Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày một số vấn đề lý luận về truyền thống và cách tân trong thơ; hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy. Nghiên cứu về truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung. Nhìn từ góc độ nội dung trữ tình, truyền thống và cách tân thể hiện ở cách chiếm lĩnh đề tài và ở cái tui trữ tình trong thơ Nguyễn Duy. Nhìn từ phương diện nghệ thuật, truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy được thể hiện ở hình ảnh, ngôn ngữ và thể thơ. Từ đó, khẳng định được vai trò của nhà thơ Nguyễn Duy trong công cuộc sáng tạo và xây dựng nền thơ ca dân tộc
Luận văn ThS Văn học Việt Nam hiện đại 60 22 34 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mĩ cứu nước, cùng thời với các tác giả : Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Lâm
Thị Mĩ Dạ… lớp tác giả đã làm nên diện mạo thơ ca một thời máu lửa. Khi
hòa bình lập lại, Nguyễn Duy cũng nhập cuộc bằng những trang thơ cháy
bỏng khát khao và lòng nhiệt tình yêu quê hương đất nước. Cách đi của ông
không lặp lại mọi người, điều này làm nên cái mới cho thơ Nguyễn Duy. Nhà
thơ là một trong những người tiên phong trong khuynh hướng phi sử thi - một
khuynh hướng đậm nét xuất hiện trong văn học Việt Nam vào những năm 80
của thế kỉ XX. Ở những tác phẩm của ông, hiện thực được nhìn toàn diện dù
đó là cái nhìn lại quá khứ hay cái nhìn mới nguyên của hiện tại.
Nguyễn Duy hay viết về những suy ngẫm mang tính triết lí, chủ
yếu là suy ngẫm về giá trị cuộc đời, chính vì thế thơ Nguyễn Duy có chiều sâu
và đậm chất trí tuệ, mặc dù được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ hết sức giản dị,
thậm chí bình dân. Đất nước hiện lên trong trang thơ Nguyễn Duy có thể nói
là đậm nét và chân thực hơn so với các nhà thơ cùng thời, bởi không ai yêu
quê hương đất nước như cách của Nguyễn Duy - yêu bằng cách chỉ ra cái
khốn khó, cái cơ cực, cái yếm thế nhỏ bé …tóm lại là phần khuất lấp không
tươi đẹp mà bao người ngại nói đến.
Nguyễn Duy là nhà thơ không ngừng vận động, luôn dấn thân
vào những cuộc hành trình để tìm cái đẹp, bằng cách này hay cách khác.
Không chấp nhận một cách đi cũ mòn, hình ảnh khuôn sáo…thơ Nguyễn Duy
mang đậm dấu ấn cách tân. Tuy nhiên, nói đến Nguyễn Duy người ta cũng nói
nhiều đến những vần thơ “làng cảnh quê hương” đậm đà, son sắt. Truyền
thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy là hai giá trị thẩm thấu, nhuần
nhuyễn trong mỗi tác phẩm, nó làm nên cảm quan nghệ thuật và giá trị riêng
cho thơ Nguyễn Duy. Đây là hai giá trị thống nhất và biện chứng, cách tân
được nảy sinh trên mảnh đất chân quê truyền thống và tình yêu quê hương đất
nước của nhà thơ.
Chính vì những phẩm chất nghệ thuật và sự nỗ lực hết mình trên
con đường tìm tòi sáng tạo của Nguyễn Duy đã nêu ở trên, chúng tui đi vào
tìm hiểu đề tài này nhằm khẳng định vai trò và vị trí của một nhà thơ dũng
cảm luôn nhìn thẳng, nhận chân mọi giá trị của cuộc sống, nhà thơ của “quê
hương làng cảnh” ở thời hiện đại này.
II. MỤC ĐÍCH , PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Luận văn xem xét hai giá trị truyền thống và cách tân trong thơ
Nguyễn Duy trên các phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó tìm ra nét
riêng biệt độc đáo của nhà thơ, khẳng định vị trí và đóng góp của nhà thơ
trong nền thơ ca nước nhà.
- Phạm vi nghiên cứu trong 6 tập thơ chính của nhà thơ Nguyễn
Duy: Mẹ và em (1987, Nhà xuất bản Thanh Hóa), Đường xa (1989, NXB
Trẻ), Quà tặng (1990, NXB Văn học), Về (1990 – 1994, NXB Hội nhà văn),
Sáu và Tám (1994, NXB văn học), Bụi (1997, Nhà xuất bản Hội nhà văn)
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Bất cứ vận động đi lên nào cũng có sự đấu tranh, đấu tranh giữa
cái cũ và cái mới, giữa cái cổ hủ và tiến bộ…Hành trình thơ ca cũng vậy, vấn
đề truyền thống và cách tân, không chỉ đến ngày hôm nay mới được đem ra
bàn bạc, mà ở mỗi thời đại khác nhau quá trình này diễn ra với mức độ và quy
mô khác nhau. Chúng tui xin được điểm qua một số bài tiêu biểu để thấy
được tính hệ thống trong vấn đề mình đang nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Hữu Quýnh với bài Hai xu hướng thơ hiện nay đã chỉ
ra sự khác biệt giữa cái mới của những thế hệ cầm bút trên thi đàn Việt Nam
sau 1946. Tác giả nhấn mạnh về hai xu hướng thơ hiện nay là: “ Người ta bắt
đầu nói đến thơ cách tân, thơ hiện đại, hậu hiện đại như là sự phá vỡ kết cấu
của diễn đạt. Nhà thơ Hoàng Hưng đã từng phát biểu: Thơ hậu hiện đại mang
hai đặc tính nổi bật là tính thử nghiệm và tính tiên phong…Mặc dù rất đa
dạng, thơ hậu hiện đại có điểm chung: quan niệm làm thơ là một tiến trình
đang xảy ra chứ không phải sản phẩm đã thành…Nó thích những chữ rỗng
hơn cái thụ nghĩa tiên nghiệm, đi theo lý thuyết kết cấu hơn là lý thuyết biểu
hiện, quan tâm đến nói như thế nào hơn là nói cái gì”. Và thái độ của tác giả
trước những yêu cầu cách tân thơ hiện nay là: Để có một nền thơ thuần hậu,
nhân văn, trong sáng và đa dạng cần đối xử công bằng với mọi nhà thơ. Đừng
vì nhân danh đổi mới, hiện đại hay truyền thống mà bên trọng bên khinh. Hãy
để cho khuynh hướng thơ được bình đẳng tồn tại với nhau, đừng dạy dỗ, đừng
áp đặt, đừng khắt khe và cũng đừng ôm ấp chiều chuộng thái quá ai cả. Tự
thơ nói lên tất cả. Tự bạn đọc bầu chọn nhà thơ của họ. Tự cuộc sống lâu dài
định danh cho thơ. Tóm lại cứ để cho nó phát triển tự nhiên vì nó là thơ”. Tác
giả chỉ dừng lại nhìn nhận một cách khái quát về xu hướng thơ hiện nay mà
không đi vào nghiên cứu một tác phẩm, tác giả cụ thể nào.
Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi - bài
của Giáo sư Phạm Vĩnh. Tác giả nghiên cứu tính dân tộc trong thơ Việt nam
trong suốt chiều dài lịch sử phát triển thơ ca, để khẳng định: người sáng tạo
càng sâu sắc và độc đáo bao nhiêu thì càng đạt tính dân tộc, tính nhân loại ở
độ cao bấy nhiêu. Đồng thời tác giả khẳng định tính dân tộc phải có xu thế
mở, tức là nói đến tính dân tộc không có nghĩa là nói đến một giá trị bất biến,
khuôn khổ và cứng nhắc mà phải luôn kế thừa và sáng tạo tiếp.
Cách tân: đi tìm một cái mới hay cái Tôi? - TS Chu văn Sơn. Bài viết
đã đưa ra định nghĩa về cách tân, nhận thức của tác giả văn học về cách tân,
vai trò của cách tân trong sáng tạo nghệ thuật. TS Chu văn Sơn kết luận: Cách
tân là sáng tạo cái mới. Nhưng không phải cái mới vay mượn từ ngoài mình.
Trái lại phải là cái mới trong mình. Nhận chân được cái mới thuộc về bản thể,
thì mới thấy được cái mới ấy cũng là cái tui của kẻ sáng tạo. Nó sẽ xui khiến
kẻ sáng tạo tìm đến hình thức mới và truyền sự sống cho mỗi thành tố mới
của hình thức ấy. Đến lượt mình hình thức mới sẽ định dạng cho mọi sáng tạo
mới.
Thử tìm hiểu tính dân tộc trong thơ hôm nay - tác giả Trần Sáng đã
ngợi ca cái mượt mà đằm thắm, cái chia sẻ và thấu hiểu mà thơ dân tộc đã có
được. Những gì mang tính dân tộc trong thơ hôm nay “Đó là những lời từ trái
tim, là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của Người Việt. Cũng là cái đích hướng đến
của nhân loại. Những vần thơ đó đã chinh phục trái tim nhân loại trong khi
nhà thơ vẫn đứng vững hai chân trên mảnh đất dân tộc mình”
Cánh tân là lẽ sống của thơ - tác giả Hoàng Hồng đã khẳng định vai trò
quan trọng của việc cách tân thơ. Đó là một yêu cầu không thể không xảy ra
và không thể không được đáp ứng của thời đại. Cách tân theo Hoàng Hồng là
tất yếu của ngày hôm nay - hiện đại, và là điều không cần bàn đến, hãy
để thời gian và độc giả trả lời cho câu hỏi về cách tân.
Có rất nhiều bài viết về tác giả Nguyễn Duy, để khẳng định hồn thơ
giàu tính dân tộc và phong cách khá linh hoạt độc đáo, thể hiện con mắt
nhanh nhạy và thông minh của tác giả, song cũng chưa có một công trình nào
nghiên cứu tính truyền thống và cách tân trong thơ ông. Nhà phê bình Hoài
Thanh năm 1972 trên Văn nghệ đã nhận định khi mới đọc những bài thơ đầu:
“Thơ Nguyễn Duy thường đưa ta về một thế giới quen thuộc …Nguyễn Duy
đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của nhứng con người, những cuộc đời cần cù
gian khổ, không tuổi, không tên…Đọc thơ Nguyễn Duy, thấy anh thường hay
cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều
ở người khác có thể chỉ là chuyện thóang qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường
như lắng lại” . Từ Sơn với bài Thơ Nguyễn Duy đăng trên báo văn nghệ
số 27/1985 đã viết: “ …Thơ anh được viết theo đơn đặt hàng của cuộc sống
và của chính lòng anh”. Điều đó có nghĩa là thơ Nguyễn Duy phản ánh rất
chân thực hiện thực cuộc sống và tiếng nói tình cảm của con người.
Tạp chí văn học số3 năm 1986 với bài của Lê Quang Hưng : Thơ
Nguyễn Duy và Ánh trăng có nhận định: “Những bài thơ trong ánh trăng thật
đậm đà chất ca dao, nhiều đoạn thơ nhuần nhụy ngọt ngào khiến cho người ta
khó phân biệt được đâu là ca dao đâu là thơ…”
Năm 1987, Lại Nguyên Ân khi đọc tập Ánh trăng cũng nhận xét:
“…Ngay những bài lục bát ta cũng thấy như cái gì bên trong như cũng muốn
cãi lại cái êm dịu, mượt mà vốn có của truyền thống”. Cũng trong năm này,
Nguyễn Quang Sáng viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy cũng đã nhận
định : “Nguyễn Duy vốn có ưu thế và trội hẳn lên trong thể thơ lục bát, loại
thơ ngỡ như là dễ làm, ai cũng làm được, nhưng để đạt tới hay thì khó thay,
nếu không nói là khó nhất. Thơ lục bát của Nguyễn Duy không rơi vào tính
trạng quen tay, nó có sự biến đổi, chuyển động trong câu chữ”. Thơ lục bát
Nguyễn Duy “đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian. Lời
thơ đơn sơ, gần với khẩu ngữ. Tư duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phảng
phất hương vị cổ điển Phương Đông…”
Phạm Thu Yến cũng đóng góp ý kiến của mình với một sự khảo cứu
khá độc đáo về đặc điểm thơ Nguyễn Duy mà chủ yếu là khảo sát trên thể thơ
lục bát . Hiện tượng tập ca dao và sử dụng ca dao một cách nhuần nhụy trên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận Văn học 0
D tìm hiểu về koji và ứng dụng koji trong sản xuất các sản phẩm lên men truyền thống Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Khoa học Tự nhiên 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện công nghệ, thiết bị và xây dựng dây chuyền sản xuất rượu đặc sản truyền thống, quy mô công nghiệp công suất 3 triệu lít năm Khoa học Tự nhiên 0
D Công nghệ máy mài và hệ thống truyền động cho động cơ quay chi tiết máy mài tròn Khoa học kỹ thuật 0
D Slide hệ thống truyền dẫn và thiết kế hệ thống truyền dẫn soliton Công nghệ thông tin 0
I Tìm hiểu về thái độ và tâm lý của khách hàng truyền thống tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu giày dé Khoa học Tự nhiên 0
L Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương Kiến trúc, xây dựng 0
A Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu video tại Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng bằng phương pháp Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top