Luận văn: Quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội : Luận văn ThS. Quản lý giáo dục : 60 14 05
Nhà xuất bản: ĐHGD
Ngày: 2013
Miêu tả: Luận văn ThS. Quản lý giáo dục - Trường đại học giáo dục -- . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CỦA SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 14 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………..… 14 1.2. Một số khái niệm về kỷ luật ……………………………………… 19 1.2.1. Kỷ luật ……………………………………………………………. 19 1.2.2. Kỷ luật quân sự…………………………………………………… 21 1.2.3. Kỷ luật quân sự của sinh viên …………………………………… 22 1.3. Quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên…………………………... 23 1.3.1. Khái niệm quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên……………… 23 1.3.2. Nội dung rèn luyện kỷ luật của sinh viên……………………….. 24 1.4. Quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên …………………. 25 1.4.1. Khái niệm ………………………………………………………… 25 1.4.2. Nội dung quản lý quá trình trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên.. 26 1.5. Trung tâm giáo dục quốc phòng đối với rèn luyện kỷ luật của sinh viên..... 30 1.5.1. Trung tâm giáo dục quốc phòng.................................................... 30 1.5.2. Vai trò của trung tâm giáo dục quốc phòng đối với rèn luyện kỷ luật của sinh viên ................................................................................... 32 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên..... 34 Tiểu kết chương 1………………………………………………….…… 36 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ QÚA TRÌNH RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CỦA SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI I ............................................................ 37 2.1. Những nét chính về Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I ... 37
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của trung tâm .............. 37 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý học tập, rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I.................................................................. 39 2.1.3. Đặc điểm về quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội I ……………….…………….. 40 2.2. Vài nét về điều tra, khảo sát .................................................................... 42 2.2.1. Mục đích của điều tra, khảo sát ........................................................... 42 2.2.2. Nội dung của điều tra, khảo sát ............................................................ 43 2.2.3. Đối tượng tiến hành điều tra, khảo sát ................................................. 43 2.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát ....................................................... 43 2.3. Thực trạng rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I ................................................................................. 44 2.4. Thực trạng quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I ................................................................ 51 2.4.1. Thực trạng quản lý kế hoạch rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I ................................................ 51 2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I ................................................. 53 2.4.3. Thực trạng về phương pháp quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I .................................... 55 2.4.4. Thực trạng đánh giá về mức độ chuyển biến kết quả quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I.. 58 2.5. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................. 61 2.5.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được ........................................ 63 2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 64 Tiểu kết chương 2……………………………………………………..… 66 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CỦA SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI I ....................................................................................... 68 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I ........... 68 3.1.1. Nguyên tắc phải đảm bảo tính đồng bộ, khoa học .......................... 68 3.1.2. Nguyên tắc phát huy vai trò của các chủ thể .................................. 69 3.1.3. Nguyên tắc tính khả thi và bám sát thực tiễn .................................. 69 3.2. Biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I 70 3.2.1. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm ........................................................... 70 3.2.2. Đổi mới nội dung quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I ……………………………………. 75 3.2.3. Đổi mới phương pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I ............................................... 78 3.2.4. Xây dựng các quy định phù hợp để quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP..................................................... 82 3.2.5. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi để thực hiện quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I................ 84 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm ................................................................. 87 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................. 90 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I ………………………………………………………… 91 3.4.1. Các bước khảo nghiệm ………………………………………… 91 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm …………………………………………….. 92 Tiểu kết chương 3………………………………………………..……… 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………..……… 96 1. Kết luận………………………………………………………..……… 96 2. Khuyến nghị…………………………………………………...……… 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...………… 99 PHỤ LỤC……………………………………………………..………… 103 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kỷ luật là một thuộc tính vốn có, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ, liên kết hành động một cách thống nhất giữa các thành viên trong một tổ chức xã hội. Trong quân đội, kỷ luật quân sự là một trong những nhân tố quan trọng, tăng cường sức mạnh bảo đảm sự tồn tại, trưởng thành và chiến đấu của quân đội. Sinh viên các trường đại học khi về trung tâm học GDQP, đó là nơi sinh viên được trải nghiệm cuộc sống quân ngũ, sống trong môi trường quân đội. Vì vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra là sinh viên phải thực hiện theo các nền nếp quy định, kỷ luật quân sự tại trung tâm. Mặt khác, việc đẩy mạnh quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên là xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu GDQP đã được Đảng, Nhà nước xác định, góp phần đào tạo toàn diện, cả phẩm chất, năng lực. Nghị định số 116/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ về giáo dục quốc phòng- an ninh ngày 1 tháng 5 năm 2007 xác định: “Giáo dục quốc phòng- an ninh nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện có đạo đức, có sức khỏe và kiến thức quốc phòng, kĩ năng quân sự cần thiết để tham gia vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [9, tr.4]. Luật Giáo dục Việt Nam cũng xác định: “Giáo dục cho thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất và năng lực để xây dựng và bảo vệ vững chắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi giáo dục vừa phải đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, vừa phải giáo dục cho thế hệ trẻ biết phát huy truyền thống dân tộc tinh thần yêu nước, yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [37, tr.4]. Như vậy, GDQP cho học sinh, sinh viên là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN. Do vậy, sinh viên không chỉ cần có kiến thức chuyên môn, mà quan tâm làm tốt công tác GDQP, nhằm trang bị kiến thức quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, trong đó phải làm quen với chấp hành kỷ luật quân sự. Yêu cầu phải làm tốt công tác quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên cũng xuất phát từ thực tiễn GDQP và công tác rèn luyện kỷ luật tại Trung tâm GDQP Hà Nội I hiện nay. Trung tâm giáo GDQP Hà Nội 1 là một trong những trung tâm được thành lập đầu tiên trong hệ thống các trung tâm GDQP trên cả nước thực hiện nhiệm vụ GDQP cho học sinh, sinh viên. Trung tâm GDQP Hà Nội I thường phải tiếp nhận số lượng lớn sinh viên về học tập, rèn luyện tập trung theo đợt. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị định của Đảng, Chính phủ về công tác GDQP, những năm qua, Trung tâm GDQP Hà Nội I đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GDQP cho học sinh, sinh viên. Công tác GDQP cho sinh viên tại Trung tâm đã được triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ và ngày càng đi vào nền nếp, chất lượng từng bước được nâng cao; nội dung, chương trình và giáo trình, giáo khoa, tài liệu cũng như các điều kiện đảm bảo cho môn học đã được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Một số cán bộ, HS,SV nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của môn học. Đặc biệt, việc chấp hành rèn luyện kỷ luật và quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên vẫn có những mặt hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đặt ra, vẫn còn có sinh viên vi phạm các chế độ như nội vụ vệ sinh, đi lại, phát ngôn. Đặc biệt, còn có những sinh viên vi phạm qui chế, qui định nội qui của đơn vị buộc phải đình chỉ trả về trường. Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về các biện pháp quản lí quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm GDQP Hà Nội I. Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện kỷ luật quân đội cho sinh viên tại trung tâm GDQP Hà Nội I là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lí hoạt động rèn luyện kỷ luật quân sự để từ đó đề ra những biện pháp quản lí phù hợp với yêu cầu thiết thực trong tình hình hiện nay. Xuất phát từ những lí do vậy, tui chọn đề tài “Quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội 1” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm đề xuất các biện pháp quản lí quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng chấp hành kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên về học GDQP tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I. 3.2. Đánh giá thực trạng quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm GDQP Hà Nội I. 3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm GDQP Hà Nội I 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quản lí quá trình hoạt động rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên học giáo dục quốc phòng- an ninh tại trung tâm giáo dục quốc phòng. 5. Vấn đề nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I 5.2. Đánh giá thực trạng quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên học chương trình giáo dục quốc phòng tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I 6. Giả thuyết khoa học Nêu đề xuất được một số biện pháp có hệ thống về việc tổ chức quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, tổ chức chặt chẽ, động viên tạo động lực cho thầy và trò thì sẽ nâng cao chất lượng rèn luyện kỷ luật ở trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1.Về mặt lí luận Tổng kết công tác quản lý và rèn luyện kỷ luật của sinh viên khi tham gia học tập GDQP, chỉ ra những bài học thành công và hạn chế, trên cơ sở đó xây dựng qui trình quản lý và rèn luyện kỷ luật cho sinh viên 8.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp giám đốc các trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh có những biện pháp quản lí duy trì các hoạt động rèn luyện kỷ luật của sinh viên học giáo dục quốc phòng an ninh có hiệu quả. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các khái niệm, phạm trù quy luật các công trình nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, sách báo, tạp chí, văn bản (liên quan đến lí luận của quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên). Tổng hợp phân tích các vấn đề có liên quan đến đề tài. 9.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: Vận dụng phương pháp này vào việc tìm hiểu quản lí hoạt động rèn luyện kỷ luật của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng- an ninh. Phương pháp phỏng vấn: Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, các trưởng phòng, các trưởng, phó khoa, các giảng viên và sinh viên các trung tâm giáo dục quốc phòng về thực trạng và biện pháp quản lí quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên. Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích là thu thập các số liệu nhằm chứng minh được thực trạng, biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại các trung tâm GDQP Hà Nội I. Phương pháp khảo nghiệm: Lựa chọn một số chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên để khảo nghiệm tính hợp lí và khả thi của các biện pháp quản lí rèn luyện kỷ luật đề xuất. Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng để xử lí số liệu khảo sát. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng. Chương 2: Thực trạng về quản lí quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I Chương 3: Biện pháp quản lí quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I. có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các quy định của tập thể, cá nhân trong trung tâm, kịp thời lắng nghe, phản ánh với lãnh đạo trung tâm các ý kiến phản hồi của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong quá trình thực hiện quy định, tham mưu với lãnh đạo trung tâm để có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, kịp thời. 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp - Những người soạn thảo quy định, quy chế quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm phải là những người nắm chắc và cụ thể hóa quy định của pháp luật, kỷ luật quân sự, mục tiêu, yêu cầu GDQP trong tình hình mới và có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý sinh viên. - Mọi cán bộ, giảng viên và sinh viên phải nắm chắc nội dung quy định, quy chế. - Có đủ đội ngũ cán bộ quản lý làm tốt công tác theo dõi, bảo đảm quy định được thực hiện trên thực tiễn, tránh chung chung, có quy định không thực hiện. 3.2.5. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi để thực hiện quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp Quá trình phát triển của sự vật hiện tượng bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, chi phối của các điều kiện, hoàn cảnh xung quanh nó. Mức độ phát triển của sự vật hiện tượng nhanh hay chậm nhiều khi phụ thuộc vào các điều kiện, môi trường xung quanh thuận lợi hay khó khăn. Vì thế việc quan tâm chăm lo đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần trong quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên là một trong những biện pháp trọng yếu, nhằm tạo ra những yếu tố thuận lợi nhất trong quá trình chấp hành rèn luyện kỷ luật, bảo đảm việc chấp hành rèn luyện kỷ luật của sinh viên đạt hiệu quả tốt ưu nhất. 3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện - Xây dựng cho mọi lực lượng trong trung tâm có hành vi ứng xử có văn hóa, đúng điều lệnh.Đây là nội dung xây dựng rất quan trọng, tạo ra môi trường thuận lợi tác động tích cực đến sinh viên, để sinh viên học tập, rèn luyện, hình thành các thói quen hành vi kỷ luật. Hành vi ứng xử theo điều lệnh của cá nhân được biểu hiện trong giao tiếp giữa con người với nhau, như: cấp dưới, cấp trên, đồng chí, đồng đội, giữa cán bộ, giảng viên với sinh viên; thái độ trước nhiệm vụ. Theo đó, trung tâm phải làm tốt công tác quán triệt các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật của cơ quan quản lý các cấp; phải xây dựng và duy trì thực hiện nghiêm các quy chế, quy định học tập, công tác phù hợp với thực tiễn, với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, bảo đảm cho mọi cán bộ, giảng viên, sinh viên hành động tự giác, đúng điều lệnh của quân đội. - Các đơn vị và cán bộ quản lý sinh viên phải duy trì nghiêm các chế độ quy định; thường xuyên kiểm tra, uốn nắn sinh viên chấp hành nghiêm kỷ luật; luôn có thái độ chân thành cởi mở, vì sự tiến bộ của sinh viên, tạo cho họ sự tin tưởng, gần gũi, gắn bó thân thiện với cán bộ, qua đó tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu. Với các khoa giáo viên và các giảng viên phải thực sự là những tấm gương mẫu mực, mô phạm về lời nói và hành động, luôn tâm huyết với nghề nghiệp và tất cả vì sinh viên, giúp sinh viên từng bước làm quen với môi trường quân sự. - Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình tự rèn luyện kỷ luật của sinh viên.Việc tự rèn luyện luôn là yếu tố quyết định đến hiệu quả chấp hành rèn luyện kỷ luật của chính bản thân sinh viên. Trong tổ chức các hoạt động, cán bộ quản lý phải dành thời gian cho sinh viên tự tự trao đổi, thảo luận để nâng cao hiểu biết về pháp luật, kỷ luật, quy định; phải thường xuyên động viên, giúp đỡ sinh viên tự rèn luyện; phải tổ chức tốt các hoạt động phong trào, xây dựng đơn vị có bầu không khí tâm lý lành mạnh, dân chủ, cởi mở, qua đó khuyến khích sinh viên tích cực học tập, rèn luyện. - Bảo đảm tốt nhất về vật chất và tinh thần cho sinh viên. Qua đó sẽ giúp sinh viên yên tâm phấn khởi học tập, rèn luyện chấp hành kỷ luật. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể, trung tâm phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Việc xây dựng phải được bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học và có tính thẩm mỹ giữa hệ thống các nhà chỉ huy, nhà làm việc, quản lý điều hành huấn luyện, hệ thống giảng đường, thư viện, nhà sinh hoạt chính trị văn hóa tinh thần, thao trường, bãi tập, khu luyện tập thể thao, khu vui chơi giải trí, tạo ra những tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên của trung tâm trong công tác, học tập và rèn luyện. - Phải có đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy, như: bàn, ghế, ánh sáng, máy chiếu, mô hình, sơ đồ, sa bàn...; cơ sở vật chất cho các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ, vui chơi... Nhà ở và phòng học phải thoáng mát, sạch sẽ; phải xây dựng cảnh quan tạo và hệ thống biển bảng, pa nô khẩu hiệu nhằm tác động đến tâm lý, tình cảm, khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện cho sinh viên, giảm sự căng thẳng, mệt mỏi sau mồi giờ, mỗi ngày học tập, rèn luyện. - Phải quan tâm chế độ ăn, ở, quân tư trang, đi lại, điện nước, y tế... Nâng cao chất lượng phục vụ giúp cho sinh viên có sức khỏe để tạo sự hưng phấn tự giác rèn luyện chấp hành kỷ luật. 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Tải đủ 2 phần rồi giải nén

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
V Xây dựng chương trình quản lý phục vụ quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạ Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
B Xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý quá trình phát triển dựán phần mềm, gắn kết với hệ thống phần mềm mi Luận văn Kinh tế 0
T Quá trình hoạt động và các nghiên cứu khoa học của viện nghiên cứu quản lý trung ương trong thời gia Luận văn Kinh tế 0
P Những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình áp dụng phương pháp quản lý chất lượng bằng tiêu chuẩn ISO 9 Luận văn Kinh tế 1
L Quản trị quá trình thay đổi được hiểu như một nghệ thuật quản lý - Sự vận dụng trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu quá trình hình thành và các mô hình quản lý - sử dụng đất đô thị ở khu phố cổ Quận Hoàn K Luận văn Sư phạm 0
G Nghiên cứu quá trình đô thị hoá phục vụ cho quản lý đất đô thị ở quận Tây Hồ-Hà Nội Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top