rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của WHO có khoảng 80 triệu cặp vợ chồng vô sinh,
khoảng 150 triệu nam suy sinh dục. Ở Việt Nam, tỷ lệ vô sinh là 7 – 10%
[1], trong đó nguyên nhân vô sinh do nam giới chiếm 30%. Theo thống kê của
bệnh viện Từ Dũ thì tỷ lệ này còn cao hơn, cứ 15.000 trường hợp vô sinh,
trong đó do nam chiếm 10.000, tỷ lệ khoảng 65%. Trong điều kiện nền kinh tế
đang phát triển như hiện nay, ô nhiễm môi trường gia tăng, áp lực công việc
nhiều, sự suy giảm chức năng sinh sản, suy sinh dục ở nam giới càng có cơ
hội gia tăng. Sự suy giảm chức năng sinh dục nam giới không chỉ ảnh hưởng
đến sức khỏe, tinh thần của người nam giới mà còn ảnh hưởng đến sức lao
động, cũng như hạnh phúc gia đình, phát triển nòi giống và thường gây hậu
quả tiêu cực đối với đời sống xã hội, giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy
Bộ Y tế trong những năm gần đây đã cho thành lập khoa nam khoa ở một số
bệnh viện lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác thời kì mãn dục
nam là thời kỳ rất nhạy cảm, nồng độ testosteron giảm, nguy cơ mắc các bệnh
tim mạch, huyết áp, xơ vữa mạch, loãng xương, suy giảm trí nhớ tăng, nhất là
trong điều kiện kinh tế phát triển, ăn uống thuận lợi hơn, ngược lại sân bãi
cho vận động hạn chế. Vì vậy cũng cần có thuốc để điều hòa sự suy giảm
nồng độ testosteron. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến vấn đề suy
giảm chức năng sinh sản, sinh dục nam và thời kì mãn dục nam để đảm bảo
cho sự phát triển xã hội một cách bền vững. Để góp phần đáp ứng nhu cầu
thuốc hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng sinh sản, sinh dục nam có chất lượng
cho xã hội mà hiện nay đang còn thiếu, chúng tui tiến hành đề tài: Thăm dò
hoạt tính androgen của cao thuốc testin trên chuột đực nhắt thực nghiệm
Với các mục tiêu:
1. Đánh giá ảnh hưởng của các dạng dịch chiết khác nhau của cao Thuốc
Testin lên trọng lượng cơ quan sinh dục phụ của động vật thực nghiệm.

2. Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng các dạng dịch chiết của cao thuốc
Testin lên trọng lượng cơ quan sinh dục phụ của động vật thực nghiệm.
3. Đánh giá ảnh hưởng của cao thuốc Testin lên nồng độ testosteron máu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về sự suy giảm chức năng sinh sản, sinh dụcnam.
1.1.1. Các hormon sinh dục nam (androgen).
Các hormon sinh dục nam có tên chung là androgen, trong đó gồm:
Testosteron, dihydrotestosteron (DHT), dehydroepiandosteron (DHEA),
androstenedion và androstenediol, trong đó Testosteron là chất chính được
biết nhiều nhất [1], [8].
Nguồn gốc sinh tổng hợp của Testosteron: trong cơ thể testosteron
được bài tiết chủ yếu từ tế bào leydig của tinh hoàn (95%), ngoài ra một số cơ
quan khác cũng tham gia bài tiết testosteron như vỏ thượng thận (4%), buồng
trứng, nhau thai…ở nữ testosteron được tổng hợp và bài tiết từ hoàng thể và
vỏ thượng thận. Các tế bào leydig tổng hợp testosteron từ cholesterol và
acetyl- CoA, trong đó con đường tổng hợp từ cholesterol là chính [1],[8].
Vận chuyển và chuyển hóa của testosteron: Sau khi được bài tiết từ tinh
hoàn, testosteron được đổ vào máu, trong đó 97% ở dạng liên kết với protein
huyết tương, còn khoảng 3% ở dạng tự do. Dạng liên kết, thường liên kết với
albumin ở mức độ lỏng lẻo là dạng có hoạt tính sinh học của testosteron và
chiếm 60% tổng lượng testosteron toàn phần; dạng liên kết với globulin (sex
hormon- binding globulin, viết tắt SHBG) ở mức độ chặt chẽ hơn, phần này
chiếm 40% và không có hoạt tính sinh học. Lưu hành trong máu khoảng 30
phút đến 1 giờ hay hơn nữa, chúng sẽ được vận chuyển đến mô đích để phát
huy tác dụng hay thoái hóa để đào thải ra ngoài. Tại mô đích testosteron
chuyển hóa thành 2 dạng có tác dụng là Dihydrotestosteron và estradiol dưới
tác dụng của 2 enzym tương ứng là 5alpha-resductase và aromatase, hai
hormon này tác động lên hai loại receptor khác nhau tại các mô đích khác
nhau để điều hòa hoạt động liên quan đến chức năng sinh sản, sinh dục nam.

Những hormon không gắn với receptor, được chuyển hóa tại gan để toàn
thành androsteron và etiocholanolon đào thải qua thận [1], [8].
Điều hòa bài tiết testosteron: Thời kỳ bào thai: testosteron được bài tiết
dưới tác dụng kích thích của HCG là một hormon do nhau thai bài tiết ra; thời
kỳ trưởng thành: testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích thích của LH do
tuyến yên bài tiết ra [6].
1.1.2. Vai trò của androgen đối với cơ thể
 Trong thời kỳ bào thai:
Testosteron có chức năng quyết định trong việc hình thành và phát triển
đặc điểm sinh dục nam của bào thai. Khoảng tuần thứ 7 của thai kì, tinh hoàn
thai nhi bài tiết một lượng đáng kể testosteron để kích thích phát triển đường
sinh dục của thai nhi theo kiểu nam như: dương vật, bao tinh hoàn, tuyến tiền
liệt, ống dẫn tinh, túi tinh; khoảng 2-3 tháng cuối của thai kì testosteron kích
thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu, nếu không đủ lượng testosteron tinh
hoàn vẫn nằm ở ổ bụng sẽ khó sản sinh tinh trùng [6], [19].
 Thời kì dậy thì:
Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tinh sinh dục nam thứ phát như: phát
triển dương vật, bao tinh hoàn, tuyến tiền liệt, oongs dẫn tinh, túi tinh, mọc
lông mu, lông lách, mọc râu, giọng nói trầm khàn, da dày thô, mọc trứng cá
[6], [19].
 Tác dụng trên chuyển hóa và phát triển cơ thể:
Testosteron làm tăng chuyển hóa protein dẫn đến làm tăng khối lượng
cơ thể sau tuổi dậy thì, có thể tăng lên 50% so với nữ giới, làm tăng chuyển
hóa cơ sở lên 5-10% so với trước dậy thì [17].
 Tác dụng trên xương:
Làm tăng tổng hợp khung protein của xương, làm phát triển và cốt hóa
sụn liên hợp ở đầu xương dài, làm dày xương, làm tăng lắng đọng canxi
photsphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh của xương. Đặc biệt trên xương
chậu, testosteron làm hẹp đường kính xương chậu, làm tăng chiều dài làm cho
xương chậu có hình ống, khác với xương chậu mở rộng của nữ. Do tác dụng
làm tăng kích thước và sức mạnh của xương nên được ứng dụng điều trị loãng
xương đàn ông tuổi cao do testosteron bị giảm sút [17], [18].
 Tác động đến hồng cầu:
Testosteron làm tăng số lượng hồng cầu lên 20%, do đó số lượng hồng
cầu nam cao hơn nữ [17].
1.2. Ảnh hưởng của suy giảm hormon sinh dục nam đối với sức khỏe
nam giới.
Từ tuổi 40 trở đi bắt đầu có sự suy giảm nồng độ testosteron trong máu,
nếu sự suy giảm đó xuống từ từ để cơ thể đáp ứng được thì đó là sự giảm theo
quy luật lão hóa, nếu giảm một cách đột ngột cơ thể cơ thể không đáp ứng
được thì nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tật. Đối với nam giới từ tuổi 60 trở lên
sự suy giảm testosteron có nhiều nguy cơ gây lên các bệnh liên quan đến
testosteron, bởi vì ở tuổi này sự thích nghi với việc giảm testosteron kém hơn
tuổi trẻ, mặt khác các cơ quan trong cơ thể đã phần nào bị lão hóa, sức chống
đỡ với bệnh tật giảm sút. Một số bệnh nguy cơ có thể sẩy ra liên quan đến suy
giảm androgen như:
 Bệnh tim mạch, xơ vữa mạch:
Varant Kupelian và cộng sự (2006) nghiên cứu 950 nam giới ghi nhận
sự giảm nồng độ SHBG, testosteron toàn phần huyết thanh, biểu hiện lâm
sàng thiếu androgen có thể là dấu hiệu báo sớm về nguy cơ tim mạch. Nghiên
cứu Framingham, Massachusetts cũng ghi nhận có sự liên quan chặt chẽ giữa
nồng độ hormon sinh dục và các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nam giới nhất là
với estradiol với độ tin cậy 95%. [20].
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tổng hợp xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức chất Pt(II),Pd(II) với phối tử bazo Schiff Khoa học Tự nhiên 0
T Tình hình bảo hiểm khống chế giếng trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở PVIC Luận văn Kinh tế 0
C Tổng hợp một số hợp chất hữu cơ chứa dị vòng Piridin, thăm dò hoạt tính kháng khuẩn và khả năng ức c Luận văn Sư phạm 0
A Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (P Luận văn Kinh tế 0
W Tổng hợp, nghiên cứu cấu tạo và thăm dò hoạt tính sinh hoạt của các phức chất Pd(II), Ni(II) với một Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với L-Phenylalanin và thăm dò hoạt tính sinh họ Khoa học Tự nhiên 2
G Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với Isolơxin và thăm dò hoạt tính sinh học của Khoa học Tự nhiên 0
I Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với Axit L-Aspactic và bước đầu thăm dò hoạt tí Khoa học Tự nhiên 0
V Tổng hợp, nghiên cứu cấu tạo và thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất Pd(II) với Thiosemicacbazon Khoa học Tự nhiên 0
E Tổng hợp, nghiên cứu cấu tạo và thăm dò hoạt tính sinh học các phức chất của Zn(II), Cu(II) với thio Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top