daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU CHUNG
1.1 Vài nét về nhà thơ Xuân Diệu.
1.1.1 Tiểu sử.
1.1.3 Sự nghiệp.
1.2 Quan điểm nghệ thuật.
1.3 Phong cách nghệ thuật.
1.4 Quan niệm về tình yêu qua các giai đoạn văn học.
1.4.1 Tình yêu trong ca dao, dân ca.
1.4.2 Tình yêu trong văn học trung đại.
1.4.3 Tình yêu trong văn học hiện đại.
CHƯƠNG II . QUAN NIỆM TÌNH YÊU TRONG THƠ XUÂN DIỆU
2.1 Tình yêu trước cách mạng tháng Tám.
2.1.1 Thể hiện sự chân thành, chung thủy.
2.1.2 Thể hiện khát khao tận hưởng.
2.1.3 Thể hiện khát khao được cảm thông, chia sẻ.
2.2 Tình yêu sau cách mạng tháng Tám.
2.2.1 Tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước.
2.2.2 Tình yêu gắn liền với tình nghĩa vợ chồng.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN QUAN NIỆM TÌNH
YÊU TRONG THƠ XUÂN DIỆU
3.1 Thời gian nghệ thuật.
3.2 Không gian nghệ thuật.
3.3. Hình ảnh.
3.4 Ngôn ngữ.
3.5 Nhịp điệu.
C. PHẦN KẾT LUẬN.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I - Lý do chọn đề tài:
Văn học Việt Nam cũng như văn học của các nước trên thế giới đều có những thăng
trầm trong quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, có một điều rất lạ ở Việt Nam là
khi xã hội có những biến động lớn lao thì văn học lại có những bước phát triển vượt bậc.
Điều này được thể hiện rất rõ ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX hay
như giai đoạn 1930-1945. Có thể nói, giai đoạn văn học 1930-1945 đã thực sự mở ra một
kỷ nguyên mới cho nền văn học Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa nền văn học dân
tộc với những tài năng văn học luôn luôn có ý thức cao về vai trò, trách nhiệm của mình
đối với sự phát triển văn học của nước nhà theo hướng hiện đại hóa như Nhất Linh, Khái
Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, X uân Diệu, HuyCận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc
Tử,…ở khuynh hướng văn học lãng mạn, Nguyễn Công Hoan, Tam Lang, Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao, Mạnh Phú Tư, Nguyên Hồng,…ở khuynh hướng văn học hiện thực phê
phán và Tố Hữu, Xuân Thủy, Sóng Hồng, Hồ Chí Minh,… ở khuynh hướng văn học cách
mạng. Tuy mỗi nhà văn, nhà thơ ở giai đoạn văn học này có những đóng góp khác nhau
nhưng tựu chung những tác phẩm của họ đã thực sự đi vào quỹ đạo của văn học hiện đại.
Khi nhắc đến văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945 không thể không nhắ c đến
Phong trào Thơ m ới với tên tuổi và đóng góp của “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu bởi
những sáng tác của ông đã thực sự làm phong phú thêm hương sắc cho “vườn hoa” thi ca
Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Cùng với những bậc “đàn anh” trong làng Thơ mới như
Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư, cùng với những người đồng trang lứa như Chế
Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Huy Cận,… Xuân Diệu đã thực sự làm một cuộc bức
phá ngoạn mục trong những tác phẩm của mình. Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió là
kết tinh của tinh thần lao động sáng tạo miệt mài và bản lĩnh nghệ thuật của ông trước
cách mạng tháng Tám -1945. Nhiều bài thơ trong hai tập thơ này đã thực sự trở thành
“mẫu số vĩnh hằng” của hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám-1945 nói riêng
và Phong trào Thơ mới nói chung bởi sự mới mẻ, hiện đại của chúng ở cả khía cạnh nội
dung lẫn hình thức nghệ thuật. Thơ ông thời kỳ này đa phần đề cập đến tình yêu với
những cung bậc và sắc màu tình cảm rất tinh tế, phong phú và đa dạng. Trong Phong trào
Thơ mới, có nhiều nhà thơ sáng tác thơ tình song có lẽ không ai có thể vượt qua Xuân
Diệu về số lượng và chất lượng. Thơ tình của ông thời kỳ này có những bài, những câu
thơ cũng “đeo” nỗi buồn của cái tui cô đơn, lẻ loi, trơ trọi trong tình yêu song nó không
hề ủy mị, sướt mướt mà luôn luôn hướng lòng về với trần thế, nhân gian với khát khao
giao cảm với đời đến “cháy lòng”, “cháy dạ” . Tình yêu trong th ơ ông thời kỳ này được
6
nâng lên thành tri ết lý của sự sống: “ Làm sao s ống được mà không yêu. / Không nhớ
không thương một kẻ nào”.
Cách mạng tháng Tám-1945 thành công, ông và một số nhà Thơ mới khác như Thế
Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Anh Thơ,…đã hòa lòng mình vào nhịp sống
của một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập của dân tộc. Do vậy, nếu như trước cách
mạng tháng Tám, hồn thơ của ông “độc hành” với cái tui thì sau cách mạng tháng Tám,
cái tui trong thơ ông đ ã hòa nhịp với cái ta chung của thời đại, của dân tộc nên số lượng
thơ tình của ông thời kỳ này không nhiều. Tuy số lượng thơ tình trong “gia tài ” thơ của
ông thời kỳ này có phần “vơi đi”, giọng điệu của nó có phần lắng dịu hơn so với trước
cách mạng tháng Tám- 1945 song sự thiết tha, dạt dào thì không hề thuyên giảm.
Trong suốt cuộc đời văn nghiệp, Xuân Diệu đã để lại cho đời gần 450 bài thơ tình.
Điều này chứng tỏ sự vinh danh ông là “ông hoàng của thơ tình” của giới nghiên cứu,
phê bình không phải mang tính nhất thời mà là thể hiện trân trọng của họ đối với hồn thơ
Xuân Diệu.
Ngày hôm nay, mặc dù Xuân Diệu đã đi xa nhưng những bài thơ tình của ông vẫn là món
ăn tinh thần của những người trẻ tuổi, của những người yêu quý ông, yêu quý thơ ông. Đã
có biết bao bài nghiên cứu, bao công trình vẫn tiếp tục phân tích, bàn luận về thơ tình của
ông với mong muốn khai thác thêm những tầng vỉa mới trong “kho quặng” thơ tình của
ông. Ít, nhiều trong những bài viết đó cũng đã đề cập đến quan niệm tình yêu trong thơ
của Xuân Diệu trước và sau cách mạng tháng Tám- 1945. Vì vậy, việc chọn đề tài “Quan
niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu” của chúng tui thực sự cũng có những thuận lợi nhất
định. Với việc triển khai đề tài này, trước hết chúng tui có cơ hội hiểu sâu những vẻ đẹp
tinh túy trong thơ tình của Xuân Diệu qua các thời kỳ, sau là trân trọng, kính yêu một con
người đã sống hết lòng vì văn chương nghệ thuật, hết lòng vì cuộc đời.
II – Lịch sử vấn đề:
Phải nói rằng cuộc cách mạng về thi ca trong Phong trào Thơ mới là một bước
chuyển biến rất quan trọng trong quá trình hiện đại hóa thi ca Việt Nam những thập niên
30 – 40 của thế kỉ XX. Nhưng cuộc đổi mới đó, có thành công và đ ạt được những thành
tựu mà ngày hôm nay chúng ta ngưỡng mộ hay không nếu như thiếu các “Ngôi sao sáng”
đã hết lòng vì nghệ thuật, đóng góp tài năng và tâm huyết cho sự hồi xuâ n của nền thi ca
dân tộc. Mỗi một nghệ sĩ là một nguồn sá ng làm cho Thơ m ới đạt đến đỉnh cao nghệ
thuật, thiếu một ai đó sẽ làm cho “ánh sáng” kia như chưa t ỏa hết phần hồn của mình.
Xuân Diệu đã mang một nguồn sáng mới vào thơ ca dân tộc, đó là tình yêu, đây vốn
không phải đề tài mới mẻ gì. Trước kia tình yêu cũng được nhiều thi sĩ nhắc tới, tuy nhiên
nó ẩn sau các hình tượng khác như thiên nhiên, sự vật. Do vậy trong thơ của những nhà

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên Tài liệu chưa phân loại 0
D Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Văn học 0
D QUAN NIỆM VỀ GIA TRƯỞNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA GIỚI Văn hóa, Xã hội 0
D Sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu t Văn hóa, Xã hội 0
M Một số quan niệm đạo đức học phương Tây hiện đại và ảnh hưởng của chúng ở Việt Nam trong bối cảnh hộ Luận văn Sư phạm 2
L Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
D DẠY HỌC KHÁI NIỆM ĐẠO HÀM Ở LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Luận văn Sư phạm 0
H Quan niệm văn học là vũ khí cách mạng và ảnh hưởng của nó đối với thơ 1945 - 1985 Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top