được coi là giá cả của hàng hóa sức lao động. Lúc này tiền lương được coi là một phần của thu nhập quốc dân được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động tương ứng với sự đóng góp của họ. Bản chất tiền lương trong nền kinh tế này khác căn bản với tiền lương trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù tiền lương cũng có chức năng là thước đo giá trị, đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất phát triển, nhưng không triệt để và đúng nghĩa của nó. Chủ nghĩa phân phối bình quân, cào bằng, chia nhau cái cùng kiệt có thể làm cho tiền lương thực hiện được chức năng xã hội rất tốt là tạo được sự bình đẳng xã hội, nhưng lại triệt tiêu động lực kích thích người lao động.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính sách tiền lương khu vực có quan hệ lao động được cải cách, đổi mới theo định hướng thị trường. Khi đó, tiền lương từng bước thực hiện đúng các chức năng của nó trong điều kiện kinh tế thị trường, có sự hoạt động của thị trường lao động.
Nhưng việc trả lương cho người lao động phải dựa trên những căn cứ xác định như vào mức độ đóng góp lao động cụ thể của từng người, như vào cung cầu lao động, …
Chính vì lẽ đó nên em chọn đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006” cho Chuyên đề tốt nghiệp của mình.
 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá thực trạng tiền lương của người lao động và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của họ trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.
 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu, Đề tài gồm ba chương chính:
Chương Một làm rõ về cơ sở lý thyết của đề tài. Đặc biệt chương này sẽ đưa ra mô hình cho cơ sở lý thuyết. Đây là những khung khổ lý thuyết chính được dùng để phân tích trong phần phân tích định lượng của báo cáo
Chương Hai của đề tài tập trung phân tích thực trạng tiền lương của người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006. Bằng phương pháp mô tả thống kê, sử dụng số liệu điều tra Mức sống hộ gia đình và số liệu điều tra Doanh nghiệp, chương này mô tả một số đặc điểm cơ bản về tiền lương của người lao động theo một số chỉ tiêu nhất định.
Chương Ba của đề tài là chương chính trong nghiên cứu này. Bằng phương pháp định lượng, cụ thể là sử dụng phương pháp mô tả toán học, đề tài sẽ tập trung vào tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.
Trên cơ sở của những phân tích của các Chương Một, Hai và Ba, Kết luận của đề tài sẽ tóm lược lại những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định lượng kết hợp với tổng quan tài liệu.
Sử dụng các phầm mềm hỗ trợ trong tính toán như: SPSS, Stata, Eviews.





















CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG

1.1. KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Tiền lương là một phạm trù kinh tế xuất hiện từ khi có quan hệ sử dụng sức lao động của một bộ phận dân cư trong xã hội bởi một bộ phận dân cư khác. Trong thực tế, khái niệm tiền lương còn có nhiều tên gọi khác nhau như tiền công, thù lao lao động, thu nhập lao động, … Những tên gọi này được sử dụng đối với những nhóm lao động khác nhau hay cho những loại công việc khác nhau.
Kinh tế học cho rằng quá trình sản xuất là sự kết hợp các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, …) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Vốn và lao động là hai yếu tố đâu vào cơ bản. Vốn thuộc quyền sở hữu của một bộ phận dân cư trong xã hội, còn bộ phận dân cư khác, do không có vốn, chỉ có sức lao động phải đi làm thuê cho những người có vốn và đổi lại, họ nhận được một khoản tiền gọi là tiền lương.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, khái niệm tiền lương đã dần được mở rộng và bao hàm đầy đủ ý nghĩa kinh tế và xã hội. Đầu tiên là lý thuyết tiền lương đủ sống (sau này trở thành lý thuyết về tiền lương tối thiểu) xuất hiện từ cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, cho rằng mức tiền lương của lao động phổ thông (không có tay nghề) sẽ được xác định ở mức bằng hay cao hơn rất ít so với mức chi phí tối thiểu cần thiết cho người lao động và gia đình họ. Tiếp theo là lý thuyết “tổng quỹ tiền lương”, cho rằng tiền lương là một bộ phận của vốn ứng trước và được hình thành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

firedragon1503

New Member
Re: [Free] Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006

Cho minh xin tài liệu này với
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D Ảnh hưởng của một số yếu tố chính đến ứng xử cắt của dầm bê tông căng sau dùng cáp không bám dính gia cường tấm CFRP/GFRP Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ Y dược 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2020 Y dược 1
D Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ tại bệnh viện trung ương thái nguyên Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top