daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae


Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con nguời. Trên tiến trình vận động này con người ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng của mọi loại sản phẩm tiêu dùng đặc biệt là vấn đề an toàn sức khoẻ của chính bản thân mình. Chính những nhu cầu này là nhân tố kích thích trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ. “ Probiotic” là một phần của sự phát triển ấy.
Probiotic là một thành quả khoa học, một thành quả của công nghệ sinh học. Nó đang được ứng dụng rộng rãi vào đời sống con người bởi vì tính hợp lý và hiệu quả mà nó thể hiện. Probiotic bao gồm các chủng vi sinh vật hữu hiệu được bổ sung vào thành phần thức ăn của vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản…) nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng và đảm bảo tính an toàn về sức khoẻ. Ngoài ra, probiotic còn có tác dụng làm sạch đường ruột, cân bằng hệ sinh thái, điều chỉnh môi trường, ức chế các vi sinh vật gây bệnh, loại bỏ các quá trình lên men bất lợi do các vi sinh vật có hại này gây nên, làm cho các chức năng của đường ruột được hoạt động tốt hơn …
Một trong những vi sinh vật hữu hiệu trong chế phẩm probiotic là các vi khuẩn quang hợp tía. Chúng có tác dụng khử một chất làm hôi môi trường, H2S, và đóng góp vật chất hữu cơ trong các môi trường thiếu ôxy do năng lực tự dưỡng của chúng.
Ở nước ta, những nghiên cứu về vi khuẩn tía còn hạn chế, chủ yếu hướng vào mục đích sản xuất chế phẩm probiotic để xử lý môi trường, một số phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
Xuất phát từ thực tế trên đây, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu điều kiện nuôi, khả năng khử sulfide và quy trình đông khô vi khuẩn tía (Rhodobacter sp. NTU) nhằm sản xuất chế hẩm probiotic” với mục đích như sau:
• Nghiên cứu điều kiện nuôi, khả năng sinh trưởng của vi khuẩn tía (Rhodobacter sp. NTU) nhằm thu hoạch sinh khối tối ưu.
• Xác định khả năng khử sulfide của chủng vi khuẩn trên.
• Xây dựng được quy trình đông khô phù hợp để sản xuất chế phẩm probiotic.



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chế phẩm probiotic
1.1.1. Khái niệm và thành phần chế phẩm probiotic
Thuật ngữ “probiotic” được Lilly và Stiwell đề xuất năm 1965 để mô tả những chất sản sinh bởi vi sinh vật làm tăng trưởng một vi sinh vật (hay sinh vật) khác. Năm 1989, Parker lại định nghĩa thêm cho rõ:”Probiotic là những vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) có khả năng cộng sinh (hay hợp sinh) trong đường ruột có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật trong đó có một số tác dụng hữu ích cho vật chủ” (Parker, 1989). Do vậy, probiotic có nghĩa là phòng ngừa hay dự phòng sinh học (có lẽ là do ghép 2 chữ tiếng Anh: Prophylxia – phòng bệnh, dự phòng và biotics – sự sống).
Nghiên cứu ứng dụng probiotic mới được chú ý trong 20 năm trở lại đây, nhưng tác dụng của nó đã được nhận thấy từ lâu. Elie Metnhicoff là người đầu tiên đặt nền móng cho việc sử dụng probiotic (Metnhicoff, 1908). Năm 1908, ông đề nghị sử dụng vi khuẩn lactic (Lactobacterium delbruekii spp bulgaricus) để kéo dài tuổi thọ con người. Ngày nay chế phẩm probiotic được sử dụng khá hiệu quả trong chăn nuôi đặc biệt là trong nuôi tôm, trồng trọt, trong bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc dùng chế phẩm này vào nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, cá, nhuyễn thể…) mới bắt đầu trong hơn thập kỷ gần đây.
Tại Nhật Bản, chế phẩm probiotic có tên gọi là E.M (các vi sinh vật hữu hiệu) do giáo sư, tiến sỹ Teruo Higa, Trường đại học Ryukyus, Okinawa, Nhật Bản đề xuất năm 1980 đã được sử dụng nhiều trong chăn nuôi, trồng trọt cũng như bảo vệ môi trường đều cho kết quả khả quan (Higa, 1980). Đến nay chế phẩm này được hơn 80 nước và vùng lãnh thổ sử dụng, đặc biệt là khu vực Châu Á và Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Thành phần chế phẩm probiotic thường có những nhóm vi sinh vật sau (Lương Đức Phẩm, 1998):


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển (vi xử lý) cho thang máy Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính, Zeolit A, zeolit Y, zeolit MOR Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu ứng dụng PLC để đo, điều khiển và cảnh báo mức nước trong bể sử dụng cảm biến alalog là module mở rộng ADC của PLC Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top