ntthuy151

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM 1, 2, 3
2. Số tín chỉ: 6 (3 học phần, mỗi học phần 2 tín chỉ)
3. Trình độ: cho sinh viên năm thứ 2, 3
4. Phân bổ thời gian: Mỗi học phần có 25 tiết lên lớp, 5 tiết (thực hành, thảo luận, kiểm tra).
5. Điều kiện tiên quyết:
Các học phần sinh viên phải học trước học phần này: Cơ sở địa lý kinh tế, ĐL tự nhiên VN. Các học phần tiên quyết phải tích lũy trước khi học học phần này (phải đạt 5,5 điểm mới được học học phần này):
6. Mục tiêu của học phần:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cập nhật có hệ thống về: Các nguồn lực phát triển kinh tế đất nước; Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Việt Nam và vùng kinh tế ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể vận dụng tốt trong việc nghiên cứu và giảng dạy địa lý kinh tế.
7. Mô tả vắn tắt nội dung: Chương trình bao gồm 6 chương, chia làm 3 học phần.
- Học phần 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Địa lý dân cư.
- Học phần 2: Tổ chức lãnh thổ nông-lâm-ngư; công nghiệp; các ngành dịch vụ.
- Học phần 3: Tổ chức lãnh thổ các vùng kinh tế; Phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo - quần đảo.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
Dự lớp đầy đủ các buổi học, không được vắng mặt quá 20% tổng số tiết cho mỗi học phần. Nghiên cứu và thảo luận tại lớp các câu hỏi hay bài tập. tham gia bài kiểm tra học phần vào giữa học kỳ. Đọc tham khảo các tài liệu được giới thiệu.
9. Tài liệu học tập:
9.1. Tài liệu, giáo trình chính: Đề cương bài giảng do giảng viên biên soạn.
9.2. Tài liệu tham khảo:
1. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2004.
2. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Tế Xuyên, Nguyễn Thế Chinh, Địa lý kinh tế Việt Nam, Nxb Thống kê, 1999.
3. Vũ Tự Lập, Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb GD, 1999.
4. Trần Đình Gián (chủ biên), Địa lý Việt Nam, Nxb KHXH, 1990.
5. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, Bộ KH & ĐT, 1997.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Kiểm tra giữa kỳ 0,4
- Thi học phần 0,6
Cộng 1,0
11. Thang điểm: A, B, C, D
12. Nội dung chi tiết học phần (lí thuyết)
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 3 (các vùng kinh tế)
Chương 6.
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC VÙNG KINH TẾ.
A. VÙNG KINH TẾ.
1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế.
Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân công LĐXH được biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành các không gian kinh tế đặc thù - Các vùng kinh tế.
Vùng kinh tế (cũng giống như bất kỳ thực thể kinh tế nào đó) hình thành, hoạt động & phát triển đều có tính qui luật. Con người (có thể) & cần nhận thức được những qui luật vận động của nó, để trên cơ sở đó mà cải tạo & xây dựng vùng phát triển một cách hướng đích.
Vùng là sản phẩm của quá trình phát triển phân công lao động theo lãnh thổ, vùng kinh tế hình thành & hoạt động phù hợp với với những đặc trưng cơ bản của một hình thái KT-XH nhất định. Nhưng cần hiểu rằng, không phải ở mọi hình thái KT-XH trong lịch sử đều tồn tại vùng kinh tế. Cụ thể:
- Thời kỳ trước Tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tự nhiên là chủ yếu, LLSX còn kém phát triển, PCLĐXH theo lãnh thổ còn thô sơ, chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho việc hình thành vùng kinh tế.
- Đến thời kỳ TBCN, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mang tính chất phổ biến. Thời kỳ công trường thủ công là thời kỳ bắt đầu phát triển mạnh nền sản xuất hàng hóa, nhiều ngành mới xuất hiện, số lượng các ngành riêng biệt & độc lập tăng lên, thị trường được mở rộng đã hình thành các vùng SX CMH' thúc đẩy mạnh mẽ sự PCLĐ theo lãnh thổ. Công trường thủ công không chỉ tạo ra từng khu vực rộng lớn mà còn CMH' những khu vực đó nữa (sự phân công theo hàng hóa). Như vậy, đến thời kỳ công trường thủ công thì vùng kinh tế mới được hình thành..Chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ phát triển, mỗi vùng nhất định chuyên sản xuất một bộ phận của sản phẩm được hình thành, và ta thấy "có mối quan hệ chặt chẽ giữa phân công (nói chung) và phân công (khu vực); Tức là một khu vực nhất định chuyên chế tạo một sản phẩm, đôi khi chuyên làm một loại sản phẩm, thậm chí làm một bộ phận nào đó của sản phẩm". Chính PTSX Tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ tính chất cô lập nền kinh tế tự nhiên của chế độ phong kiến, làm cho các mối liên hệ kinh tế giữa các thị trường dân tộc phát triển, thúc đẩy nhanh chóng thị trường thương mại quốc tế cùng với sự bành trướng của thị trường thế giới. Như vậy, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những mối liên hệ có ý nghĩa thế giới & tạo ra sự phân công lao động quốc tế rất nhiều vẻ, sự phân công lao động quốc tế này cũng tác động mạnh đến sự phân công lao động theo lãnh thổ ở trong từng khu vực và ở từng nước tư bản.
- Sang hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa, lực lượng sản xuất tiếp tục được phát triển, phân công lao động (nói chung) & phân công lao động theo lãnh thổ (nói riêng) càng trở nên sâu sắc. Vùng kinh tế được hình thành nhưng khác tư bản chủ nghĩa ở chỗ là dựa trên cơ sở nhận thức tính qui luật khách quan của sự hình thành & phát triển vùng kinh tế và trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo các qui luật kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình (Tư bản chủ nghĩa, vùng kinh tế được hình thành dưới áp lực của tự do cạnh tranh & lợi nhuận). Nhà nước xã hội chủ nghĩa tác động có ý thức vào quá trình hình thành & phát triển vùng kinh tế, phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước; Nhà nước XHCN không chỉ có khả năng xây dựng những vùng kinh tế mới, mà còn có khả năng cải tạo những vùng kinh tế cũ một cách khoa học phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia.
2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế.
• Phân công lao động theo lãnh thổ (PCLĐ). Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở - vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định; bằng việc CMH' sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện & đặc điểm sản xuất đặc thù của lãnh thổ đó; Mỗi phạm vi lãnh thổ có chức năng sản xuất đặc thù - đó là một vùng kinh tế; Các vùng kinh tế thông qua mối liên hệ kinh tế - liên kết với nhau trong một hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất. Như vậy, vùng kinh tế là sự biểu hiện cụ thể của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ & sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất.
• Yếu tố tự nhiên. Môi trường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp - thường xuyên - vĩnh viễn tới quá trình phát triển & phân bố sản xuất; từ đó ảnh hưởng tới phương hướng - qui mô và cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng nhất là:
- Nguồn tài nguyên khoáng sản & năng lượng. Mỗi loại tài nguyên khoáng sản có thể đóng nhiều vai trò khác nhau & có tác động đến sự hình thành & phát triển vùng kinh tế về nhiều mặt. (Ví dụ, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... vừa là nhiên liệu, nhưng nó cũng là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra hàng trăm loại sản phẩm hóa chất khác nhau). Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với việc hình thành vùng kinh tế ở các mặt trữ lượng, chất lượng, sự phân bố, điều kiện khai thác, mức độ sử dụng... Việc đánh giá sự ảnh hưởng của nó cần xem xét dưới góc độ tổng hợp, tìm ra ảnh hưởng "trội" để có thể xác định khả năng CMH' sản xuất của vùng. Các nguồn tài nguyên rừng, hải sản & nông sản cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành & phát triển vùng kinh tế. Cụ thể, các vùng rừng có trữ lượng gỗ lớn có khả năng hình thành & phát triển các ngành sản xuất CMH' gắn với tài nguyên rừng. Các nguồn cá biển, cá nước ngọt, các đặc hải sản cho phép hình thành các vùng CMH' về CB' - khai thác - nuôi trồng các loại thủy sản đặc biệt (tôm, cua, bào ngư, trai ngọc,.v.v.).
- Đất đai. Vùng kinh tế là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia; Khái niệm vùng gắn liền với khái niệm phạm vi nhất định của diện tích đất đai; Đất đai là TLSX cơ bản trong nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp & hình thành các vùng chuyên canh; Yếu tố tạo vùng quan trọng của đất đai là thổ nhưỡng, vì vậy cần đánh giá ý nghĩa kinh tế của thổ nhưỡng để tạo ra các vùng chuyên canh phù hợp; Tác dụng tạo vùng của thổ nhưỡng thể hiện ở chất đất, ở tính chất liền dải đối với việc phát triển một loại cây trồng nào đó. Như vậy khi xem xét yếu tố tạo vùng của đất đai, cần xem xét cả 2 mặt (thổ nhưỡng & diện tích), ngoài ra còn xem xét thêm về địa hình, khả năng tưới tiêu
- Khí hậu. Để tạo vùng, thì khí hậu đóng vai trò quan trọng. Ảnh hưởng của khí hậu đối với SXNN là việc bố trí các loại cây trồng - giống vật nuôi phù hợp. Khí hậu - thổ nhưỡng là những yếu tố trội tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các vùng CMH' sản xuất nông nghiệp. Nước ta, do vị trí & hình dáng lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới - gió mùa, địa hình phân hóa đa dạng. Vì vậy, ng/cứu về đất đai & khí hậu cần được đặc biệt chú ý trong quá trình hình thành vùng kinh tế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HngLy

New Member
Re: [Free] Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 3 (các vùng kinh tế)

bạn cho mình xin link tải tài liệu với. thank bạn
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top