rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

- Tổ chức báo cáo chuyên đề, hội thảo về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại;
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, Phòng Nghiên cứu triển khai, Phòng Đào tạo, Phòng Tư vấn và Hợp tác phát triển.
1.4. Khái quát về rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kì
1.4.1. Các rào cản phi thuế quan (NTBs)
Rào cản phi thuế quan tthực chất là những biện pháp kỹ thuật hiện đã được rất nhiều nước phát triển đã áp dụng trong đó quốc gia sử dụng nhiều nhất phải kể đến là Mỹ, Mỹ đã sử dụng các rào cản phi thuế quan nhằm để thay thế cho các quy định cắt giảm thuế quan của WTO. Các rào cản thuế quan ngày nay rất đa dạng, các rào cản này bao gồm
- Các biện pháp kỹ thuật
- Các loại thuế và phí trong nước
- Các quy định và thủ tục hải quan
- Các hạn chế trong việc tiếp cận thị trường liên quan đến cạnh tranh
- Các hạn chế về định lượng nhập khẩu
- Các thủ tục và quy trình hành chính (nói chung)
- Các thực tiễn về mua sắm của Chính phủ
- Trợ cấp và các hỗ trợ của Chính phủ
- Các hạn chế về đầu tư hay các yêu cầu
- Quy định hay chi phí vận chuyển
- Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung)
- Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hay người lao động
- Các công cụ bảo hộ thương mại ( chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền tự vệ)
- Các quy định của thị trường trong nước.
Ngày nay, có rất nhiều “ vũ khí ” phục vụ cho mục tiêu bảo hộ thương mại. Ví dụ, các hàng rào phi thuế quan của Mỹ đã dập tắt cơ hội đối với các sản phẩm như đồ chơi trẻ em, bật lửa và thuốc đông y của Trung Quốc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Điển hình như tiểu bang California của Mỹ đã quy định rõ trên 110 loại thuốc đông y của Trung Quốc có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn về nước uống ở California và yêu cầu tất cả các vị thuốc đông y này phải dán nhãn “độc dược” Các hàng rào phi thuế quan khác có thể thấy là Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 có quy định áp dụng các quy định nghiêm ngặt đối với công ty xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ, theo đó họ phải đăng ký với cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tất cả các công ty nước ngoài sản xuất, chế biến, đóng gói các thực phẩm phục vụ cho người và vật nuôi ở Mỹ phải đăng ký với cơ quan này trước ngày 12/12/2004. Các doanh nghiệp nào không tuân thủ quy định này thì hàng hoá của họ sẽ không được phép nhập vào các cảng của Mỹ và các nhà xuất khẩu này sẽ phải chịu các chế tài nhất định.
1.4.2. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại Mỹ ( TBTs)
Tiếp theo việc cắt giảm thuế quan trên quy mô toàn cầu, trọng tâm của WTO và các hiệp ước quốc tế khác đã chuyển thành việc loại trừ các rào cản phi thuế quan trong thương mại. Trong số các rào cản phi thuế quan, các rào cản kỹ thuật trong thương mại hiện chưa được xác định một cách rõ ràng. Các hàng rào kỹ thuật đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy định một cách khác nhau. Những tiêu chuẩn này cũng có thể tác động đến việc hạn chế thương mại. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá có thể do cơ quan chính quyền hay các tổ chức 2 tư nhân đặt ra. Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có thể không phải là bắt buộc nhưng những ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay. Các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể đòi hỏi các sản phẩm phải đạt được những yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường. Các thông số kỹ thuật có thể đóng vai trò như các rào cản thương mại, đặc biệt khi nó quy định khác nhau giữa các nước. Để phù hợp với các tiêu chuẩn này vừa khó khăn vừa tốn kém nên xét về mặt kinh tế không thể vừa thực hiện vừa duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì
2.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu
Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì với khối lượng 70.930 tấn thủy sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD.
Năm 2002, khối lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kì tăng lên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm khoảng32,4% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kì bắt đầu có hiệu lực, theo đó thuế nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kì giảm 30-40 % tạo điều kiện thuận lợi nâng cao tính cạnh tranh về giá cả cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kì.
Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 777 triệu USD, đây là giai đoạn Hoa Kì kiện Việt Nam về việc bán phá giá cá tra và cá basa khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều tổn thất.
Tính từ cuối năm 2004, các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) đối với cá tra, cá basa và tôm Việt Nam dẫn đến mức thuế thu nhập của mặt hàng tăng lên rất cao, khiến các nhà nhập khẩu Hoa Kì không thể chịu được và các nhà xuất khẩu Việt Nam thì không đủ khả năng để đóng ký quỹ thuế chống bán phá giá vì nó quá lớn và khả năng thanh khoản thấp. Điều này dẫn đến tình trạng kim ngạch thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì giảm mạnh, từ 20% xuống (-24%), Hoa Kì dần trở thành nhà nhập khẩu đứng thứ hai rồi thứ ba. Năm 2004, thủy sản xuất sang Hoa Kỳ có tổng kim ngạch 565 triệu USD.
Năm 2005 tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ đã lấy lại đựơc sự ổn định và dần phát triển khả quan. Chúng ta đã đề ra một số biện pháp , trong đó quan trọng nhất là tạo nên những sản phẩm cá có chất lượng. Vì vậy, hàng loạt các hoạt động về ghi nhãn mác đối với các sản phẩm cá đông lạnh xuất khẩu đã được triển khai. Ngoài ra, những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểm soát dư lượng kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu là rất đáng ghi nhận. Hiện nay, với việc tăng cường kiểm tra hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canada (kiểm soát 100% các lô hàng thuộc 3 nhóm sản phẩm thịt cua ghẹ, tôm và cá da trơn với 4 chỉ tiêu kháng sinh, thời gian tối thiểu 4 tháng), Việt Nam đã củng cố vững chắc niềm tin về chất lượng hàng thủy sản cho tất cả các thị trường , nhất là thị trường mỹ
Năm 2006, giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 664,340 triệu USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 03 sau Nhật & E.U.
Năm 2005 và 2006 là những năm có diễn biến thuận lợi về vấn đề đánh giá hành chính cá tra và cá basa, nhiều doanh nghiệp đã được hưởng mức thuế chống bán phá giá giảm tương đối. Thuế chống bán phá giá và đóng ký quỹ cho Hải quan Hoa Kì ngày càng được ổn định, đơn giản hơn, mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam thấp hơn so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kì, tạo điều kiện cải thiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kì.
Sang đến năm 2007, thủy sản Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi đáng kể trên thị trường Hoa Kì. Mức tăng trưởng khá mạnh 18,4% từ quý II sang quý III rồi sang quý IV, dẫn đến tăng trưởng cả năm tăng lên 8,5% về giá trị. Kểtừ thời kì suy thoái 2004, 2005 và giai đoạn phục hồi 2006, 2007 thì năm 2007 được coi là năm có mức tăng trưởng cao nhất. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu gần 100 nghìn tấn thủy sản, trị giá hơn 720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% giá trị so với năm2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sau EU là 25,7%, Nhật Bản là 21,1% và trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam lớn thứ 3.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Luận văn Kinh tế 0
K Rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận Áp dụng rào cản kĩ thuật tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
D Rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
A Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
C Các biện pháp vượt rào cản đối với hàng dệt may sang thị trường hoa kỳ khi Việt Nam gia nhập wto Công nghệ thông tin 0
B Những biện pháp giúp sinh viên vượt qua những rào cản tâm lý trong quá trình chuyển đổi sang đào tạo Luận văn Sư phạm 0
C Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
P Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nh Luận văn Kinh tế 2
H Tác động của rào cản phi thuế quan trong Asean +3 đến thương mại hàng dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top