winnie30101992

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn.
Nền kinh tế nƣớc ta đã và đang có sự đổi mới từ cơ chế quản lý tập
trung quan liêu bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Bộ máy và cơ chế quản lý kinh tế đang đƣợc từng bƣớc cải cách nhằm
xóa bỏ những tồn tại, hạn chế của mô hình cũ, phù hợp với yêu cầu thực tế
của đất nƣớc cũng nhƣ tiến tới các thông lệ của các nƣớc trên thế giới đã và
đang đƣợc áp dụng. Với tiến trình này, Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế và khu vực, đồng thời tăng cƣờng mở rộng các quan hệ kinh tế
song phƣơng, đa phƣơng. Quá trình hội nhập vừa tạo cơ hội, vừa là thách
thức tác động đến cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung và tài chính -
ngân sách nói riêng. Nội dung này cũng phù hợp với quy định tổ chức thực
hiện của các chế độ kế toán trong lĩnh vực KTNN đƣợc định hƣớng cải cách
phù hợp theo các mô hình, thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Chính vì vậy, các cơ quan nhà nƣớc, các cấp có thẩm quyền, ngoài các
thông tin về NSNN còn cần có các thông tin về tài chính nhà nƣớc, tình hình
tài sản, nguồn lực của đất nƣớc, tính hiệu quả của chi tiêu công…. Xuất phát từ
thực tế khách quan nêu trên, Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009
của Thủ tƣớng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho KBNN là tiến hành xây dựng mô
hình và tổ chức thực hiện chức năng Tổng KTNN. Nội dung này cũng đã đƣợc
nêu trong Chiến lƣợc phát triển hệ thống KBNN, theo đó đến năm 2020, KBNN
sẽ chính thức vận hành chức năng Tổng KTNN.
KBNN thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính
khác, tổ chức hệ thống thông tin theo ngành dọc từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng (KBNN Trung ƣơng, KBNN tỉnh, KBNN huyện), thực hiện nhiệm
vụ quan trọng trong việc thu thập, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình
thu, chi quỹ NSNN, tình hình vay nợ và trả nợ vay của Chính phủ (trong
nƣớc và ngoài nƣớc) và các quỹ tài chính nhà nƣớc.Nhiệm vụ của KTNN
đƣợc quy định tại Thông tƣ 08/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính
hƣớng dẫn thực hiện KTNN áp dụng cho hệ thống TABMIS.
Theo Luật NSNN sửa đổi năm 2002 đã hoàn thiện hợp nhất kế toán
NSNN và nghiệp vụ KBNN, đảm bảo một bƣớc thống nhất số liệu, cung cấp
đầy đủ, kịp thời các thông tin theo yêu cầu quản lý, điều hành ngân sách.
Công tác kế toán tại KBNN đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
quản lý an toàn tiền và tài sản của Nhà nƣớc, kịp thời cung cấp các thông tin
về tài chính, ngân sách cho các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý từ trung
ƣơng đến địa phƣơng phục vụ cho việc quản lý, điều hành hiệu quả ngân
sách các cấp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán tại
KBNN đã góp phần vào công cuộc cải cách hành chính trong lĩnh vực tài
chính theo hƣớng tập trung đầu mối, đơn giản quy trình, thủ tục, xác định rõ
trách nhiệm và tăng cƣờng tính chủ động cho các đơn vị.
Tuy nhiên, ngân quỹ nhà nƣớc do KBNN quản lý và kế toán hiện nay
chƣa phải là toàn bộ ngân quỹ nhà nƣớc, chƣa bao gồm toàn bộ tài sản quốc
gia. Việc thu thập cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành tài chính nhà
nƣớc hiện nay trong tình trạng chia cắt cục bộ theo chức năng quản lý, chƣa
có sự gắn kết thống nhất giữa các cơ quan để thống nhất số liệu quản lý. Nhà
nƣớc thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi, các hoạt động kinh tế phải đƣợc
công khai hóa trong phạm vi cho phép để mọi ngƣời dân đƣợc biết, đƣợc bàn
và cùng thực hiện trong hoạt động về thu, chi ngân sách nhà nƣớc, sử dụng
tài sản công quỹ nhà nƣớc kể cả các khoản đóng góp của dân.
Với yêu cầu về quản lý và cung cấp thông tin về NSNN hiện nay, công tác
kế toán tại KBNN chỉ đáp ứng các thông tin đƣợc quản lý kế toán qua KBNN,
chƣa phản ánh đƣợc toàn diện bức tranh số liệu về KTNN: Số liệu thu NSNN
giữa KBNN, CQTC, cơ quan thu chƣa có sự thống nhất, gây khó khăn cho việc

tổng hợp và phân tích số liệu phục vụ công tác quản lý và điều hành NSNN.
Chƣa hình thành hệ thống KTNN thống nhất; phạm vi, đối tƣợng kế toán trong
KTNN chƣa đầy đủ; các phƣơng pháp và nguyên tắc kế toán chƣa tuân thủ hoàn
toàn theo thông lệ quốc tế, vì vậy luôn có sự thay đổi, không ổn định giữa các
thời kỳ; chƣa có sự nhất quán, khớp nối giữa kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN
với kế toán nghiệp vụ thu NSNN, các quỹ tài chính, các đơn vị sử dụng ngân
sách. Chƣa có một hệ thống thông tin kế toán tập trung, tích hợp đảm bảo khả
năng thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin tài chính và kế toán quản trị
một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và có hiệu quả.
Nhƣ trên đã nêu, Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009
của Thủ tƣớng Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của KBNN là xây dựng mô
hình và tổ chức thực hiện chức năng Tổng KTNN, theo đó đến năm 2020,
KBNN sẽ vận hành chức năng Tổng KTNN. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ
quan trọng này, điều kiện đầu tiên phải nói đến bên cạnh vấn đề thể chế
chính sách là tổ chức bộ máy. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nội dung về
tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với chức năng nhiệm vụ của kế toán nghiệp
vụ KBNN trong điều kiện triển khai mô hình Tổng KTNN đặt tại KBNN là
cần thiết và quan trọng. Xuất phát từ những nội dung đã trình bày ở trên, tôi
lựa chọn Đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Kho bạc Nhà
nƣớc đến năm 2020” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu
Luận văn tập trung nghiên cứu yêu cầu và giải pháp hoàn thiện mô
hình tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện chức năng Tổng KTNN tại KBNN.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về Tổng
KTNN, tập trung vào yêu cầu mô hình tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện
Tổng KTNN tại KBNN.

- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy kế toán của hệ thống
KBNN.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới, rút ra những
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán của hệ
thống KBNN, phù hợp với lộ trình triển khai Tổng KTNN ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tƣợng: Là tổ chức bộ máy kế toán nghiệp vụ KBNN trong điều
kiện triển khai Tổng KTNN.
- Phạm vi: Với mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, luận văn sẽ tập trung
nghiên cứu trong phạm vi sau:
- Không gian: Tập trung nghiên cứu tổ chức bộ máy kế toán trong hệ
thống KBNN từ TW đến địa phƣơng.
- Thời gian: Chủ yếu nghiên cứu tổ chức bộ máy kế toán trong giai
đoạn hiện tại và các yêu cầu của tổ chức bộ máy kế toán nghiệp vụ khi thực
hiện Tổng KTNN trong thời gian từ nay đến năm 2020.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tƣớng
Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của KBNN là xây dựng mô hình và tổ chức
thực hiện chức năng Tổng KTNN, theo đó đến năm 2020, KBNN sẽ vận
hành chức năng Tổng KTNN. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô
hình và tổ chức thực hiện chức năng Tổng KTNN đặt tại KBNN là hết sức
cần thiết và cấp bách, tác giả tìm phân tích thực trạng tổ chức bộ máy kế toán
nghiệp vụ của hệ thống kho bạc nhà nƣớc, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế
nhằm xây dựng mô hình và kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện cơ cấu
tổ chức của bộ máy kế toán Kho bạc Nhà nƣớc tiến tới thực hiện chức năng
Tổng KTNN vào năm 2020.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0
V Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
G Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
V Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top