Shiloh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

M
Ở ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế là nhằm phục vụ lợi ích con người, để thực hiện
mục tiêu đó, trước đây, hầu hết các nước đang phát triển thường chú trọng vào việc nâng
cao thu nhập thông qua việc gia tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm trong nước
(GDP). Kết quả là, sau một thời gian, nhiều quốc gia đã gặp phải những vấn đề bất cập.
Việc gia tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, không tính đến hiệu quả
tổng hợp, lâu dài, chỉ dựa vào việc khai thác tài nguyên và lao động rẻ, đã dẫn đến tình
trạng sau một thời gian tăng trưởng nóng, nền kinh tế đã lâm vào suy thoái, nguồn tài
nguyên ngày càng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng, sự chênh lệch về trình
độ phát triển và mức sống của các tầng lớp dân cư ngày càng cao.
Vì vậy, trong thời gian gần đây, nhiều nước đã điều chỉnh mô hình tăng trưởng
kinh tế với nội dung cơ bản là không quá coi trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế trước
mắt, mà ngày càng chú trọng hơn đến sự tăng trưởng một cách ổn định, lâu dài và tăng
trưởng kinh tế phải hàm chứa trong đó vấn đề công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường. Về thực chất, đây là một bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều
rộng, sang chiều sâu, hay từ việc coi trọng mục tiêu gia tăng quy mô kinh tế sang mục tiêu
coi trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế (CLTTKT).
Quán triệt quan điểm đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
2011-2020, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền
vững”[20, tr.55] và coi đây là yêu cầu xuyên suốt trong việc thực hiện Chiến lược. Về
thực chất, đây là quan điểm chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu; hay từ
việc quá coi trọng tốc độ tăng trưởng sang coi trọng chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Nâng cao CLTTKT, không chỉ có ý nghĩa quan trọng với cả nước, mà còn đối với
mỗi lĩnh vực, mỗi ngành kinh tế, một địa phương, hay một thành phố như Thủ đô Hà Nội.
Trong thời gian qua, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân trong thời kì 2001-2010 đạt 10,85%/năm, cao gấp 1,5 lần so với cả
nước (7,26%/năm). Cơ cấu và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trên địa bàn có nhiều
chuyển biến tích cực. Sự tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, kinh tế thủ đô chủ yếu vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng. Tăng trưởng
kinh tế còn chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư, nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp.
Năng suất, chất lượng, hiệu quả của tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, các nguồn lực về vốn,
lao động và công nghệ chưa được sử dụng hiệu quả. Cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập, các
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn chưa có sức cạnh tranh tốt, tăng trưởng xuất
khẩu chưa vững chắc, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng sơ chế và gia công…
Năng lực quản trị điều hành nền kinh tế thủ đô còn mang dáng dấp hành chính
quan liêu. Phân cấp quản lí còn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, chưa có sự phối hợp chặt
chẽ giữa chính quyền với doanh nghiệp. Chưa bảo đảm bình đẳng thật sự giữa các thành
phần kinh tế. Môi trường kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh của Thủ đô ở mức
thấp, chậm được cải thiện. Tư duy quản lí điều hành còn chạy theo số lượng, thành tích,
đề cao số lượng, coi nhẹ chất lượng tăng trưởng, đánh đổi mục tiêu tăng trưởng với sự trả
giá cao về xã hội và môi trường... Tăng trưởng kinh tế chưa hài hòa với các mục tiêu công
bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Giãn cách giàu cùng kiệt của Hà Nội vẫn còn ở
mức cao và đang có xu hướng tăng. Tốc độ đô thị hoá nhanh và tăng trưởng kinh tế cao
đã làm cho ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức xúc.
Để kinh tế thủ đô phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, cần phân tích
đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng như hiệu quả đầu tư,
năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh… Làm rõ thực trạng
việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ
sở đó chỉ rõ nguyên nhân và tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng. Với ý
nghĩa đó việc nghiên cứu về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là cần
thiết và chính là lí do tác giả chọn đề tài này cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Thủ đô Hà Nội.
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế; làm rõ các
tiêu chí đánh giá, các nhân tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của một nền
kinh tế quốc gia nói chung và một địa phương như thủ đô Hà Nội nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội theo
những tiêu chí đã đề ra, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế của Hà Nội thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là CLTTKT của Hà Nội. Cụ thể là tính chất,
cách để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong thời gian qua và
sự tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến các khía cạnh xã hội và môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu CLTTKT trên địa bàn Hà Nội trước và sau
khi mở rộng vào năm 20081.
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu CLTTKT của Hà Nội từ năm 2001 đến 2012,
trong đó tập trung vào giai đoạn 2008-2012.
+ Về nội dung:
Trên cơ sở nghiên cứu về khái niệm, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố tác động
đến tăng trưởng kinh tế… hình thành các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế
của Hà Nội phù hợp với cách tiếp cận của kinh tế chính trị.
Việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội
được thực hiện trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Chỉ ra các hạn chế và
nguyên nhân đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế
của Hà Nội thời gian qua và các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội thời gian tới.
4. cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu lí thuyết nhằm xác định bản chất khái niệm, các đặc trưng chủ yếu của
chất lượng tăng trưởng kinh tế. Làm rõ nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế trên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng chỉ tiêu tổng hợp đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường chất lượng XTĐT để phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái Luận văn Kinh tế 0
L Tăng cường quản lý chất lượng tại công ty tư vấn xây dựng đân dụng Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Chất lượng tăng trưởng trong ngành may mặc Luận văn Kinh tế 0
D NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN ĐỐI VỚI MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT Nông Lâm Thủy sản 0
D ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SANGROVIT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TIÊU TỐN THỨC ĂN VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN NUÔI Ở Nông Lâm Thủy sản 0
D NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHUỐI TIÊU HỒNG TRỒNG TẠI VÙNG Nông Lâm Thủy sản 0
H Chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top