khaigiac

New Member
Download Đề tài Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên

Download miễn phí Đề tài Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên





Bạo lực về tinh thần là những lời xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
của nạn nhân hay là sự cô lập, bỏ rơi, khống chế, kiểm soát mọi hành vi của
bản thân Bạo lực tinh thần được coi là mọi hành vi gây tổn thương đến
đời sống tinh thần của nạn nhân như lăng mạ, chửi rủa, đánh đập, đe dọa
hay những hành vi khác như xúc phạm, làm nhục nạn nhân trước mặt người
khác, làm cho họ đau khổ ê chề. Bạo lực tinh thần không dễ nhận ra, nó
thường đa dạng và nhiều khi được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác
nhau.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

vũ lực
hay đe dọa tấn công vũ lực để tách nạn nhân ra khỏi gia đình, bạn bè. Thông
qua việc cô lập từng phần, một số thủ phạm đã tăng cường kiểm soát về tâm
lý tới mức độ quyết định mọi việc cho nạn nhân.
- Kiểm soát kinh tế: Thủ phạm có thể tiến hành việc bạo lực nạn nhân
thông qua việc kiểm soát sự tiếp cận của hộ với các nguồn lực gia đình: thời
gian, đi lại, ăn uống, quàn áo, tiền bạc, nơi ở… đây cũng là một dạng bạo
lực về tinh thần.
- Có mối quan hệ tình cảm với người khác
20
Sơ đồ 3: Các hình thức bạo lực tinh thần
Quát tháo, hăm dọa,
chửi rủa và nói
những lời xúc phạm
đến nhân phẩm của
nạn nhân
Kiểm soát tiền
bạc và quyết định
mọi hành vi
Theo dõi hay cho
người theo dõi các
hành vi của nạn nhân
Có mối quan hệ tình
cảm với người khác
Từ chối không cho
nạn nhân làm việc
ngoài xã hội
Lôi kéo người thân,
bạn bè lại nạn nhân
Bạo lực
tinh thần
Cô lập nạn nhân
với gia đình và bạn
bè của họ
21
1.4.3. Bạo lực tình dục
Sơ đồ 4: Các hình thức bạo lực tình dục
Bạo lực
tình dục
Đòi hỏi cưỡng bức quan
hệ theo kiểu cách nạn
nhân không mong muốn
Chê bai miệt thị khả
năng tình dục của nạn
nhân
Hành hạ nạn nhân
bằng cách không quan
hệ tình dục
Thực hiện hành động
bạo dâm trong khi quan
hệ với nạn nhân như
đánh đạp cào cấu
Đòi hỏi các hình thức
tình dục không an
toàn, không sử dụng
các biện pháp tránh
thai theo mong muốn
của nạn nhân
Đòi hỏi, cưỡng bức
giao hợp,khi nạn nhân
đang mệt mỏi hoặc
đang bị bệnh
22
CHƯƠNG HAI: QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ BẠO LỰC GIỚI
TRONG TÌNH YÊU SINH VIÊN
2.1. Một vài nét về bạo lực giới
Bạo lực giới là một trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng nghiêm
trọng nhất mà phụ nữ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải
chịu đựng. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, cứ 5 phụ
nữ thì có 1 người là nạn nhân của một dạng bạo lực nào đó trong cuộc đời
của họ, 67% phụ nữ bị ngược đãi về thể chất và 47% phụ nữ bị cưỡng ép
trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Các dạng bạo lực giới bao gồm bạo lực gia đình, hiếp dâm, quấy rối
tình dục, ép buộc vào con đường mại dâm, cắt bỏ một phần bộ phận sinh
dục, giết bào thai nữ, buôn bán phụ nữ, bạo lực liên quan đến của hồi môn.
Theo tuyên bố của Liên hợp quốc về bạo hành chống lại phụ nữ năm 1993
thì Bạo lực trên cơ sở giới là bất kỳ hành động nào gây ra, hay có thể gây ra
hậu quả làm tổn hại, gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục, tâm lý.
Hậu quả của bạo lực giới đã được khẳng định là rất nặng nề, thậm chí nó là
nguyên nhân thứ 10 gây tử vong cho phụ nữ lứa tuổi từ 15 đến 44. Tại Việt
Nam, qua nghiên cứu của Viện Xã hội học, 15% phụ nữ trong mẫu báo cáo
đã từng bị bạo lực về thể chất, 80% bị bạo lực tinh thần, 20% bị bạo lực tình
dục, trên 40% bị chồng đánh đập hay chửi mắng. Còn kết quả thống kê từ
hàng nghìn khách hàng tư vấn tại các Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khoẻ
phụ nữ thuộc Dự án Cải thiện chăm sóc y tế đối với nạn nhân của bạo hành
giới do Sở Y tế Hà Nội thực hiện 5 năm qua, có khoảng từ 55% đến 95%
phụ nữ bị hành hạ thể xác nhưng chưa bao giờ cầu viện tới một cơ quan
chính thức hay người có thẩm quyền. 91,6% số phụ nữ đó bị chồng thượng
cẳng chân, hạ cẳng tay. Những phụ nữ - nạn nhân của bạo hành ở tuổi 20-29
chiếm gần 50%. Riêng thống kê tại Trung tâm tư vấn sức khoẻ đặt tại Bệnh
23
viện Đức Giang cho thấy, 30% nạn nhân của bạo lực giới bị chấn thương
đầu cổ, 10% chấn thương xương sườn, còn lại là đa chấn thương. Về mặt
tinh thần, 100% nạn nhân bị tổn thương. Đáng lo ngại hơn, những đứa trẻ
sống trong các gia đình có bạo lực thường cam chịu, lì lợm, thậm chí trầm
cảm, học hành kém và hầu như không ai giải thích, phân tích cặn kẽ cho
chúng biết hành động bạo lực là xấu.
Trước khi Dự án do Sở Y tế Hà Nội thực hiện, nước ta chưa có các cơ
sở cung cấp dịch vụ y tế mà ở đó cán bộ y tế được đào tạo để phát hiện, đánh
giá và giúp đỡ các nạn nhân. Vấn đề bạo lực giới mới chỉ được đề cập trong
vài năm gần đây và các hoạt động phòng chống cũng mới ở mức độ đơn lẻ,
thiếu đồng bộ. Với mục tiêu phát triển một mạng lưới hỗ trợ, tư vấn chăm
sóc sức khoẻ phụ nữ dựa vào bệnh viện để giúp đỡ những phụ nữ bị bạo
hành, Dự án đã tổ chức tập huấn về chủ đề bạo lực giới và kỹ năng làm việc
với nạn nhân cho các cán bộ y tế tuyến quận, huyện. Nhiều cán bộ y tế được
phỏng vấn cho biết họ hiểu nguyên nhân chính của bạo lực giới là sự bất
bình đẳng giới nên đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống bạo lực
thông qua việc sàng lọc, đánh giá, ghi chép và giúp đỡ nạn nhân. 74,7% cán
bộ y tế đã từng động viên tinh thần cho nạn nhân. Điều đáng mừng hơn là
các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở nhiều nơi hiện cũng đã bắt đầu
phối hợp, can thiệp kịp thời cho những trường hợp bị bạo hành và xử lý
nghiêm khắc với kẻ gây bạo hành. Điển hình, 5 năm qua, Trung tâm tư vấn
sức khoẻ phụ nữ tại BV Đức Giang đã góp phần cùng chính quyền đưa 18
đối tượng gây bạo lực nghiêm trọng ra trước pháp luật.
Đến nay, mặc dù mọi người đã bắt đầu ý thức và có trách nhiệm hơn
với những nạn nhân của bạo hành giới, nhưng công tác phòng chống cũng
như giúp đỡ các nạn nhân đang còn gặp nhiều khó khăn do người bị bạo
hành chưa tự tin khai báo hay yêu cầu giúp đỡ. Trong khi đó, đội ngũ tình
24
nguyện viên y tế lại hạn chế về số lượng cũng như kiến thức tư vấn, kinh
nghiệm hoạt động. Hy vọng từ các mô hình Trung tâm tư vấn, những nạn
nhân của bạo hành giới sẽ dũng cảm và nhìn nhận ra việc phải lên tiếng khi
bị bạo hành để được giúp đỡ chính đáng. Ngoài ra, mỗi phụ nữ cần tự hoàn
thiện chính mình về mọi mặt để tự tin hơn trong cuộc sống, hạn chế tối đa
bạo lực gia đình.
2.2. Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên
Bạo lực giới trong tình yêu sinh viên là một hiện tượng xã hội đã và
đang tồn tại, nó bao gồm: bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về
tình dục. Khi khảo sát ý kiến của sinh viên về vấn đề này, có đến 81.2%
người cho rằng có bạo lực giới trong tình yêu sinh viên. Điều này cho thấy,
trong thực tế, hầu hết các bạn sinh viên đều đã nhận thức được vấn đề bạo
lực giới trong tình yêu sinh viên. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu,
chúng tui nhận thấy, các bạn sinh viên cũng đã nhận thức được các loại, các
dạng của bạo lực giới. Khi khảo sát ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề
này, chúng tui đã thu được kết quả sau:
Bảng 1: Đánh giá của sinh viên về hình thức bạo lực diễn ra trong tình yêu
sinh viên
Đánh giá (%)
Hình thức bạo lực
Có Không
Bạo lực tinh thần 73.3 26.5
Bạo lực thể xác 70.6 29.4
Bạo lực tình dục 64.7 25.3
Có thể nhận thấy, phần lớn các bạn sinh viên đều đã cho rằng, các loại
bạo lực đề...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top