daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ đến nhiều
mặt trong đời sống xã hội. Sự giao lưu văn hóa với các dân tộc trên thế giới là một
trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hiện nay; đồng thời,
khẳng định nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Vì thế, việc nghiên cứu và học tập
về văn hóa là một trong những vấn đề thiết thực cần được chú trọng. Bởi vì:
“bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn hóa trong
lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác” (Nghị
quyết Trung Ương IV của Đảng).
Việc nghiên cứu về văn hóa học đến nay dù được nghiên cứu nhiều, nhưng vẫn
còn vài vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa quan tâm đúng mức, trong đó có vấn đề
dấu ấn văn hóa được thể hiện trong sáng tác văn học. Vì thế, việc nghiên cứu văn
hóa trong tác phẩm văn học là vấn đề cần quan tâm. Việc này góp phần xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nam Bộ - ngày xưa nhiều sông rạch, đầm lầy nay trở thành vùng đất trù phú,
cây cối xanh tươi, phong cảnh hữu tình . . . , và đặc biệt là con người Nam Bộ rất
thật thà, chất phác, thẳn thắng bộc trực . . . Tất cả những điều này góp phần tạo nên
một vẻ đẹp riêng về văn hóa. Nơi đây, Nguyễn Đình Chiểu được sinh ra, lớn lên và
sáng tác văn chương. Những vẻ đẹp và phong vị quê hương đã thấm sâu vào tâm
hồn cụ Đồ qua những câu hò, điệu hát dân gian, và lẽ tất yếu đã để lại dấu ấn khá
sâu đậm cũng như làm nên nét đặc trưng riêng trong tác phẩm của Nguyễn Đình
Chiểu. Đọc tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, điều ấn tượng nhất là chất văn hóa
của vùng đất Nam Bộ nổi bật qua thơ văn của cụ. Chúng tui nghĩ rằng đó là những
yếu tố góp phần làm nên giá trị đặc sắc cho thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Là người con của Nam Bộ, chúng tui phải duy trì, bảo vệ và phát triển nền văn
hóa của quê hương. Hiểu được điều này chúng tui càng có được lòng tin nghiên
cứu, tìm hiểu sâu hơn về dấu ấn văn hóa của mảnh đất này trong thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu.
Vì vậy, chúng tui quyết định chọn đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ
văn Nguyễn Đình Chiểu” để nghiên cứu. Hy vọng với đề tài này, nó sẽ giúp cho
chúng ta hiểu thêm về dấu ấn văn hóa của vùng đất Nam Bộ được thể hiện trong
sáng tác văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Đình Chiểu là tác gia lớn ở Nam Bộ, thơ văn của cụ được nhiều người
biết đến, nhưng việc tìm hiểu về những ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ trong sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu cũng như màu sắc của mảnh đất này được thể hiện trên
văn thơ của cụ chưa được nghiên cứu nhiều.
“Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” là đề tài chưa
được nhiều người nghiên cứu. Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác giả lớn
của văn học trung đại, văn thơ của cụ không ai không biết đến. Vì vậy, chúng tui sẽ
cố gắng tìm và sưu tầm những bài nghiên cứu có liên quan đến dấu ấn văn hóa, đặc
biệt là dấu ấn của phương Nam trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu để thấy rõ hơn
tầm quan trọng và sự cần thiết khi tìm hiểu về vấn đề này

Từ nội dung cho đến ngôn ngữ, văn thơ của cụ Đồ cũng khai thác sâu sắc về
mảnh đất quê hương của cụ.
Quyển “Lục Vân Tiên tác phẩm và lời bình” [29], có nhiều bài viết liên quan đến
dấu ấn văn hóa trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu:
Đầu tiên là bài viết của thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi
sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” nhận xét: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn
Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh
liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau” [29; 153]. Phạm Văn
Đồng giúp độc giả thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu ngoài việc dùng từ mang tính
Nam Bộ còn thông qua nó vẽ nên bức tranh về sức mạnh của con người phương
Nam – những người con luôn mạnh mẽ, có ý chí bất khuất, không nề hà gian khó,
một lòng hy sinh vì độc lập tự do của quê hương. Điều này tạo nên nét văn hóa rất
Nam Bộ trong sáng tác của cụ Đồ.Tuy nhiên, Phạm Văn Đồng mới đưa ra một nhận
định khái quát chứ chưa cụ thể. Ngoài ra, Phạm Văn Đồng nhận xét: “Nguyễn Đình
Chiểu đã kế thừa truyền thống văn hóa chung của dân tộc, trong cái vẻ riêng của
miền Nam, vốn đã được xuất hiện trước đó trong văn học Đàng trong” [29; 201].
Đây tuy là một nhận định chung nhưng phần nào cũng khái quát được giá trị sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu, đó là sự kế thừa từ văn hóa Việt Nam mà cụ thể là văn
hóa Nam Bộ.
Thứ hai là nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Trảng trong bài viết: “Văn hóa truyền
thống trong truyện Lục Vân Tiên và cuộc sống của tác phẩm” cũng viết thêm “…
không thể chối cãi là chính truyện Lục Vân Tiên đã sản sinh ra một hình thức diễn
xướng truyện thơ mang tên gọi của nó, mà sao này trở thành hình thức độc xướng
truyện thơ chủ yếu của các truyện thơ của Nam Bộ” [29; 203]. Huỳnh Ngọc Trảng
chứng minh ảnh hưởng của “Lục Vân Tiên” lên đời sống tinh thần của nhân dân, đó
là việc diễn xướng truyện thơ. Hình thức đọc xướng truyện thơ là một trong những
hoạt động văn hóa dân gian ở Nam Bộ, tác phẩm của cụ Đồ (Lục Vân Tiên) là tác
phẩm được nhiều người ưa thích, không phải ngẫu nhiên mà ai cũng thuộc lòng câu
hát trước khi kể truyện Vân Tiên: “Vân Tiên Vân Tiển Vân Tiên, cho tui một đồng
tui hát Vân Tiên”. Điều đó làm tăng thêm dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong văn thơ
Nguyễn Đình Chiểu. Ý kiến của Huỳnh Ngọc Trảng cụ thể, nhưng còn điểm hạn
chế. Ông chỉ dựa vào “Lục Vân Tiên” chứng minh điều mình nói, dù một số tác
phẩm khác của Nguyễn Đình Chiểu cũng thể hiện điều này.
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu tác giả và tác phẩm” [28] cũng nghiên cứu nhiều
về những phương diện có liên quan đến đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong văn
thơ Nguyễn Đình Chiểu”:
Đầu tiên là bài viết: “Hiện tượng Nguyễn Đình Chiểu trong văn hóa Việt Nam”
của Cao Tự Thanh khẳng định: “Đối với người đọc ở miền Nam mà đặc biệt là nông
dân Nam Bộ, Lục Vân Tiên đã trở thành một tia sáng nhiều mầu sắc rọi chiếu lên
nhiều lĩnh vực trong đời sống tinh thần của họ” [28; 333]. Cao Tự Thanh cho rằng
ảnh hưởng của “Lục Vân Tiên” lên cuộc sống của nông dân, mà cụ thể là về tinh
thần, giúp truyện thơ mang một dấu ấn văn hóa riêng của Nam Bộ. Ý kiến của Cao
Tự Thanh còn chung chung, vì ông chưa chỉ ra “Lục Vân Tiên” tác động lên đời
sống của nông dân Nam Bộ về phương diện nào.
Thứ hai là bài viết: “Truyền thống quật cường của Nam Bộ và Việt Nam với
tinh thần đấu tranh của Nguyễn Đình Chiểu” của Ca Văn Thỉnh cho rằng: “Truyền
thống văn học Nam Bộ ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu” [28; 188]. Đúng vậy, nếu không thừa hưởng sâu sắc nền văn học của Nam
Bộ thì tác phẩm của cụ Đồ đã không thấm sâu vào người dân nơi đây như vậy, từ
ngôn ngữ giản dị, gần gũi đến nội dung tác phẩm . . . Tất cả đều rất thân thuộc với
Nam Bộ, việc tạo ra dấu ấn văn hóa trong sáng tác của cụ Đồ là lẽ tất nhiên. Nhưng
cũng như Cao Tự Thanh, Ca Văn Thỉnh mới nhận định khái quát, chưa đưa ra biểu
hiện cụ thể, đó là văn học Nam Bộ ảnh hưởng đến tư tưởng sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu như thế nào.
Thứ ba là bài viết: “Tiếng địa phương miền Nam trong tác phẩm của Nguyễn
Đình Chiểu” của Hoàng Tuệ, Phạm Văn Hảo và Lê Văn Trường viết: “Phương ngữ
miền Nam chính là một yếu tố trong giá trị hiện thực của thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu” [28; 648]. Sự khẳng định của họ khá cụ thể, họ chỉ ra được giá trị hiện thực
của văn thơ cụ Đồ được tạo nên từ nhiều yếu tố nhưng phương ngữ miền Nam là
yếu tố quan trọng, chính điều đó ghi lại dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu.
Quyển “Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX”
[7], Bảo Định Giang viết: “Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu từ chống thực dân
Pháp về sau, phát triển ở mức cao sự nghiệp sáng tác của ông. Thơ điếu, văn tế
những tướng lĩnh anh hùng, những nghĩa sĩ không tên và các tác phẩm khác của
ông, là những bài ca bất khuất, thà chết chứ không chịu làm nô lệ” [8; 60]. Tuy
không nói rõ về những cuộc đấu tranh ở đâu, người dân ở vùng nào, nhưng qua
nhận định này chúng ta có thể thấy được tính cách mạnh mẽ, kiên cường cùng ý chí
bất khuất của người dân Nam Bộ, đây là nét đặc trưng hiện rất rõ trong tính cách
của người dân Nam Bộ cũng là nét văn hóa trong sáng tác của cụ Đồ.
Quyển “Từ ngữ - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” [7] trình bày nhiều ý kiến của
Nguyễn Thạch Giang liên quan tới dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong văn thơ cụ Đồ:
Nguyễn Thạch Giang nhân ngày “Kỉ niệm lần thứ 111 ngày mất Nguyễn Đình
Chiểu (ngày 03 tháng 07 năm 1888 – ngày 03 tháng 07 năm 1999) viết: “Ngoài ra,
tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu mang đậm sắc thái địa phương Nam Bộ, nhất là trong
cách sử dụng ngôn ngữ” [7; 7]. Nguyễn Thạch Giang giúp độc giả thấy được văn
thơ Nguyễn Đình Chiểu, nhất là qua mặt ngôn ngữ, điều mà ai cũng dễ nhận ra
trong sáng tác của cụ là lối văn chương rất bình dị, quen thuộc với người dân Nam
Bộ. Dù chỉ viết về phương diện từ ngữ trong dấu ấn văn hóa của Nguyễn Đình
Chiểu, nhưng Nguyễn Thạch Giang viết rất chi tiết.
Ngoài ra, trong bài viết: “Mấy nhận xét tổng quát về ngôn ngữ thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu”, Nguyễn Thạch Giang khẳng định: “. . . những từ ngữ và những thể
cách hành văn địa phương đậm đà trong “Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư
Tiều vấn đáp nho y diễn ca” đã tạo nên một không khí đặc biệt , nôm na đến mức
thật thà chân chất, phản ánh hiện thực những xứ sở của những con người bộc trực,
cũng thẳng thắn, thật thà” [7; 24]. Quả thật, không khó khăn nhận ra những con
người thật thà, đôn hậu và thẳng thắn tựa như tính cách của người miền Nam qua
các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, trong tác phẩm của cụ Đồ nét
tính cách đó của con người Nam Bộ càng được khắc họa sâu sắc và sinh động
hơn… qua ngôn ngữ hành văn của tác giả.
Trên trang web http: // vominhhai.vnblog.com đăng ngày 10 tháng 11 năm 2011
lúc 15 giờ 30 phút, Nguyễn Thị Thanh Ngân và Lê Thị Bích Liễu trong bài viết “Từ
ngữ văn hóa trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” cho rằng: “trường hợp
thâm nhập của Lục Vân Tiên vào đời sống văn hóa dân gian Nam Bộ là một bằng
chứng khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong việc hiện thực hóa giá trị văn hóa của
tác phẩm văn học”[31; 6]. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Ngân và Lê Thị
Bích Liễu khẳng định vai trò quan trọng của tác phẩm văn học (Lục Vân Tiên) đối
với nền văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Nam Bộ nói riêng. Đây là một
nhận định mới chỉ ra được dấu ấn văn hóa của phương Nam, tuy nhiên bài viết chỉ
tìm hiểu trong phạm vi hẹp (cụ thể là tác phẩm Lục Vân Tiên) về mặt từ ngữ - một
trong những đặc trưng của văn hóa. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thanh Ngân và Lê Thị Bích Liễu còn khẳng định: “Riêng với truyện Nôm Lục Vân
Tiên, khi nói đến đặc trưng của từ ngữ văn hóa, chúng ta không thể quên nhắc đến
tính phổ biến. Đây có lẽ là đặc điểm cho thấy sự thâm nhập vào quần chúng của
Lục Vân Tiên vượt trội hơn những truyện Nôm bác học thời bấy giờ, bên cạnh tác
phẩm trong việc thể hiện rõ cốt cách của con người Nam Bộ - những con người
phóng khoáng, giàu tình nghĩa chính trực, thẳng thắn, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng
nhiều từ ngữ, lối nói, (thậm chí mang tính chất khẩu ngữ) của người Nam Bộ. . .”
[31; 5] Từ việc tìm hiểu về mặt từ ngữ trong “Lục Vân Tiên” mang đậm chất Nam
Bộ, bài viết đưa ra một đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong “Lục Vân Tiên”, đó là tính
cách của con người miền Nam được thể hiện rất rõ. Đây cũng là một nét văn hóa
cần được khai thác trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.
Chưa đi sâu vào phân tích dấu ấn văn hóa trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
nhưng Lê Ngọc Thạc đã đưa ra một nhận định thể hiện sự gắn bó giữa sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu với mảnh đất phương Nam. Trên trang web: http:
//ngocthacle.blogspot.com trong bài viết “Mấy suy nghĩ về màu sắc Nam Bộ trong
thơ văn của cụ Nguyễn Đình Chiểu” được đăng vào ngày 02 tháng 09 năm 2011 lúc
18 giờ 56 phút Lê Ngọc Thạc nhận xét: “Tác phẩm của cụ Đồ sống mãi vì nó gần
gũi với nhân dân. Đó chính là lời ăn tiếng nói, là suy nghĩ và tình cảm của nhân
dân. Từ đó đã hình thành nên một phong cách nghệ thuật riêng cho ông, góp phần
quan trọng vào dòng văn học yêu nước Nam Bộ thời chống Pháp” [19; 1], cũng như
Nguyễn Thị Thanh Ngân và Lê Thị Bích Liễu, Lê ngọc Thạc cho rằng ngôn ngữ
trong thơ văn của cụ Đồ mang đậm sắc màu Nam Bộ. Nó không chỉ là ngôn ngữ
của văn chương mà là “lời ăn tiến nói, là suy nghĩ và tình cảm của nhân dân” [19;
1].
Có thể còn nhiều bài nghiên cứu khác có viết về màu sắc Nam Bộ trong thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu nhưng ở đây chúng tui chỉ tìm hiểu được một số bài, một vài ý
kiến hay nhận định có liên quan để từ đó làm cơ sở cho vấn đề mà chúng tui sẽ
nghiên cứu nên chúng tui xin dừng lại ở vài bài viết và các ý kiến trên. Hy vọng tiếp
theo luận văn này chúng tui có thể đóng góp và làm sáng tỏ vấn đề dấu ấn văn hóa
trong tác phẩm văn chương mà cụ thể là sắc mà phương Nam qua văn thơ của
Nguyễn Đình Chiểu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu” đòi hỏi phải tham khảo tất cả những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Vì vậy, chúng tui chọn hai quyển cơ bản để khảo sát, đó là “Nguyễn Đình Chiểu
toàn tập” tập một và hai của nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1997.
Bên cạnh đó, chúng tui cũng khảo sát thêm một số tài liệu có liên quan: quyển
[2] và quyển [7] . . . để nghiên cứu đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu”.
Thực hiện đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”,
trước hết chúng tui khảo sát những vấn đề chung về văn hóa và những đặc điểm của
văn hóa Nam Bộ cũng như nền văn hóa dân gian ở đây; cùng với những nét tính
cách của con người. Đồng thời, chúng tui khảo sát thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
trên hai phương diện: từ ngữ và các hoạt động văn hóa dân gian.
Mặt khác, chúng tui còn nghiên cứu một số công trình viết về văn hóa để thấy
được sự ảnh hưởng của văn hóa lên sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
4. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, chúng
tui đặt ra những mục đích sau:
Tìm hiểu những dấu ấn văn hóa trong sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình
Chiểu.
Chỉ ra được sự ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ đối với quá trình sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua từ ngữ và các hoạt động văn hóa dân gian.
Nghiên cứu đề tài để hiểu hơn những dấu ấn văn hóa đã góp phần làm nổi bật
hơn vẻ đẹp trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Mặt khác, với đề tài này, chúng ta có thể hiểu thêm về giá trị của thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu cũng như tài năng của cụ . . . Đồng thời, nhìn nhận lại những
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top