rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
Phần 1: Cơ sở lí luận 3
Phần 2: Thực trạng của đề tài 4
Phần 3: Các giải pháp và hình thức tổ chức thực hiện 4
3.1. Các giải pháp thực hiện 4
3.2. Các hình thức tổ chức thực hiện 5
3.3. Hệ thống các bài tập định tính và câu hỏi thực tế dùng
cho các bài giảng vật lí trong chương trình vật lí phổ thông.
6
Phần 4: Kiểm nghiệm 19
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn vật lí trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn

học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh
những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ
thực hành của vật lí. Học vật lí là để hiểu, để giải thích được các vấn đề của
1
tự nhiên và cuộc sống thông qua việc tìm hiểu các thuyết, các định luật chi
phối các quy luật của tự nhiên. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy
tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Vật lí
góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh
thần của con người
Để đạt được mục đích của học vật lí trong trường phổ thông thì giáo
viên dạy vật lí là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài
những hiểu biết về vật lí, người giáo viên dạy vật lí còn phải có phương pháp
truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức vật lí của học sinh. Đó
là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Chính vì vậy trong sáng
kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tui có đề cập đến một khía cạnh “Vận dụng
bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí 10 - THPT”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng một hệ thống các bài tập định tính và hiện tượng vật lí thực
tiễn có thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình vật lí 10 THPT.
Vận dụng hệ thống các bài tập định tính và hiện tượng thực tiễn ở trên
vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học
sinh. Để vật lí không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ
khoa học”.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học bộ môn vật lí tại các lớp: 10A1; 10A2; 10A9 của
trường THPT Bá Thước.
Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường,
các kĩ thuật dạy học, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực
tiễn của bộ môn vật lí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các bài dạy trong chương trình vật lí 10- cơ bản và nâng cao.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới
đều coi là chiến lược của dân tộc mình .Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản
Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương
lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.
2
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát

triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành
giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học
sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống,
vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo
dưỡng hướng thiện khoa học.
1.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp:
Khi dạy kiến thức vật lí trong bất kì lĩnh vực nào: chuyển động cơ học,
các lực cơ học, công cơ học, năng lượng… đều liên quan đến các hiện tượng
vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên nên khi sử dụng những câu hỏi mở
rộng theo hướng tích hợp làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng
thời thấy được mối liên quan giữa các môn học với nhau.
Ví dụ: Tại sao càng lên cao không khí càng loãng?
Trả lời: Do phân tử khối của O
2
lớn nên ảnh hưởng của lực hút mạnh
hơn nên tập trung chủ yếu ở dưới gần mặt đất.
1.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các
nội dung học với thực tiễn.
Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và
học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với
thực tiễn đời sống hằng ngày.
Ví dụ: Tại sao viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch
nhưng lại nằm yên khi rơi xuống cát ?
Trả lời: Va chạm giữa hòn bi với sàn nhà mang đặc tính biến dạng đàn
hồi nên sinh ra lực đàn hồi và làm cho viên bi nảy lên. Còn va chạm giữa
viên bi và lớp cát là va chạm mềm mang đặc tính biến dạng không đàn hồi
nên không có lực đàn hồi xuất hiện và viên bi không thể nảy lên được.
1.3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống
giả định bằng các hiện tượng thực tiễn.
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ
làm cho học sinh nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp
lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định để học
sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh, vừa tạo môi
trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn
học hơn.
Phần 2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Trước tình hình học vật lí phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang
thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt
giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi
trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng
đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất
3
cập nhật và mới mẽ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn
và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.
Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những
quan điểm nêu trên, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi
lượng kiến thức không đồng nhất .
* Thực tế giảng dạy cho thấy:
Môn vật lí trong trường phổ thông là một trong những môn học khó,
nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học
trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện
tượng một số bộ phận học sinh không muốn học vật lí, ngày càng lạnh nhạt
với giá trị thực tiễn của vật lí.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt
ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt
cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là
không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người
cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn
học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức vật lí.
Phần 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tui đã thấy rằng: “Vận dụng bài
tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí 10 - THPT” sẽ tạo hứng
thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn
trong học vật lí. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài
giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề
thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn …; đôi lúc
cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp
lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục
đích học môn vật lí. Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không
nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng
thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống”.
3.1. Các giải pháp thực hiện:
“Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí 10 -
THPT” bằng cách:
3.1.1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã
kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào
những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc
bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện
tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo.
3.1.2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các
kiến thức cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập
nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên
4
có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải
thích có tính chất rất phổ thông.
3.1.3. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho
lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất
ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà
hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh
trong quá trình học tập.
3.1.4. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua
các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi
làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải
được bài toán vật lí đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy
động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào?
3.1.5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên
hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm
cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề
cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó
với thực tiễn hàng ngày.
3.2. Các hình thức tổ chức thực hiện:
3.2.1. Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học
sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất
quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hay giả định rồi yêu
cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích.
3.2.2. Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường
luôn được nhắc đến hằng ngày như: khói bụi của nhà, nước thải của sinh hoạt,
ô nhiễm phóng xạ,…có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không.
Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho gần gũi.
3.2.3. Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh
thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm
hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng
thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.
3.3. HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VÀ CÂU HỎI THỰC TẾ
DÙNG CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10
THPT
Chuyển động tròn đều
(Tiết 8,9 VL10CB – tiết 10,11 VL10NC)
5
Câu 1: Quan sát một bánh xe đạp đang lăn trên đường ta thấy các nan hoa
ở phía trên trục đang quay như hòa vào nhau, trong khi đó ta lại phân biệt
được từng nan hoa ở phần dưới của trục bánh xe. Hãy giải thích?
Giải thích: Vì vận tốc so với đất của những điểm bên dưới trục quay
nhỏ hơn vận tốc những điểm bên trên trục quay.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để đặt vấn đề vào bài.
Câu 2: Để các tia nước từ cái bánh xe đạp không thể bắn vào người đi xe,
phía trên bánh xe người ta gắn những cái chắn bùn. Khi đó phải gắn
những cái chắn bùn như thế nào?
Giải thích: Phải gắn những cài chắn bùn sao cho mép dưới cắt đường
tiếp tuyến đi qua điểm thấp nhất của bàn đạp với mép trước của bánh xe.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về đặc điểm của vận
tốc trong chuyển động tròn đều.
Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
(Tiết 10VL10CB – tiết 12VL10NC)
Câu 1: Tại sao ngồi trên xe chạy nhanh ta thường thấy gió thổi vào mặt
ngay cả khi trời lặng gió?
Giải thích: Khi đi xe đạp lúc trời lặng gió hay gió nhẹ bao giờ ta cũng
thấy gió thổi vào trước mặt. Xe chạy càng nhanh gió thổi vào mặt càng mạnh.
Nếu ngồi trên xe ô tô hay xe máy đang phóng nhanh, gió thổi vào mặt rất dữ
dội. Hiện tượng này có thể dễ giải thích bằng tính tương đối của chuyển động.
Theo tính chất này, nếu ta chuyển động với vận tốc


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập có Luận văn Sư phạm 0
D Chuyên đề Lượng giác (Lý thuyết + Bài tập vận dụng có giải) - Thầy Bảo Vương Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “một số vấn đề của châu phi”- địa lí Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bài vai trò, đặc điểm và các nhân Luận văn Sư phạm 0
D Tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy môn Toán Đại số 10 Luận văn Sư phạm 0
K Vận dụng các mẫu thiết kế để giải quyết bài toán quản lý theo công nghệ hướng đối tượng Công nghệ thông tin 0
V Hướng dẫn học sinh vận dụng phép biến hình để giải một số bài toán ở trường trung học phổ thông nhằm Luận văn Sư phạm 0
M Sử dụng bài tập Lịch sử nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng khó Luận văn Sư phạm 0
L Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học giải bài tập toán học chương tọa độ trong không gian lớp 12 Luận văn Sư phạm 2
G Vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp vào dạy học các bài phong cách học lớp 10 Trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top