motvongtraibong

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

đỀ CƯƠNG KHÁI QUÁT
PHẦN MỞ đẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề về khái niệm
1.1.1. Thành ngữ, tục ngữ theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học
1.1.2. Thành ngữ, tục ngữ theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
1.2. Một số nét tương đồng và dị biệt giữa thành ngữ và tục ngữ
1.2.1.1. Nguồn gốc
1.2.1.2. Tính biểu trưng
1.2.1.3. Cấu trúc hình thức
1.2.2. Một số nét dị biệt
1.2.2.1. Kết cấu ngữ pháp
1.2.2.2. Chức năng
1.2.2.3. Về nội dung ý nghĩa
1.3. Hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ và tục ngữ
1.3.1. Tính hàm súc
1.3.2. Tính hình tượng
1.3.3. Tính dân tộc
1.3.4. Tính thuyết phục
1.3.5. Tính đại chúng
CHƯƠNG II: THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.1. VÀI NÉT VỀ CUỘC đỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.1.1. Cuộc đời
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
2.1.2.1. Số lượng tác phẩm
2.1.2.2. Nội dung tác phẩm
2.2. NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.3. THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.3.1. Cách vận dụng
2.3.1.1. Kết quả thống kê
2.3.1.2. Sử dụng nguyên dạng
2.3.1.3. Sử dụng cải biến, sáng tạo
2.3.2. Hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
2.3.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật
2.3.2.3. Miêu tả nội tâm nhân vật
2.3.3.4. Miêu tả hành động nhân vật
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN MỞ đẦU




1.Lý do chọn đề tài:

Ngay từ khi còn nằm trong nôi, mỗi chúng ta đã được tiếp xúc với thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam qua lời ru mượt mà, êm ái của bà, của mẹ. Riêng đối với thành ngữ, tục ngữ, ngoài việc sử dụng hết sức gần gũi, quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân thì nó còn xuất hiện rất phổ biến trong các sáng tác văn chương. Khi tiếp cận với tác phẩm văn chương thì một trong những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong chúng ta chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ mà đặc biệt là khả năng sử dụng thành ngữ, tục ngữ của tác giả trong tác phẩm. Thực tế cho thấy, những nhà văn nhà thơ lớn từ xưa đến nay đều sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ rất thành công trong sáng tác của mình như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… . điều này chứng tỏ rằng thành ngữ, tục ngữ là vốn ngôn ngữ vô cùng vô tận và rất quí
báu của dân tộc. đó là một mảnh đất màu mỡ, không chỉ có bàn tay khai phá của các
Trungtátcâgmiả vHănọchọlciệtruướĐc đHó mCàầtrnonTg hcảơgi@ai đTọaànihliiệệnunahyọthcì tthậànph vnàgữn, tgụchniêgữnccũnứgulà một mảnh đất để cho tác giả văn học đương đại khai phá và sử dụng rất có hiệu quả.

Với lòng yêu thích say mê mong muốn được tìm hiểu khám phá ngôn ngữ quý báu của dân tộc đồng thời muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của nhà văn đương đại Nguyễn Huy Thiệp, tui đã quyết định chọn đề tài: “Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”. tui hy vọng rằng trong quá trình tìm hiểu mghiên cứu sẽ giúp cho tui khám phá ra những nét độc đáo trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ của tác giả Nguyễn Huy Thiệp. đồng thời, cũng cung cấp cho hành trang vào đời của tui một lượng kiến thức đáng kể về thành ngữ, tục ngữ, phục vụ đắc lực cho chuyên môn nghề nghiệp sau này của tui là một cô giáo dạy Văn.

2.Lịch sử vấn đề:

Vấn đề nghiên cứu sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương đã

được các nhà nghên cứu quan tâm từ rất lâu trong các bài báo, bài diễn văn,… và gần

đây là trong các bài viết nhỏ, bài chuyên luận, bài báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp trong trường đại học. Tất cả những bài viết này đều làm nổi bật hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương nói chung.

Trên tạp chí “ Ngôn Ngữ” số 1/1980, Thái Hòa có bài viết “ Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong những bài viết và bài nói của chủ tịch Hồ Chí Minh”. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến khả năng sử dụng tục ngữ hết sức linh hoạt của Bác trên hai lĩnh vực nói và viết. Theo tác giả, tùy theo đối tượng, đề tài, và thể loại mà Bác có cách sử dụng tục ngữ phù hợp. Có khi Bác dùng tục ngữ làm một chủ điểm, một ý chính để nêu lên vấn đề, có khi Bác dùng tục ngữ để chuyển ý chuyển đọan hay kết thúc một đọan bài văn. Sau đó, tác giả đã đưa ra nhận xét “ Tóm lại, Bác dùng tục ngữ làm một tư duy sắc bén, lợi hơn trong lập luận, trình bày cũng như xây dựng văn bản” [ 17;12]. Có thể nói, đây là một bài viết khá sâu sắc và tỉ mỉ đã phân tích được giá trị sử dụng tục ngữ trong những bài văn, bài viết của Bác nhằm mục đích cổ động quần chúng tin và làm theo cách mạng.
Trung tâm BHàiọvciếltiệ“ uPhĐanHBộCi ầCnhâuTvhậơn d@ụngTthààinlhiệnugữh, tọụcc ntgậữp tvroàngnsgáhngiêtánc cthứơ uca của Nguyễn đức Can đăng trên “ Ngữ học trẻ 2001” đã phân tích rất tỉ mỉ về hiệu quả

sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác thơ ca của Phan Bội Châu. Sau khi khảo sát

14 bài thơ của Phan Bội Châu, tác giả đã nhận thấy có hai cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào sáng tác thơ của “cụ Phan” là: dùng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ và lấy ý của thành ngữ, tục ngữ để sáng tạo nên những câu thơ mềm mại với một ý thơ có nội hàm cao hơn. Ngoài ra tác giả còn phát hiện thấy rằng, Phan Bội Châu đã sáng tạo ra những câu nói mang tính thành ngữ, tục ngữ mà “Ngay lúc xuất hiện và cả ngày nay nhân gian vẫn sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày (…) như: thất bại là mẹ thành công; Nhất gian nan khốn khó là trường học anh hùng; Cần kiệm là nguồn bể nhân ái;…” [2;348]. Và sau đó tác giả đã đưa ra kết luận: “đây là một bằng chứng chứng minh cho sức sống, sức mạnh mẽ của kho tàng ngôn ngữ dân tộc (ở đây là kho tàng thành ngữ, tục ngữ ). Vì thế nó được trân trọng và phát huy” [2;348].

đặng Thanh Hòa cũng có bài viết về “ Thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm Hồ

Xuân Hương” đăng trên tạp chí “ Ngôn ngữ & đời sống” số 4/2001. Giống như

Nguyễn đức Can, sau khi khảo sát 39 bài thơ trong tập “ Thơ Hồ Xuân Hương” tác giả đã nhận thấy rằng: Hồ Xuân Hương khi đưa thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác thơ thường chủ yếu thông qua hai cách chính đó là vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ và chỉ lấy ý thành ngữ tục ngữ vào trong sáng tác thơ của mình. Bài viết đã làm nổi bật lên biệt tài sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

Vấn đề nghiên cứu việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm văn chương cũng được khai thác trong bài luận văn tốt nghiệp trong trường đại học. Như các đề tài “Thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm Nguyễn Khải” [2006]; “Tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc” [2006]; “Tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu”;.... Hầu hết trong những luận văn này, các tác giả đã khái quát được thành ngữ, tục ngữ là gì và đưa ra một số quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học cũng như của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Thông qua đó các tác giả đã tìm ra được sự tương đồng và sự di biệt giữa thành
ngữ và tục ngữ. Và vấn đề quan trọng hơn nữa là các tác giả đã làm nổi bật lên được Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm văn chương của Nguyễn

Khải, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Minh Châu,...

Không chỉ được vận dụng trong sáng tác văn chương, thành ngữ, tục ngữ còn được sử dụng khá phổ biến trên báo chí. Bàn về vấn đề này, tác giả Bùi Thanh Lương đã có bài viết “ Cách sử dụng thành ngữ mới trong một số ấn phẩm báo chí” đăng trên tạp chí “ Ngôn ngữ và đời sống” số 9/2006. Sau khi khảo sát bốn loại báo: đại đòan kết; Thể thao – Văn hóa, Sài Gòn giải phóng; Hà Nội mới, tác giả đã nhận ra được ba cách để tạo thành ngữ mới trên báo chí: Cải biến các thành ngữ quen thuộc nhưng nghĩa không thay đổi bằng cách thế từ đồng nghĩa hay chen từ; cải biến bằng cách sử dụng các mô hình đã có và xây dựng thành ngữ mới. Từ đó tác giả đã đưa ra kết luận “… Sáng tạo trong cách sử dụng thành ngữ mới góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú, giàu đẹp” [25;11]. đây là một bài viết có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ báo chí.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

MinhThu1990

New Member
Re: [Free] Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

bổ ích
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top